Căn bệnh ảo tưởng sức mạnh bằng cấp của sinh viên Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Căn bệnh ảo tưởng sức mạnh bằng cấp của sinh viên Việt Nam
Cách đây mấy hôm, 1 cậu sinh viên mới tốt nghiệp có hỏi tôi về việc có nên học tiếp lên thạc sỹ hay không ? Sự thực đây không phải là lần đầu tiên tôi được hỏi như vậy. Cách đây mấy tháng 1 cậu học trò của tôi cũng hỏi tôi như vậy khi mà cậu ấy bị gia đình có phần “ép buộc” đi học thạc sỹ để vào nhà nước ngồi cho ấm chỗ.
Hiện tại, theo như tôi biết thì rất nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường, không xin được việc, thất nghiệp rồi đi học lên thạc sỹ với một ảo tưởng rằng bằng cấp cao hơn sẽ cứu vớt được các bạn trong thời kì thất nghiệp la liệt, cạnh tranh trên thị trường lao động. Tôi viết bài này không mong muốn làm bớt đi cái ảo tưởng của toàn bộ sinh viên Việt Nam, tôi chỉ muốn những bạn sinh viên đang theo dõi tôi: Hãy nhìn nhận đúng về giá trị của bằng cấp.
Đầu tiên, các bạn chú ý, tôi không phải là 1 nhà giáo, tôi không phải là 1 người được đào tạo để làm thầy giáo trong nhà trường, tôi cũng có học trò, họ gọi tôi là “sư phụ”, một số gọi tôi là thầy, nhưng tôi không nhận. Thực ra từ “sư phụ” tôi coi là 1 loại sư – trò ngoài xã hội. Tôi nói như vậy để tránh việc các bạn nghĩ rằng tôi đem những lý thuyết của ngành giáo dục trong nhà trường ra để khuyên bảo các bạn. Tuy không phải nghề giáo, nhưng tôi khá quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, trong những buổi truyền nghề của tôi cho học trò tại E1.edu.vn, tôi luôn dành 1 buổi để tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học trò của tôi. Đơn giản là tôi nghĩ ngày xưa tôi cũng mông lung như các bạn bây giờ, tất nhiên hồi đó chả ai định hướng cho tôi cả, tôi mò mẫm để tìm đường đi cho riêng mình. Tôi hiểu cái cảm giác đi trong bóng đêm nó thế nào, tôi sợ mình lạc đường. Nhiều lúc tôi cũng chỉ mong có 1 người ‘sư phụ” chỉ cho tôi lối đi, cho tôi động lực lúc tôi vấp ngã. Sau này nhiều học trò có hỏi tôi rằng thầy của tôi là ai? Tôi cười và nói rằng:” Lên trình duyệt gõ google.com.vn sẽ nhìn thấy thầy của tôi”
Tôi cũng khá hay giới thiệu học trò của tôi qua các công ty làm việc, tôi thường dặn dò khá kỹ về chuyện bằng cấp và kỹ năng làm việc. Tôi dặ học trò rằng bằng cấp chỉ là 1 tấm vé để bạn tham gia vào thị trường lao động, hãy nhớ người có vé đôi lúc vẫn bị đuổi ra nếu không biết cách làm việc. Tất nhiên những người không có vé vẫn có thể vào được nhưng sẽ khổ hơn, phải chịu nhiều gian nan hơn, phải chứng minh nhiều hơn. Tôi là 1 thằng không có vé. Nhiều bạn sinh viên bây giờ, mới ra trường mắc thêm căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh”. Nghĩ tấm bằng nó cao siêu lắm, vào doanh nghiệp lương ít cũng chê, bị sai vặt cũng hậm hực…Nói thật, các bạn sinh viên mới ra trường kỹ năng chưa có, nếu doanh nghiệp nhận thì đó là 1 mối rủi ro cho doanh nghiệp. Một sinh viên mới ra trường mất ít nhất 3 tháng để đào tạo lại, 3 tháng đó vẫn phải trả lương, nhân viên làm sai, làm hỏng thì doanh nghiệp phải chịu, đó là rủi ro, phải cử người ra đào tạo…
Thế nên, tôi khuyên thật, các bạn sinh viên mới ra trường, hãy vứt cái sỹ diện, cái ảo tưởng về bằng cấp đó đi, hãy tập trung làm việc để rèn luyện kỹ năng chuyên môn, được nhận vào làm là 1 cơ hội, là một may mắn đó. Tất nhiên học trò 1 của tôi, tôi thường bắt phải làm từ 2-3 dự án làm ngay trong khóa học trước khi được giới thiệu vào công ty nào đó làm để giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu bạn nào theo dõi Blog của tôi thì chắc sẽ biết được sứ mệnh của tôi chính là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Cũng vì sứ mệnh ấy mà tôi theo đuổi nghề tư vấn và 1 phần đào tạo nhân sự.
Thế đó, đọc bài này rồi mà bạn sinh viên mới ra trường nào còn ảo tưởng sức mạnh nữa thì xin mời unfriend tôi đi! Vì trước sau tôi cũng unfriend thôi! Tôi ghét những người sống ảo tưởng.
( Trần Hiếu - Cố vấn SEO & Marketing Online)
Nguồn: http://tranhieu.vn/can-benh-ao-tuong-suc-manh-bang-cap-cua-sinh-vien-viet-nam.html
Hiện tại, theo như tôi biết thì rất nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường, không xin được việc, thất nghiệp rồi đi học lên thạc sỹ với một ảo tưởng rằng bằng cấp cao hơn sẽ cứu vớt được các bạn trong thời kì thất nghiệp la liệt, cạnh tranh trên thị trường lao động. Tôi viết bài này không mong muốn làm bớt đi cái ảo tưởng của toàn bộ sinh viên Việt Nam, tôi chỉ muốn những bạn sinh viên đang theo dõi tôi: Hãy nhìn nhận đúng về giá trị của bằng cấp.
Đầu tiên, các bạn chú ý, tôi không phải là 1 nhà giáo, tôi không phải là 1 người được đào tạo để làm thầy giáo trong nhà trường, tôi cũng có học trò, họ gọi tôi là “sư phụ”, một số gọi tôi là thầy, nhưng tôi không nhận. Thực ra từ “sư phụ” tôi coi là 1 loại sư – trò ngoài xã hội. Tôi nói như vậy để tránh việc các bạn nghĩ rằng tôi đem những lý thuyết của ngành giáo dục trong nhà trường ra để khuyên bảo các bạn. Tuy không phải nghề giáo, nhưng tôi khá quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, trong những buổi truyền nghề của tôi cho học trò tại E1.edu.vn, tôi luôn dành 1 buổi để tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học trò của tôi. Đơn giản là tôi nghĩ ngày xưa tôi cũng mông lung như các bạn bây giờ, tất nhiên hồi đó chả ai định hướng cho tôi cả, tôi mò mẫm để tìm đường đi cho riêng mình. Tôi hiểu cái cảm giác đi trong bóng đêm nó thế nào, tôi sợ mình lạc đường. Nhiều lúc tôi cũng chỉ mong có 1 người ‘sư phụ” chỉ cho tôi lối đi, cho tôi động lực lúc tôi vấp ngã. Sau này nhiều học trò có hỏi tôi rằng thầy của tôi là ai? Tôi cười và nói rằng:” Lên trình duyệt gõ google.com.vn sẽ nhìn thấy thầy của tôi”
Tôi cũng khá hay giới thiệu học trò của tôi qua các công ty làm việc, tôi thường dặn dò khá kỹ về chuyện bằng cấp và kỹ năng làm việc. Tôi dặ học trò rằng bằng cấp chỉ là 1 tấm vé để bạn tham gia vào thị trường lao động, hãy nhớ người có vé đôi lúc vẫn bị đuổi ra nếu không biết cách làm việc. Tất nhiên những người không có vé vẫn có thể vào được nhưng sẽ khổ hơn, phải chịu nhiều gian nan hơn, phải chứng minh nhiều hơn. Tôi là 1 thằng không có vé. Nhiều bạn sinh viên bây giờ, mới ra trường mắc thêm căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh”. Nghĩ tấm bằng nó cao siêu lắm, vào doanh nghiệp lương ít cũng chê, bị sai vặt cũng hậm hực…Nói thật, các bạn sinh viên mới ra trường kỹ năng chưa có, nếu doanh nghiệp nhận thì đó là 1 mối rủi ro cho doanh nghiệp. Một sinh viên mới ra trường mất ít nhất 3 tháng để đào tạo lại, 3 tháng đó vẫn phải trả lương, nhân viên làm sai, làm hỏng thì doanh nghiệp phải chịu, đó là rủi ro, phải cử người ra đào tạo…
Thế nên, tôi khuyên thật, các bạn sinh viên mới ra trường, hãy vứt cái sỹ diện, cái ảo tưởng về bằng cấp đó đi, hãy tập trung làm việc để rèn luyện kỹ năng chuyên môn, được nhận vào làm là 1 cơ hội, là một may mắn đó. Tất nhiên học trò 1 của tôi, tôi thường bắt phải làm từ 2-3 dự án làm ngay trong khóa học trước khi được giới thiệu vào công ty nào đó làm để giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu bạn nào theo dõi Blog của tôi thì chắc sẽ biết được sứ mệnh của tôi chính là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Cũng vì sứ mệnh ấy mà tôi theo đuổi nghề tư vấn và 1 phần đào tạo nhân sự.
Thế đó, đọc bài này rồi mà bạn sinh viên mới ra trường nào còn ảo tưởng sức mạnh nữa thì xin mời unfriend tôi đi! Vì trước sau tôi cũng unfriend thôi! Tôi ghét những người sống ảo tưởng.
( Trần Hiếu - Cố vấn SEO & Marketing Online)
Nguồn: http://tranhieu.vn/can-benh-ao-tuong-suc-manh-bang-cap-cua-sinh-vien-viet-nam.html
tranhieu628- Cấp 2
- Bài gửi : 82
Điểm : 4001
Like : 0
Tham gia : 12/08/2014
Similar topics
» Sinh viên Việt nên chọn Bang nào khi du học Mỹ
» Cơ Hội Học Top-up Tại Tây Ban Nha Nhận Bằng Châu Âu Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
» Cơ Hội Học Top-up Nhận Bằng Châu Âu Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
» Vẽ Tranh Tường Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bắc Ninh
» Vẽ tranh tường mầm non cho bệnh viện Medelab
» Cơ Hội Học Top-up Tại Tây Ban Nha Nhận Bằng Châu Âu Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
» Cơ Hội Học Top-up Nhận Bằng Châu Âu Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
» Vẽ Tranh Tường Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bắc Ninh
» Vẽ tranh tường mầm non cho bệnh viện Medelab
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết