Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Empty Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương

Bài gửi by ladinh 18/5/2015, 16:53

Để bù đắp lượng xăng vừa rút trộm, tài xế xe bồn cho một loại chất lỏng “lạ” không rõ nguồn gốc vào bồn chứa xăng...
Pha chất “lạ” vào bồn xăng
Vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng 13/11, tại căn nhà không số nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ mở cửa he hé, một chiếc xe chở xăng mang biển số 61C - 107.72 tấp vào. Tài xế phóc xuống cùng phụ xe chui vào bên trong nhà có cánh cổng màu xanh liên tục đóng kín mít. Vài phút sau, hai người này đi ra cầm một số can và thùng (loại thùng sơn). Phụ xe nhảy lên mở nắp bồn, chế chất “lạ” này vào bên trong bồn xăng. Ở dưới dất, một thanh niên cùng một phụ nữ ở trong nhà bước ra kéo “vòi rồng” bắt đầu rút. Quan sát, chúng tôi thấy tài xế hì hục cùng với người phụ nữ rút xăng cho vào can. Hai ba can (loại 30 lít) được rút nhanh chóng đưa vào sâu bên trong nhà. Sau khi rút xong, chất lỏng được chuyển từ trong nhà người phụ nữ ra cho phụ xe đổ vào bồn. Việc đổ “chất lạ” này được làm cẩn thận, nên mất khoảng 10 phút mới xong. Sau khi niêm kẹp chì trở lại, xe quay đầu chạy thẳng về hướng ra đường Huỳnh Văn Cù, rẽ ra Đại lộ Bình Dương trực chỉ về thị xã Bến Cát để giao hàng.
Sau khi đổ một can chất lỏng, tài xế xe bồn 61C-105.86 mở nắp can loại 5 lít trút vào bồn thêm một chất không rõ nguồn gốc.
Khoảng 11 giờ ngày 15/11, xe chở dầu biển số 61H - 6092 của Công ty xăng dầu Phú Lợi đậu rút trộm xăng tại bãi đất trống ở đường Nguyễn Văn Cừ. Hai can xăng trên 30 lít bị rút trộm. Để bù đắp số lượng xăng bị hao hụt trong bồn, tài xế Công ty xăng dầu Phú Lợi liên tục chuyển các thùng chứa chất lỏng cho phụ xe đang ở trên nóc bồn để chế vào. Quan sát, chúng tôi thấy xe bồn có đến 4 - 5 ngăn, thì phụ xe phá kẹp chì hai ngăn đầu và cuối rồi đổ chất không rõ nguồn gốc vào bên trong bồn. Sau khi đổ chất “lạ” này, người thanh niên còn cúi đầu vào bên trong xem lượng bù đắp vừa đủ số xăng rút trộm hay chưa. Xong việc, kẹp chì niêm phong trở lại, tài xế rồ ga phóng xe quay đầu ra đường Cách Mạng Tháng Tám giao hàng.
Trước đó vài ngày, cũng xe bồn biển số 61C - 055.00 đậu trên đường Nguyễn Văn Cừ thực hiện hành vi cắp xăng, sau đó đã đổ nhiều chất lỏng không rõ nguồn gốc vào bồn. Một thanh niên lấy một chai loại 5 lít pha vào bồn chứa xăng. Để cân đối số xăng đã cắp, người này rót từng chai nhựa nhỏ loại 1 lít vào các ngăn chứa xăng, dầu.
Tài xế xe bồn 61C-057.41 mang can xăng đổ vào bồn chứa phía sau trạm xăng bán lẻ của Công ty Phú Sang trên đường Huỳnh Văn Cù.
Kỳ lạ nhất, ở xe bồn mang biển số 61C - 105.86, sau khi tấp về địa điểm ở khu phố Chánh Lộc 7 (phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một) lấy cắp xăng xong, chiếc xe đậu ở đây khá lâu để chờ một “đầu nậu” đi xe máy chở đến một can lớn loại 30 lít (không rõ chất gì) mang lên đổ thẳng vào bồn xăng, dầu. Chứng kiến cảnh pha chế này, chúng tôi không khỏi giật mình lo lắng.
Chất “lạ”... gồm hỗn hợp xăng, dầu “bòn mót”?
Chất “lạ” đổ vào bồn xăng, dầu là loại chất lỏng gì? Chúng tôi cất công tìm hiểu và đã “giải mã” một số nghi vấn.
Một tài xế (xin giấu tên) chạy xe bồn chở dầu được hơn 30 năm ở Tổng kho Chánh Mỹ đã tiết lộ với chúng tôi, chất “lạ” do các tài xế chế vào bồn là loại xăng, dầu cặn, “bòn mót” từ những “cuốc” chở dầu những ngày trước đó.
Người tài xế lâu năm thừa nhận mỗi lần sau khi giao xăng xong, đưa về nhà “cắt ống” mót được 5 lít xăng, 5 lít dầu. Loại xăng dầu hỗn độn này, nếu bán thì giá khá “bèo”. Vì thứ xăng, dầu trộn chung lẫn lộn nên không ai dám xài. Do đó, trong việc cắp rút trộm xăng, đa phần các tài xế chế “mớ xăng hỗn độn” đề bù số xăng hao hụt.
“Như các anh thấy đó, tài xế múc ra, chế vô. Xăng dư gồm 3 - 5 lít (xăng, dầu lẫn lộn) nên đổ vào bồn không bị sao hết. Còn chất lượng khó biết lắm! Vì hỗn hợp này đổ vào bồn có tỷ lệ 1/1.000 đến 1 phần triệu nên khó phát hiện chất lượng xăng bị giảm. Trước đây có tình trạng pha bột màu để lên đời xăng 83. Nhưng hiện nay, xăng 83 ngưng không còn sử dụng trên thị trường, nên không còn tình trạng đổ bột màu vào xăng”, người tài xế trên thừa nhận.
“Có thông tin cho rằng xe bồn đổ hóa chất để cho nở xăng. Nhưng cái này, tui chạy xe trên 30 năm rồi, không thấy ai đổ hóa chất này vào cả. Quan trọng chất lượng giao xăng phải đảm bảo, nếu không khéo các chủ cây xăng phát hiện thì bị phạt đó, thậm chí họ còn bắt đền nếu đến giao hàng không đúng chất lượng”, ông tài xế thổ lộ.
Người tài xế này cho rằng, niêm chì chỉ có hình thức, chứ không có tác dụng gì hết. Chỉ cần 2 phút là làm được liền. Nhiều lúc lấy xăng ra khỏi tổng kho thì lái xe phải phá kẹp chì niêm phong để kiểm tra lại. Vì có lần mình chủ quan không kiểm tra lúc kho giao xăng cặn dưới đáy, dầu bị nhiễm nước, có khi mở ra hụt xăng thì tài xế xe bồn cũng phải đền...
Nguyên nhân ăn cắp xăng được một tài xế này lý giải là do “lộ phí” giao thông quá tốn kém. Tài xế này tiết lộ mỗi lượt xe đi đường dài tốn “lộ phí” giao thông 500.000 - 600.000 đồng cho mấy trạm gác. Chủ cây xăng không trả tiền cho “lộ phí” xe bồn. Bởi thế, những xe đi Tây Nguyên, Đắk Lắk phải rút cắp 2 can lớn (loại 30 lít) để bù lỗ.
“Nói thẳng nhé, ai lấy xăng làm gì mang tiếng lắm. Ăn cắp nhục nhã lắm! Nhưng không cắp xăng chẳng lẽ lấy tiền lương ra đưa hết cho “lộ phí”. Bắt buộc phải cắp xăng. Có ông chủ thương thì bỏ qua, nếu không thương thì đền”, người tài xế này phân trần.
“Đầu nậu” Tài (đã giải nghệ ở thị xã Tân Uyên), từng một thời tham gia vào chở dầu “lậu”, đã tiết lộ với chúng tôi, “xăng gian” sau khi rút ruột từ xe bồn được các “đầu nậu” xé lẻ bán cho các bến đò ngang trên địa bàn tỉnh. “Xăng gian” cung cấp nhiều nhất cho các loại xe ben ở các mỏ khai thác đá và những công trình xây dựng; xe lu; xe ủi đất...
Vào trưa 22/11, một xe ba gác (biển số 61R1 - 0738) chạy vào căn nhà có cánh cổng màu trắng nằm đối diện cây xăng của Công ty Phú Sang trên đường Huỳnh Văn Cù. Vài phút sau, xe ba gác đầy mắp can xăng phủ kín mít phóng như bay vế hướng phường Phú Mỹ. Chúng tôi bám theo và bất ngờ xe ba gác chở “xăng gian” rẽ sang chạy ngược chiều đường Mỹ Phước - Tân Vạn, hướng về đường DX36 trên phường Phú Mỹ, chui vào một căn nhà toàn xăng dầu. Một “ổ” xăng gian lên đến hàng chục can. Bên trong có hai xe bồn cũng có mặt tại đây. Một số thanh niên đang hỳ hục pha chế xăng hoạt động không ngơi nghỉ.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHIÊN LIỆU
Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Fueltracking
Tổng quan
Ứng dụng công nghệ GPS kết hợp cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện, dữ liệu hành trình và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu liên tục truyền về trung tâm dữ liệu và chuyển tải đến nhà quản lý qua Internet, từ đó quá trình vận hành được kiểm soát chặt chẽ. Mọi hành vi biển thủ hay làm thất thoát nhiên liệu đều được phát hiện và ngăn chặn.
Hiện nay, hầu hết các DN vận tải đều quan tâm đến việc quản lý nhiên liệu cho đội xe của mình. Để đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu, giải pháp Quản lý nhiên liệu Dragon-Fuel của công ty A.D.A đưa ra nhiều loại cảm biến cho nhiều loại xe ô tô khác nhau. Với mức độ chính xác rất cao, sai lệch giảm đến 0,5%.
Mục tiêu giám sát và quản lý
•           Giám sát vị trí, tốc độ, lộ trình di chuyển của phương tiện
•           Giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao nhiên liệu
•           Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi rút nhiên liệu
•           Ngăn ngừa hiệu quả vấn đề thất thoát nhiên liệu
•           Báo cáo thống kê chi tiết, trực quan quá trình sự dụng nhiên liệu của đội xe
•           Giúp DN kịp thời điều chỉnh, tính toán định mức hợp lý, giảm thiểu thất thoát.
Mô hình hệ thống
Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Model
Giải thích mô hình:
(1): Phương tiện vận tải cần quản lý được gắn thiết bị giám sát hành trình và cảm biến nhiên liệu. Thiết bị thu/phát tín hiệu GPS với vệ tinh và ghi nhận dữ liệu hành trình (vị trí, tốc độ, hướng di chuyển) của phương tiện. Cảm biến nhiên liệu ghi nhận dữ liệu tiêu hao nhiên liệu.
(2): Dữ liệu GPS và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu được thiết bị truyền về Trung tâm dữ liệu thông qua các đường truyền sóng di động GPRS/3G. Tại đây, dữ liệu được xử lý và hiển thị lên hệ thống phần mềm kết hợp bản đồ số trên nền web. Dữ liệu quản lý nhiên liệu được hiển thị trực quan thành các báo cáo thống kê, biểu đồ trực quan.
(3): Thông tin được chuyển tải đến nhà quản lý bằng Internet hoặc sóng di động. Nhà quản lý theo dõi và giám sát phương tiện trên máy tính hoặc điện thoại di động bằng cách truy cập vào webiste của hệ thống.
Thiết bị và phần mềm
Để vận hành giải pháp, cần trang bị thiết bị GSHT và cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện. Tùy vào nhu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp với loại xe và chi phí đầu tư của DN mình. Hiện tại A.D.A đang cung cấp ra thị trường nhiều loại thiết bị GSHT và 3 loại cảm biến nhiên liệu như sau:
Bo cảm biến: Loại cảm biến này có ưu điểm là chi phí thấp, có thể lắp cho tất cả các loại phương tiện. Bo cảm biến được đấu nối tín hiệu với đồng hồ nhiên liệu của phương tiện. Tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được truyền về hệ thống qua thiết bị GSHT. Nhược điểm của loại cảm biến này là sai số cao ~ 10%.
Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Fuelmodel_s2
Cảm biến điện dung: Loại cảm biến này có sai số dưới 3%, thích hợp cho phương tiện có động cơ Diesel với 01 thùng nhiên liệu. Cảm biến được gắn trực tiếp vào thùng nhiên liệu, tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được đo và truyền về hệ thống thông qua thiết bị GSHT.
Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Fuelmodel_s1
Cảm biến tiêu hao (cảm biến dòng chảy): Đây là loại cảm biến lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam do công ty A.D.A nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu châu Âu, phù hợp lắp đặt cho tất cả các loại phương tiện vận tải tủy bộ, xe công trình, tàu thủy, xà lan, phương tiện có hầm chứa nhiên liệu lớn mà các loại cảm biến khác không thể đo chính xác được. Cảm biến Flow Fuel Sensor đo lượng tiêu hao nhiên liệu trực tiếp từ dòng chảy vào/ra với động cơ, do đó độ chính xác rất cao, sai số chỉ còn dưới 0,5%.
Nạn trộm cắp xăng ở Bình Dương Fuelmodel_s3
Để quản lý và theo dõi, DN được cấp tài khoản truy cập vào website của hệ thống. Mọi báo cáo thống kê được hệ thống tự động xử lý và trích xuất nhanh chóng, trực quan.
Chi phí trang bị và vận hành
Chi phí lắp đặt: gồm mua thiết bị GSHT (giá từ 4 - 7triệu đồng tùy thiết bị), cảm biến (từ 500 ngàn đến 18triệu đồng tùy loại cảm biến) và chi phí sim thuê bao di động (65.000 đồng cho thuê bao trả trước và 40.000 cho thuê bao trả sau).
Chi phí vận hành: khách hàng trả trực tiếp cho nhà mạng với mức cước được A.D.A khuyến nghị sử dụng (khoảng 25.000 đồng mỗi tháng cho thuê bao trả trước và 40.000 đồng với thuê bao trả sau).
Chi phí duy trì dịch vụ: khách hàng trả cho A.D.A với mức giá từ 500 ngàn đến 2triệu đồng tùy nhu cầu dịch vụ (thời gian lưu trữ, các chức năng đặc thù,...)
Trụ sở
106-108 Thống Nhất, Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 19006061 - Ext 1
Fax: 08. 3810 8290
Email: contact@magiwan.com
Chi nhánh Hà Nội
12 - 210/28 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
Điện thoại: 19006061 - Ext 2
Fax: 04. 3793 2451
Email: saleshn@magiwan.com
Chi nhánh Đã Nẵng
15 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu
Điện thoại: 19006061 - Ext 3
Fax: 0511. 3614 734
Email: salesdn@magiwan.com
Chi nhánh Cần Thơ
07 Nguyễn Truyền Thanh, Bình Thủy
Điện thoại: 19006061 - Ext 5
Email: salesct@magiwan.com
avatar
ladinh
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 132
Điểm : 3986
Like : 0
Tham gia : 22/11/2014

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết