Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm Empty Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Bài gửi by tranduytoan2 6/7/2015, 14:27

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

(công ty xử lý nước thải) - Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Quy trình hoạt động của ngành dệt nhuộm gồm một số công đoạn chính nhe kéo sợi, dệt vải, giũ hồ, nấu, giặt, tẩy, nhuộm màu…

Số lượng mặt hàng ngày càng lớn, quy trình sản xuất ngày càng nhiều công đoạn, do đó lượng nước thải cũng nhanh chóng tăng theo, ngoài ra thành phần hóa chất sử dụng cũng phức tạp hơn làm tăng mức độc hại của nước thải. Nước thải nhuộm còn có chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao, đây cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc cho con người và hệ sinh vật nơi tiếp nhận.

Một số đặc điểm của nước thải ngành dệt nhuộm:

– Hàm lượng chất hữu cơ, chất khó phân hủy cao, tạo môi trường yếm khí và sinh mùi hôi. Các chất tẩy rửa khiến pH nước thải tăng cao, dao động từ 9-12 gây ăn mòn thiết bị, cống rãnh, tác động mạnh mẽ đến thủy sinh vật,…

– Các hóa chất độc hại chứa kim loại năng, màu nhuộm, chất tạo môi trường, chất điện ly… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy sinh vật ở nguồn tiếp nhận, ngoài ra các loại hóa chất này còn có thể xâm nhập vào môi trường đất tích lũy và tồn tại lâu dài.

– Một đặc trưng quan trọng của nước thải dệt nhuộm đó là độ màu rất cao do lượng dư màu nhuộm bị rửa trôi, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây mất cảnh quan, bên cạnh đó còn tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp của sinh vật do quá trình khuếch tán ánh sáng và hòa tan oxy bị cản trở.

– Nước thải dệt nhuộm trước tiên cần qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải có kích thước lớn. Tiếp đó, nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng nước và nồng độ chất thải trong nước đồng thời làm giảm 1 phần nhiệt độ nước thải cũng như phân hủy một phần chất hữu cơ và giảm mùi hôi.

– Tiếp theo nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm lên bể phản ứng có khuấy trộn để thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng sau đó được bơm qua bể lắng I để loại bỏ các loại cặn thô, nặng có thể gây trở ngại cho các công đoạn xử lý sau.

– Nước thải sau khi đã lắng các chất kết bông ở bể lắng 1 sẽ được đưa vào bể aerotank có cung cấp không khí, tại đây nhờ hoạt động sinh học của vi sinh vật hiếu khí, phần chất hữu cơ còn lại sẽ bị phân hủy thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như CO2, H2O…Theo phản ứng sau : CHC + VSV hiếu khí => H2O + CO2 + sinh khối mới. Hiệu xuất xử lý của Aerotank đạt khoảng 90 – 95%.

– Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể lắng II và diễn ra lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Clo, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

– Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể. Một phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng I sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để tách nước, trong giai đoạn này polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả tách nước ra khỏi bùn. Nước tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa.

– Phần bùn sau khi nén được đưa vào máy ép bùn tạo thành bùn khô và nước, phần bùn khô được được phân vào loại chất thải rắn công nghiệp, phần nước sau khi ép bùn được bơm trở lại vào bể điều hòa 1 và tiếp tục được xử lý lại.

Ưu điểm: - Kết hợp được cả phương pháp hóa lý và sinh học. - Hiệu quả xử lý cao. - Ít tốn diện tích thích hợp với công suất thải của nhà máy. - Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành. - Chi phí thấp.

Nhược điểm: - Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B. - Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

_________________
cần bán vải vụn, mua vải vụn ở đâu, giẻ lau nhà, gie lau cotton
tranduytoan2
tranduytoan2
Cấp 3
Cấp 3

Bài gửi : 225
Điểm : 4669
Like : 0
Tham gia : 30/09/2013

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết