Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 3: Khi chủ xe cấu kết với tài xế
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 3: Khi chủ xe cấu kết với tài xế
(PL)- Tài xế xe bồn không quan tâm đến tiền lương, thậm chí chạy chọt để lái xe bồn và kiếm thu nhập bằng… rút trộm xăng, dầu.
Không chỉ có tài xế vào các “bãi đáp” rút trộm xăng dầu để bỏ túi riêng, mà cả doanh nghiệp vận tải “chế” lại thiết kế xe bồn và cấu kết với tài xế để rút hàng ngàn lít xăng dầu/lần.
Các “bãi đáp” là ổ mua bán xăng dầu trộm cắp
“Bãi đáp” số 93 Đào Trí (quận 7, TP.HCM) không có giấy phép hoạt động. Khi công an ập vào đã thu giữ hai can chứa đầy dầu loại 30 lít, 21 phuy (nhựa và sắt) loại 210 lít, một thân xe bồn loại 1.650 lít, hơn chục niêm chì đã bị cắt cùng nhiều niêm chì được tháo vứt bừa bãi trên mặt đất. Như đã thông tin, bãi này thường trực có hai xe bồn của Petrolimex biển số 51C-067.06 và 57H-6247 vào rút trộm xăng dầu.
Trần Văn Tình, em chủ bãi, ngồi uống nước thừa nhận mua từ xe bồn với giá 15.000 đồng/lít dầu và 17.000 đồng/lít xăng. Tuy nhiên, giá bán lại cho “nài xăng” (các xe chở can đi bán lại) do anh trai phụ trách nên Tình không rõ. Tình cho biết mỗi khi xe bồn vào thì Tình chỉ hút bớt chừng chưa tới 20 lít bằng cách thọc ống nhựa vào bồn rồi hút bằng miệng cho xăng dầu chảy xuống bình chứa phía dưới…
Khi PV vặn lại mua bán ít như thế thì xe bồn vào làm gì, lực hút bằng miệng làm sao được trong khi ống hút thì to, vài chục niêm chì đã bị cắt phát hiện tại bãi ở đâu ra… thì Tình im lặng. Còn các xe mà Tình rút xăng nhiều và thường xuyên như 79D-0466 và 51C-067.06 và 57H-6247 (của Petrolimex) thì Tình trả lời không nhớ, không biết.
Nguyễn Văn Tiên - chủ bãi trên đường Hoàng Quốc Việt (phường Phú Mỹ) thì khai với công an là bãi hoạt động khoảng hơn sáu tháng do Tiên thuê lại từ người khác. Hằng ngày, Tiên mua vét xăng dầu dư từ xe bồn để bán lại cho các mối chứ không “làm hàng” (lấy nhiều xăng dầu từ xe). Vào thời điểm kiểm tra, chúng tôi phát hiện trong bãi xe của Tiên ngoài xe bồn biển số đỏ KP-3779 của quân đội bị phát hiện quả tang đang rút xăng bán cho Tiên thì còn các xe bồn khác như 60M-2452, 51C-054.11, 51C-176.17, 51C-354.52, 51C-215.28 cũng ở trong bãi này.
Tài xế xe bồn biển đỏ bị bắt quả tang bán xăng cho bãi của Nguyễn Văn Tiên (xua tay phản đối PV chụp ảnh).
Chế tạo ngăn bí mật để trộm dầu
Vừa qua, Phòng PC46 Công an TP.HCM khởi tố Nguyễn Hữu Danh - Giám đốc Công ty Hiệp Phát và ba tài xế của công ty này là Đàm Đồng, Trịnh Việt Hùng và Trần Minh Hóa để điều tra hành vi trộm cắp xăng dầu. Trước đó, ngày 18-3, Công an quận 7 kiểm tra ba xe bồn chở dầu FO, mỗi xe 16.000 lít do ba tài xế trên lái từ kho xăng của Công ty PV Oil Sài Gòn (huyện Nhà Bè) đi trên đường Huỳnh Tấn Phát để giao cho công ty tại Bình Dương, lấy mẫu và giữ ba chiếc xe bồn trên để giám định chất lượng.
Kết quả kiểm tra là hàm lượng nước trong dầu ở ba xe 20%-25% trong khi Công ty PV Oil Sài Gòn xuất trình phiếu kiểm nghiệm chất lượng dầu xuất cho ba xe bồn trên với hàm lượng nước 0,2%. Cả ba xe trên được thiết kế gồm nhiều hầm chứa, trong đó có một hầm chứa có thể tích 10.000 lít. Tại hầm này “chế” làm hai khoang, một khoang 4.000 lít và một khoang 6.000 lít bởi một vách ngăn được điều khiển bằng một dây cáp bí mật nối với cần thắng do tài xế điều khiển.
Tài xế khai khi đưa xe vào kho dầu của PVI Oil Sài Gòn để lấy hàng thì tài xế sẽ chỉnh cho van khóa ngăn mở ra và dầu được đổ vào đầy 10.000 lít. Sau đó, xe về bãi của Công ty Hiệp Phát để rút dầu và bơm dầu pha nước vào và không làm đứt niêm chì. Khi rút dầu thì tài xế điều khiển để van đẩy vách ngăn chia ra ngăn 6.000 lít và ngăn 4.000 lít ở phía dưới. Tài xế mở van xả để lấy 4.000 lít dầu ở ngăn dưới rồi bơm dầu pha nước vào cho đủ số lượng rồi đi giao cho khách hàng. Với thủ đoạn đó, mỗi lần đi giao hàng Công ty Hiệp Phát lấy ra 12.000 lít dầu FO xịn. Các tài xế khai việc thay đổi cấu tạo bồn để rút trộm do phía công ty thực hiện. Mặc dù biết việc của mình làm là vi phạm pháp luật nhưng do sức ép của Danh là giám đốc nên phải làm nếu không sẽ bị đuổi việc.
Các niêm chì được vứt vung vãi tại bãi 93 Đào Trí.
Gom các bình chứa xăng dầu lại tại bãi Hoàng Quốc Việt do Nguyễn Văn Tiên làm chủ. Ảnh trong bài: AN – XN
Muốn lái xe bồn phải “chạy”
Theo Thượng tá Đoàn Văn Nam, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an quận 7, các vụ án mà Công an quận 7 điều tra cho thấy có khá nhiều thủ thuật để rút xăng dầu. Các tài xế phản ánh họ vi phạm một phần vì lương trả rất thấp, cứ như có mặc định rằng tài xế xe bồn thì sẽ sống nhờ vào… xăng dầu. Thậm chí có doanh nghiệp vận tải xăng dầu có hàng chở thường xuyên, nhiều tài xế muốn được sắp tài phải lo lót tiền cho quản lý.
Theo Thượng tá Nam, việc cây xăng đại lý kiểm tra xăng dầu từ xe bồn có đủ số lượng hay không khi bị rút ruột trong hành trình cũng không phải là chính xác tuyệt đối. Cách thức đo là người nhận hàng tại cây xăng đại lý dùng thước đo, tương ứng với số lượng xăng dầu từng hầm thì tương ứng với khoảng cách bao nhiêu so với miệng hầm. Nếu tài xế xe bồn thông đồng với nhân viên cây xăng thì rất khó để kiểm soát số lượng xăng dầu bị thiếu hụt. Tay trong chỉ cần bớt ít xăng dầu đổ cho khách bằng hệ thống chip, bù số lượng khi kiểm tra định kỳ, chấp nhận sai số khi đo lường… là có thể lấy bớt xăng dầu.
Luật sư Lê Trạch Giang - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng những hành vi trên của tài xế và chủ bãi có dấu hiệu tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.
Hành vi rút xăng dầu của tài xế xe bồn và phụ xế (nếu có) để bán cho các bãi là có dấu hiệu tội trộm cắp tài sản. Việc các chủ bãi mua lại xăng dầu ăn cắp đó rồi bán lại cho người khác thì có dấu hiệu của hành vi tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản là các doanh nghiệp đầu mối về kinh doanh xăng dầu mà thuê xe bồn chở hàng đi giao cho khách.
Thượng tá Nam cho biết trong một số vụ, chủ bãi tập kết và tài xế xe thừa nhận có rút bớt. Tuy nhiên, khi làm việc với cây xăng, đại lý hoặc hệ thống thì sổ sách giao nhận đều đủ số lượng. Như thế họ khẳng định họ không bị thiệt hại, không phải nạn nhân nên cơ quan công an rất khó xử lý.
Tạm đình chỉ hai tài xế của Petrolimex
Hôm qua (4-11), ông Phạm Chí Giao - Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và dịch vụ Petrolimex thông báo đã kiểm tra hai xe 51C-067.06, 57H-6247 mà báo phản ánh do Hoàng Văn Hưng và Võ Văn Đào cầm lái. Trong khi chờ kết luận của cơ quan chức năng, công ty đã tạm đình chỉ công tác đối với hai lái xe trên và yêu cầu làm tường trình…
Thông tin từ Công an quận 7, đơn vị quản lý của xe bồn biển đỏ KP-3779 bị công an bắt quả tang đang bán xăng cũng đã đến công an để phối hợp làm rõ để xử lý hành vi tài xế của đơn vị.
Chất lỏng được tài xế đổ vào bồn sau khi rút bớt xăng dầu liệu có thể làm giãn nở, tăng khối lượng hay thể tích của xăng dầu nhằm bù vào lượng thiếu hụt hay không? Ông Đặng Duy Quân - Phó Giám đốc Công ty Petrolimex Sài Gòn khu vực II cho rằng không có hóa chất nào có thể làm giãn nở thể tích của xăng dầu. Nếu có việc tài xế đổ chất gì vào thì chỉ làm ảnh hưởng chất lượng của xăng dầu khi giao cho cây xăng.
TS Huỳnh Quyền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (ĐH Bách khoa TP.HCM) khẳng định: Không có hóa chất nào cho vào xăng dầu làm giãn nở thể tích cả. Nếu người ta muốn rút bớt xăng dầu có thể pha một số hóa chất khác, đương nhiên sẽ làm thay đổi chất lượng xăng dầu, về lâu dài sẽ làm hại tuổi thọ, an toàn phương tiện.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHIÊN LIỆU
Tổng quan
Ứng dụng công nghệ GPS kết hợp cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện, dữ liệu hành trình và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu liên tục truyền về trung tâm dữ liệu và chuyển tải đến nhà quản lý qua Internet, từ đó quá trình vận hành được kiểm soát chặt chẽ. Mọi hành vi biển thủ hay làm thất thoát nhiên liệu đều được phát hiện và ngăn chặn.
Hiện nay, hầu hết các DN vận tải đều quan tâm đến việc quản lý nhiên liệu cho đội xe của mình. Để đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu, giải pháp Quản lý nhiên liệu Dragon-Fuel của công ty A.D.A đưa ra nhiều loại cảm biến cho nhiều loại xe ô tô khác nhau. Với mức độ chính xác rất cao, sai lệch giảm đến 0,5%.
Mục tiêu giám sát và quản lý
- Giám sát vị trí, tốc độ, lộ trình di chuyển của phương tiện
- Giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao nhiên liệu
- Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi rút nhiên liệu
- Ngăn ngừa hiệu quả vấn đề thất thoát nhiên liệu
- Báo cáo thống kê chi tiết, trực quan quá trình sự dụng nhiên liệu của đội xe
- Giúp DN kịp thời điều chỉnh, tính toán định mức hợp lý, giảm thiểu thất thoát.
Mô hình hệ thống
Giải thích mô hình:
(1): Phương tiện vận tải cần quản lý được gắn thiết bị giám sát hành trình và cảm biến nhiên liệu. Thiết bị thu/phát tín hiệu GPS với vệ tinh và ghi nhận dữ liệu hành trình (vị trí, tốc độ, hướng di chuyển) của phương tiện. Cảm biến nhiên liệu ghi nhận dữ liệu tiêu hao nhiên liệu.
(2): Dữ liệu GPS và dữ liệu tiêu hao nhiên liệu được thiết bị truyền về Trung tâm dữ liệu thông qua các đường truyền sóng di động GPRS/3G. Tại đây, dữ liệu được xử lý và hiển thị lên hệ thống phần mềm kết hợp bản đồ số trên nền web. Dữ liệu quản lý nhiên liệu được hiển thị trực quan thành các báo cáo thống kê, biểu đồ trực quan.
(3): Thông tin được chuyển tải đến nhà quản lý bằng Internet hoặc sóng di động. Nhà quản lý theo dõi và giám sát phương tiện trên máy tính hoặc điện thoại di động bằng cách truy cập vào webiste của hệ thống.
Thiết bị và phần mềm
Để vận hành giải pháp, cần trang bị thiết bị GSHT và cảm biến nhiên liệu lắp đặt vào phương tiện. Tùy vào nhu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp với loại xe và chi phí đầu tư của DN mình. Hiện tại A.D.A đang cung cấp ra thị trường nhiều loại thiết bị GSHT và 3 loại cảm biến nhiên liệu như sau:
Bo cảm biến: Loại cảm biến này có ưu điểm là chi phí thấp, có thể lắp cho tất cả các loại phương tiện. Bo cảm biến được đấu nối tín hiệu với đồng hồ nhiên liệu của phương tiện. Tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được truyền về hệ thống qua thiết bị GSHT. Nhược điểm của loại cảm biến này là sai số cao ~ 10%.
Cảm biến điện dung: Loại cảm biến này có sai số dưới 3%, thích hợp cho phương tiện có động cơ Diesel với 01 thùng nhiên liệu. Cảm biến được gắn trực tiếp vào thùng nhiên liệu, tín hiệu tiêu hao nhiên liệu được đo và truyền về hệ thống thông qua thiết bị GSHT.
Cảm biến tiêu hao (cảm biến dòng chảy): Đây là loại cảm biến lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam do công ty A.D.A nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu châu Âu, phù hợp lắp đặt cho tất cả các loại phương tiện vận tải tủy bộ, xe công trình, tàu thủy, xà lan, phương tiện có hầm chứa nhiên liệu lớn mà các loại cảm biến khác không thể đo chính xác được. Cảm biến Flow Fuel Sensor đo lượng tiêu hao nhiên liệu trực tiếp từ dòng chảy vào/ra với động cơ, do đó độ chính xác rất cao, sai số chỉ còn dưới 0,5%.
Để quản lý và theo dõi, DN được cấp tài khoản truy cập vào website của hệ thống. Mọi báo cáo thống kê được hệ thống tự động xử lý và trích xuất nhanh chóng, trực quan.
Chi phí trang bị và vận hành
Chi phí lắp đặt: gồm mua thiết bị GSHT (giá từ 4 - 7triệu đồng tùy thiết bị), cảm biến (từ 500 ngàn đến 18triệu đồng tùy loại cảm biến) và chi phí sim thuê bao di động (65.000 đồng cho thuê bao trả trước và 40.000 cho thuê bao trả sau).
Chi phí vận hành: khách hàng trả trực tiếp cho nhà mạng với mức cước được A.D.A khuyến nghị sử dụng (khoảng 25.000 đồng mỗi tháng cho thuê bao trả trước và 40.000 đồng với thuê bao trả sau).
Chi phí duy trì dịch vụ: khách hàng trả cho A.D.A với mức giá từ 500 ngàn đến 2triệu đồng tùy nhu cầu dịch vụ (thời gian lưu trữ, các chức năng đặc thù,...)
Trụ sở
106-108 Thống Nhất, Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 19006061 - Ext 1
Fax: 08. 3810 8290
Email: contact@magiwan.com
Chi nhánh Hà Nội
12 - 210/28 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
Điện thoại: 19006061 - Ext 2
Fax: 04. 3793 2451
Email: saleshn@magiwan.com
Chi nhánh Đã Nẵng
15 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu
Điện thoại: 19006061 - Ext 3
Fax: 0511. 3614 734
Email: salesdn@magiwan.com
Chi nhánh Cần Thơ
07 Nguyễn Truyền Thanh, Bình Thủy
Điện thoại: 19006061 - Ext 5
Email: salesct@magiwan.com
ladinh- Cấp 2
- Bài gửi : 132
Điểm : 4043
Like : 0
Tham gia : 22/11/2014
Similar topics
» Hút trộm xăng dầu giữa quốc lộ - giải pháp chống mất cắp xăng dầu
» Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 2: Xăng bẩn đến người tiêu dùng
» Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 1: Mỗi ngày rút trộm hàng ngàn lít
» Thiết kế hầm bí mật để trộm xăng dầu ở TP.HCM
» Bắt 2 đối tượng trộm cắp xăng dầu
» Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 2: Xăng bẩn đến người tiêu dùng
» Rút trộm xăng, dầu xe bồn - Bài 1: Mỗi ngày rút trộm hàng ngàn lít
» Thiết kế hầm bí mật để trộm xăng dầu ở TP.HCM
» Bắt 2 đối tượng trộm cắp xăng dầu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết