Nhức nhối nạn rút trộm, mua bán xăng dầu “lậu”
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Nhức nhối nạn rút trộm, mua bán xăng dầu “lậu”
Sau một thời gian tạm lắng, nạn rút trộm và kinh doanh xăng dầu “lậu” quanh khu vực cảng Cái Lái (quận 2, TPHCM) lại nở rộ. Thực tế này khiến tình hình trật tự trong khu vực bị xáo trộn, nguy cơ cháy nổ tăng cao, xăng dầu dỏm tràn ra thị trường…
Tài xế xe bồn dừng xe rút trộm xăng dầu trên đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM.
Ồ ạt trộm xăng dầu
Có mặt trên đường Đồng Văn Cống đoạn qua khu phố 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 vào sáng 22-10, chúng tôi ghi nhận tình trạng rút trộm, mua bán xăng dầu lậu ở đây công khai như chốn không người. 8 giờ 15, xe bồn chở xăng mang BKS 57K-84… đang lưu thông trên đường Đồng Văn Cống (hướng cầu Giồng Ông Tố về cảng Cát Lái), bất ngờ rẽ phải và dừng ở đầu đường Thích Mật Thể.
Mặc kệ hàng trăm con mắt của người đi đường ngó vào, tài xế đến hông xe mở van bồn xăng, phụ xe đưa can nhựa vào hứng. Chưa đầy 3 phút, hai can nhựa (30 lít) được tài xế và phụ xe đổ đầy xăng, chuyển lên ca bin, rồi lùi xe ra đường Đồng Văn Cống, tiếp tục phóng nhanh về hướng cảng Cát Lái. Đến trước tiệm sửa xe 1089 Nguyễn Thị Định, chiếc xe bồn lại tấp vào lề. Phụ xe nhanh chóng mang hai can xăng vừa trộm được gắn vào hai bên yên chiếc xe máy đậu sẵn dưới đường.
Cùng lúc, một người đàn ông - chủ xe máy lấy hai can nhựa không chứa xăng, kèm theo tờ báo cuộn tròn chạy lại đưa cho tài xế xe bồn. Vừa lúc xe bồn rú ga chạy về cảng Cát Lái, người đàn ông cũng lên xe gắn máy chở hai can xăng phóng nhanh trên đường Nguyễn Thị Định, rồi rẽ sang đường Vành Đai mất hút về hướng cầu Phú Mỹ. Chỉ trong một giờ, chúng tôi quan sát thấy có đến 10 trường hợp rút trộm, mua bán xăng dầu lậu tương tự.
Nhìn cảnh tài xế xe bồn và đầu nậu “giao dịch”, bà T., chủ quán cà phê bên đường, nói: “Tụi tài xế này bị áo xanh (công an – PV) tóm hoài vẫn không tởn. Trộm xăng trên bồn xe bán cho đầu nậu nhiều tiền lắm nên tụi nó ham. Mà thôi, đừng nhìn ngó, tụi này giang hồ lắm…”. Bà T. cho biết trước đây bà cũng hành nghề mua xăng dầu chui của đám tài xế lái xe bồn trong cảng Cát Lái, rồi đong vào bình 1 – 2 lít, bán cho khách đi đường. Được một thời gian, các đầu nậu tranh giành, kêu giang hồ đến đòi xử, bà “giải nghệ” luôn.
Theo bà T., không chỉ có xăng A92 và A95, mà cả dầu FO, DO, thậm chí dầu Jet A1 (xăng máy bay) cũng được đám tài xế rút trộm trong kho hoặc trên xe bồn trong lúc trung chuyển, đem bán cho các đối tượng mua lậu với giá từ 350.000 – 450.000/can 30 lít. Nạn rút trộm và mua bán xăng dầu lậu diễn ra ồ ạt và tinh vi hơn trên đường Nguyễn Thị Định, đoạn giáp ranh giữa hai phường Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi.
Theo dõi nhiều ngày, chúng tôi được biết dọc đường này hiện có khoảng 6 điểm tổ chức rút trộm và thu mua xăng dầu lậu. Đầu nậu các điểm này là ông Thịnh, ông Tâm, ông Tùng... Điển hình nhất là điểm của bà Út nằm bên hông Công ty Hóa chất TPHCM. Núp dưới mác là gara Đ.A, mỗi ngày, bà Út tổ chức thu mua hàng trăm lít xăng A92, dầu DO, FO của các tài xế lái xe bồn từ Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigonpetro) và Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec) tuồn ra.
Xăng dầu “lậu” về đâu?
Nói về đầu ra của xăng dầu “lậu”, K., một tài xế xe bồn của Petec, cho biết: Sau khi mua xăng dầu từ tài xế, các đầu nậu, mối lái chuyển đi tiêu thụ tại các cây xăng, điểm bán lẻ tại các huyện ngoại thành TP và các tỉnh lân cận: Bình Dương, Long An, Bình Phước. Đáng ngại là trước khi chuyển đi tiêu thụ, các đầu nậu thường pha trộn lẫn lộn dầu, axit, xà bông… với xăng để bán cho có lời nhiều.
“Trong số các loại xăng dầu tài xế rút trộm bán ra, mối lái thích mua nhất là dầu Jet A1. Trên thị trường loại xăng này bán với giá rất cao, có điều chỉ sử dụng được cho máy bay. Do vậy khi mua chui của tài xế, mối lái lấy cớ này ép mua với giá rẻ, 280.000 đồng – 340.000 đồng/can 30 lít. Với loại này, đầu nậu thường pha với xăng A95 để bán ra thị trường. Dầu Jet A1 khi đốt cháy sẽ tỏa nhiệt rất lớn, dễ gây ra cháy xe” – K. phân tích.
Không chỉ tuồn ra thị trường một lượng lớn xăng dầu dỏm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nạn rút trộm, mua bán xăng lậu còn gây ra nguy cơ cháy nổ rất lớn. Khi rút trộm xăng dầu, các tài xế làm vội nên một lượng lớn xăng dầu bị đổ ra ngoài, nếu mất cảnh giác, một tàn thuốc của tài xế cũng đủ làm nổ tung cả xe bồn xăng. Chưa kể, các bồn chứa xăng, nơi trữ xăng của đầu nậu, mối lái không được kiểm định, theo dõi cũng trở thành “bom nổ chậm” trong khu dân cư. Ngoài ra, nạn rút trộm, mua bán trái phép xăng dầu quanh khu vực cảng Cát Lái còn khiến tình hình trật tự tại đây xáo trộn, vì các nhóm đầu nậu, mối lái thường tranh giành, triệt hạ nhau để “làm ăn”, dẫn đến ẩu đả, thương vong.
Thiếu tá Khương Sỹ Kiên, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an quận 2), cho biết: Nạn rút trộm, mua bán xăng dầu trái phép trên các tuyến đường thuộc phường Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) tồn tại nhiều năm qua và chưa thể xử lý triệt để. Từ tháng 6-2009 đến nay, Công an quận 2 đã phối hợp cùng Chi cục Quản lý thị trường TP kiểm tra, xử lý 7 vụ rút trạm, mua bán trái phép xăng dầu trên địa bàn. Hiện, tuyến đường Nguyễn Thị Định còn khoảng 3 điểm tổ chức, rút trộm, mua bán trái phép xăng dầu. Các điểm này hoạt động rất tinh vi, công an đang theo dõi đặc biệt để có kế hoạch xử lý.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHIÊN LIỆU
Tổng quan
Ứng dụng công nghệ GPS kết hợp cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện, dữ liệu hành trình và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu liên tục truyền về trung tâm dữ liệu và chuyển tải đến nhà quản lý qua Internet, từ đó quá trình vận hành được kiểm soát chặt chẽ. Mọi hành vi biển thủ hay làm thất thoát nhiên liệu đều được phát hiện và ngăn chặn.
Hiện nay, hầu hết các DN vận tải đều quan tâm đến việc quản lý nhiên liệu cho đội xe của mình. Để đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu, giải pháp Quản lý nhiên liệu Dragon-Fuel của công ty A.D.A đưa ra nhiều loại cảm biến cho nhiều loại xe ô tô khác nhau. Với mức độ chính xác rất cao, sai lệch giảm đến 0,5%.
Mục tiêu giám sát và quản lý
Mô hình hệ thống
Giải thích mô hình:
(1): Phương tiện vận tải cần quản lý được gắn thiết bị giám sát hành trình và cảm biến nhiên liệu. Thiết bị thu/phát tín hiệu GPS với vệ tinh và ghi nhận dữ liệu hành trình (vị trí, tốc độ, hướng di chuyển) của phương tiện. Cảm biến nhiên liệu ghi nhận dữ liệu tiêu hao nhiên liệu.
(2): Dữ liệu GPS và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu được thiết bị truyền về Trung tâm dữ liệu thông qua các đường truyền sóng di động GPRS/3G. Tại đây, dữ liệu được xử lý và hiển thị lên hệ thống phần mềm kết hợp bản đồ số trên nền web. Dữ liệu quản lý nhiên liệu được hiển thị trực quan thành các báo cáo thống kê, biểu đồ trực quan.
(3): Thông tin được chuyển tải đến nhà quản lý bằng Internet hoặc sóng di động. Nhà quản lý theo dõi và giám sát phương tiện trên máy tính hoặc điện thoại di động bằng cách truy cập vào webiste của hệ thống.
Thiết bị và phần mềm
Để vận hành giải pháp, cần trang bị thiết bị GSHT và cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện. Tùy vào nhu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp với loại xe và chi phí đầu tư của DN mình. Hiện tại A.D.A đang cung cấp ra thị trường nhiều loại thiết bị GSHT và 3 loại cảm biến nhiên liệu như sau:
Bo cảm biến: Loại cảm biến này có ưu điểm là chi phí thấp, có thể lắp cho tất cả các loại phương tiện. Bo cảm biến được đấu nối tín hiệu với đồng hồ nhiên liệu của phương tiện. Tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được truyền về hệ thống qua thiết bị GSHT. Nhược điểm của loại cảm biến này là sai số cao ~ 10%.
Cảm biến điện dung: Loại cảm biến này có sai số dưới 3%, thích hợp cho phương tiện có động cơ Diesel với 01 thùng nhiên liệu. Cảm biến được gắn trực tiếp vào thùng nhiên liệu, tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được đo và truyền về hệ thống thông qua thiết bị GSHT.
Cảm biến tiêu hao (cảm biến dòng chảy): Đây là loại cảm biến lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam do công ty A.D.A nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu châu Âu, phù hợp lắp đặt cho tất cả các loại phương tiện vận tải tủy bộ, xe công trình, tàu thủy, xà lan, phương tiện có hầm chứa nhiên liệu lớn mà các loại cảm biến khác không thể đo chính xác được. Cảm biến Flow Fuel Sensor đo lượng tiêu hao nhiên liệu trực tiếp từ dòng chảy vào/ra với động cơ, do đó độ chính xác rất cao, sai số chỉ còn dưới 0,5%.
Để quản lý và theo dõi, DN được cấp tài khoản truy cập vào website của hệ thống. Mọi báo cáo thống kê được hệ thống tự động xử lý và trích xuất nhanh chóng, trực quan.
Chi phí trang bị và vận hành
Chi phí lắp đặt: gồm mua thiết bị GSHT (giá từ 4 - 7triệu đồng tùy thiết bị), cảm biến (từ 500 ngàn đến 18triệu đồng tùy loại cảm biến) và chi phí sim thuê bao di động (65.000 đồng cho thuê bao trả trước và 40.000 cho thuê bao trả sau).
Chi phí vận hành: khách hàng trả trực tiếp cho nhà mạng với mức cước được A.D.A khuyến nghị sử dụng (khoảng 25.000 đồng mỗi tháng cho thuê bao trả trước và 40.000 đồng với thuê bao trả sau).
Chi phí duy trì dịch vụ: khách hàng trả cho A.D.A với mức giá từ 500 ngàn đến 2triệu đồng tùy nhu cầu dịch vụ (thời gian lưu trữ, các chức năng đặc thù,...)
Trụ sở
106-108 Thống Nhất, Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 19006061 - Ext 1
Fax: 08. 3810 8290
Email: contact@magiwan.com
Chi nhánh Hà Nội
12 - 210/28 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
Điện thoại: 19006061 - Ext 2
Fax: 04. 3793 2451
Email: saleshn@magiwan.com
Chi nhánh Đã Nẵng
15 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu
Điện thoại: 19006061 - Ext 3
Fax: 0511. 3614 734
Email: salesdn@magiwan.com
Chi nhánh Cần Thơ
07 Nguyễn Truyền Thanh, Bình Thủy
Điện thoại: 19006061 - Ext 5
Email: salesct@magiwan.com
Tài xế xe bồn dừng xe rút trộm xăng dầu trên đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM.
Ồ ạt trộm xăng dầu
Có mặt trên đường Đồng Văn Cống đoạn qua khu phố 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 vào sáng 22-10, chúng tôi ghi nhận tình trạng rút trộm, mua bán xăng dầu lậu ở đây công khai như chốn không người. 8 giờ 15, xe bồn chở xăng mang BKS 57K-84… đang lưu thông trên đường Đồng Văn Cống (hướng cầu Giồng Ông Tố về cảng Cát Lái), bất ngờ rẽ phải và dừng ở đầu đường Thích Mật Thể.
Mặc kệ hàng trăm con mắt của người đi đường ngó vào, tài xế đến hông xe mở van bồn xăng, phụ xe đưa can nhựa vào hứng. Chưa đầy 3 phút, hai can nhựa (30 lít) được tài xế và phụ xe đổ đầy xăng, chuyển lên ca bin, rồi lùi xe ra đường Đồng Văn Cống, tiếp tục phóng nhanh về hướng cảng Cát Lái. Đến trước tiệm sửa xe 1089 Nguyễn Thị Định, chiếc xe bồn lại tấp vào lề. Phụ xe nhanh chóng mang hai can xăng vừa trộm được gắn vào hai bên yên chiếc xe máy đậu sẵn dưới đường.
Cùng lúc, một người đàn ông - chủ xe máy lấy hai can nhựa không chứa xăng, kèm theo tờ báo cuộn tròn chạy lại đưa cho tài xế xe bồn. Vừa lúc xe bồn rú ga chạy về cảng Cát Lái, người đàn ông cũng lên xe gắn máy chở hai can xăng phóng nhanh trên đường Nguyễn Thị Định, rồi rẽ sang đường Vành Đai mất hút về hướng cầu Phú Mỹ. Chỉ trong một giờ, chúng tôi quan sát thấy có đến 10 trường hợp rút trộm, mua bán xăng dầu lậu tương tự.
Nhìn cảnh tài xế xe bồn và đầu nậu “giao dịch”, bà T., chủ quán cà phê bên đường, nói: “Tụi tài xế này bị áo xanh (công an – PV) tóm hoài vẫn không tởn. Trộm xăng trên bồn xe bán cho đầu nậu nhiều tiền lắm nên tụi nó ham. Mà thôi, đừng nhìn ngó, tụi này giang hồ lắm…”. Bà T. cho biết trước đây bà cũng hành nghề mua xăng dầu chui của đám tài xế lái xe bồn trong cảng Cát Lái, rồi đong vào bình 1 – 2 lít, bán cho khách đi đường. Được một thời gian, các đầu nậu tranh giành, kêu giang hồ đến đòi xử, bà “giải nghệ” luôn.
Theo bà T., không chỉ có xăng A92 và A95, mà cả dầu FO, DO, thậm chí dầu Jet A1 (xăng máy bay) cũng được đám tài xế rút trộm trong kho hoặc trên xe bồn trong lúc trung chuyển, đem bán cho các đối tượng mua lậu với giá từ 350.000 – 450.000/can 30 lít. Nạn rút trộm và mua bán xăng dầu lậu diễn ra ồ ạt và tinh vi hơn trên đường Nguyễn Thị Định, đoạn giáp ranh giữa hai phường Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi.
Theo dõi nhiều ngày, chúng tôi được biết dọc đường này hiện có khoảng 6 điểm tổ chức rút trộm và thu mua xăng dầu lậu. Đầu nậu các điểm này là ông Thịnh, ông Tâm, ông Tùng... Điển hình nhất là điểm của bà Út nằm bên hông Công ty Hóa chất TPHCM. Núp dưới mác là gara Đ.A, mỗi ngày, bà Út tổ chức thu mua hàng trăm lít xăng A92, dầu DO, FO của các tài xế lái xe bồn từ Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigonpetro) và Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec) tuồn ra.
Xăng dầu “lậu” về đâu?
Nói về đầu ra của xăng dầu “lậu”, K., một tài xế xe bồn của Petec, cho biết: Sau khi mua xăng dầu từ tài xế, các đầu nậu, mối lái chuyển đi tiêu thụ tại các cây xăng, điểm bán lẻ tại các huyện ngoại thành TP và các tỉnh lân cận: Bình Dương, Long An, Bình Phước. Đáng ngại là trước khi chuyển đi tiêu thụ, các đầu nậu thường pha trộn lẫn lộn dầu, axit, xà bông… với xăng để bán cho có lời nhiều.
“Trong số các loại xăng dầu tài xế rút trộm bán ra, mối lái thích mua nhất là dầu Jet A1. Trên thị trường loại xăng này bán với giá rất cao, có điều chỉ sử dụng được cho máy bay. Do vậy khi mua chui của tài xế, mối lái lấy cớ này ép mua với giá rẻ, 280.000 đồng – 340.000 đồng/can 30 lít. Với loại này, đầu nậu thường pha với xăng A95 để bán ra thị trường. Dầu Jet A1 khi đốt cháy sẽ tỏa nhiệt rất lớn, dễ gây ra cháy xe” – K. phân tích.
Không chỉ tuồn ra thị trường một lượng lớn xăng dầu dỏm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nạn rút trộm, mua bán xăng lậu còn gây ra nguy cơ cháy nổ rất lớn. Khi rút trộm xăng dầu, các tài xế làm vội nên một lượng lớn xăng dầu bị đổ ra ngoài, nếu mất cảnh giác, một tàn thuốc của tài xế cũng đủ làm nổ tung cả xe bồn xăng. Chưa kể, các bồn chứa xăng, nơi trữ xăng của đầu nậu, mối lái không được kiểm định, theo dõi cũng trở thành “bom nổ chậm” trong khu dân cư. Ngoài ra, nạn rút trộm, mua bán trái phép xăng dầu quanh khu vực cảng Cát Lái còn khiến tình hình trật tự tại đây xáo trộn, vì các nhóm đầu nậu, mối lái thường tranh giành, triệt hạ nhau để “làm ăn”, dẫn đến ẩu đả, thương vong.
Thiếu tá Khương Sỹ Kiên, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an quận 2), cho biết: Nạn rút trộm, mua bán xăng dầu trái phép trên các tuyến đường thuộc phường Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) tồn tại nhiều năm qua và chưa thể xử lý triệt để. Từ tháng 6-2009 đến nay, Công an quận 2 đã phối hợp cùng Chi cục Quản lý thị trường TP kiểm tra, xử lý 7 vụ rút trạm, mua bán trái phép xăng dầu trên địa bàn. Hiện, tuyến đường Nguyễn Thị Định còn khoảng 3 điểm tổ chức, rút trộm, mua bán trái phép xăng dầu. Các điểm này hoạt động rất tinh vi, công an đang theo dõi đặc biệt để có kế hoạch xử lý.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHIÊN LIỆU
Tổng quan
Ứng dụng công nghệ GPS kết hợp cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện, dữ liệu hành trình và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu liên tục truyền về trung tâm dữ liệu và chuyển tải đến nhà quản lý qua Internet, từ đó quá trình vận hành được kiểm soát chặt chẽ. Mọi hành vi biển thủ hay làm thất thoát nhiên liệu đều được phát hiện và ngăn chặn.
Hiện nay, hầu hết các DN vận tải đều quan tâm đến việc quản lý nhiên liệu cho đội xe của mình. Để đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu, giải pháp Quản lý nhiên liệu Dragon-Fuel của công ty A.D.A đưa ra nhiều loại cảm biến cho nhiều loại xe ô tô khác nhau. Với mức độ chính xác rất cao, sai lệch giảm đến 0,5%.
Mục tiêu giám sát và quản lý
- Giám sát vị trí, tốc độ, lộ trình di chuyển của phương tiện
- Giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao nhiên liệu
- Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi rút nhiên liệu
- Ngăn ngừa hiệu quả vấn đề thất thoát nhiên liệu
- Báo cáo thống kê chi tiết, trực quan quá trình sự dụng nhiên liệu của đội xe
- Giúp DN kịp thời điều chỉnh, tính toán định mức hợp lý, giảm thiểu thất thoát.
Mô hình hệ thống
Giải thích mô hình:
(1): Phương tiện vận tải cần quản lý được gắn thiết bị giám sát hành trình và cảm biến nhiên liệu. Thiết bị thu/phát tín hiệu GPS với vệ tinh và ghi nhận dữ liệu hành trình (vị trí, tốc độ, hướng di chuyển) của phương tiện. Cảm biến nhiên liệu ghi nhận dữ liệu tiêu hao nhiên liệu.
(2): Dữ liệu GPS và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu được thiết bị truyền về Trung tâm dữ liệu thông qua các đường truyền sóng di động GPRS/3G. Tại đây, dữ liệu được xử lý và hiển thị lên hệ thống phần mềm kết hợp bản đồ số trên nền web. Dữ liệu quản lý nhiên liệu được hiển thị trực quan thành các báo cáo thống kê, biểu đồ trực quan.
(3): Thông tin được chuyển tải đến nhà quản lý bằng Internet hoặc sóng di động. Nhà quản lý theo dõi và giám sát phương tiện trên máy tính hoặc điện thoại di động bằng cách truy cập vào webiste của hệ thống.
Thiết bị và phần mềm
Để vận hành giải pháp, cần trang bị thiết bị GSHT và cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện. Tùy vào nhu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp với loại xe và chi phí đầu tư của DN mình. Hiện tại A.D.A đang cung cấp ra thị trường nhiều loại thiết bị GSHT và 3 loại cảm biến nhiên liệu như sau:
Bo cảm biến: Loại cảm biến này có ưu điểm là chi phí thấp, có thể lắp cho tất cả các loại phương tiện. Bo cảm biến được đấu nối tín hiệu với đồng hồ nhiên liệu của phương tiện. Tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được truyền về hệ thống qua thiết bị GSHT. Nhược điểm của loại cảm biến này là sai số cao ~ 10%.
Cảm biến điện dung: Loại cảm biến này có sai số dưới 3%, thích hợp cho phương tiện có động cơ Diesel với 01 thùng nhiên liệu. Cảm biến được gắn trực tiếp vào thùng nhiên liệu, tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được đo và truyền về hệ thống thông qua thiết bị GSHT.
Cảm biến tiêu hao (cảm biến dòng chảy): Đây là loại cảm biến lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam do công ty A.D.A nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu châu Âu, phù hợp lắp đặt cho tất cả các loại phương tiện vận tải tủy bộ, xe công trình, tàu thủy, xà lan, phương tiện có hầm chứa nhiên liệu lớn mà các loại cảm biến khác không thể đo chính xác được. Cảm biến Flow Fuel Sensor đo lượng tiêu hao nhiên liệu trực tiếp từ dòng chảy vào/ra với động cơ, do đó độ chính xác rất cao, sai số chỉ còn dưới 0,5%.
Để quản lý và theo dõi, DN được cấp tài khoản truy cập vào website của hệ thống. Mọi báo cáo thống kê được hệ thống tự động xử lý và trích xuất nhanh chóng, trực quan.
Chi phí trang bị và vận hành
Chi phí lắp đặt: gồm mua thiết bị GSHT (giá từ 4 - 7triệu đồng tùy thiết bị), cảm biến (từ 500 ngàn đến 18triệu đồng tùy loại cảm biến) và chi phí sim thuê bao di động (65.000 đồng cho thuê bao trả trước và 40.000 cho thuê bao trả sau).
Chi phí vận hành: khách hàng trả trực tiếp cho nhà mạng với mức cước được A.D.A khuyến nghị sử dụng (khoảng 25.000 đồng mỗi tháng cho thuê bao trả trước và 40.000 đồng với thuê bao trả sau).
Chi phí duy trì dịch vụ: khách hàng trả cho A.D.A với mức giá từ 500 ngàn đến 2triệu đồng tùy nhu cầu dịch vụ (thời gian lưu trữ, các chức năng đặc thù,...)
Trụ sở
106-108 Thống Nhất, Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 19006061 - Ext 1
Fax: 08. 3810 8290
Email: contact@magiwan.com
Chi nhánh Hà Nội
12 - 210/28 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
Điện thoại: 19006061 - Ext 2
Fax: 04. 3793 2451
Email: saleshn@magiwan.com
Chi nhánh Đã Nẵng
15 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu
Điện thoại: 19006061 - Ext 3
Fax: 0511. 3614 734
Email: salesdn@magiwan.com
Chi nhánh Cần Thơ
07 Nguyễn Truyền Thanh, Bình Thủy
Điện thoại: 19006061 - Ext 5
Email: salesct@magiwan.com
ladinh- Cấp 2
- Bài gửi : 132
Điểm : 4037
Like : 0
Tham gia : 22/11/2014
Similar topics
» Hút trộm xăng dầu giữa quốc lộ - giải pháp chống mất cắp xăng dầu
» Ngang nhiên rút trộm xăng dầu
» Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương
» Chống trộm cắp xăng dầu tốt nhất
» Thiết kế hầm bí mật để trộm xăng dầu ở TP.HCM
» Ngang nhiên rút trộm xăng dầu
» Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương
» Chống trộm cắp xăng dầu tốt nhất
» Thiết kế hầm bí mật để trộm xăng dầu ở TP.HCM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết