Tìm hiểu về đồng phục học sinh Nhật-Hàn
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Tìm hiểu về đồng phục học sinh Nhật-Hàn
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, nơi nào có trường học thì y như rằng nơi đó có đồng phục. Khi bạn tìm hiểu về một trường học nào đó, thì có phải, điều đầu tiên bạn chú ý đến, điều đầu tiên đập vào mắt bạn, chưa phải là chất lượng đào tạo, chưa phải là cơ sở vật chất... mà sẽ là bộ đồng phục của trường đó, phải không nào? Đồng phục, theo một khía cạnh nào đó, đã trở thành bộ mặt của trường học đó, là một nét tiêu biểu của trường, không thể nhầm lẫn với các trường khác. Và ở một số nước thì đồng phục còn là... tiêu chí để học sinh chọn trường nữa.
Trong bài viết này chúng tôi muốn nói một chút về bộ đồng phục học sinh ở các nước châu Á – vì nó khá là gần gũi với chúng ta nhỉ - chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Xem phim, đọc truyện tranh, và xem cả ảnh của các ca sỹ nhóm nhạc nữa, chắc bạn đã không ít lần phải tấm tắc, sao đồng phục của họ lại đẹp đến thế. Bài viết này sẽ mô tả chi tiết về bộ đồng phục...
Đồng phục thì ở đâu cũng như nhau, đều phải tuân theo một nguyên tắc: đồng phục là thứ để xoá tan khoảng cách và mặc cảm giàu nghèo giữa các học sinh trong trường. Bộ trang phục bạn khoác lên người có thể nói lên rất nhiều điều về hoàn cảnh của bạn, đôi khi, chính điều đó làm bạn thấy không thoải mái. Nhưng, nếu như tất cả mọi người đều mặc cùng một bộ đồ giống nhau, thì không phải sao, sẽ không còn khoảng cách gì nữa, sẽ không còn mặc cảm nữa, tất cả mọi người đều như nhau, đều “bình đẳng”. Ít ra, đây cũng là mục đích chính khi tạo ra mỗi bộ đồng phục.
Một bộ đồng phục thì đương nhiên, sẽ là quần và áo cho con trai, váy và áo cho con gái. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như thế thôi thì sẽ không có gì để nói nữa. Đồng phục học sinh ở Nhật Bản và Hàn Quốc lại có một số đặc điểm hết sức riêng biệt và thú vị nữa.
Trước hết tớ sẽ giới thiệu về đồng phục học sinh ở Nhật Bản, vì đồng phục ở Hàn Quốc cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản, và vì các bạn hầu như đều biết đến đồng phục học sinh Nhật Bản rõ hơn.
Nhật Bản bắt đầu sử dụng đồng phục từ khoảng cuối thế kỷ 19, trong tiếng Nhật, đồng phục học sinh còn được gọi là “seifuku”. Ở Nhật, học sinh tiểu học không cần phải mặc đồng phục, và đồng phục chỉ được sử dụng cho học sinh trung học trở lên (Thực ra thì cũng có nhưng ít thông dụng. Ở Nhật trẻ con có thể mặc đồng phục từ khi học mẫu giáo, với mũ rộng vành, áo dài hơi xoè và quần ngắn, thêm túi đeo chéo hoặc balô nhỏ. Loại này cả con trai và gái đều mặc được). Đồng phục ở Nhật chia ra làm hai loại rõ rệt: một là Sera-fuuku hay Sailor Fuuku - đồng phục thuỷ thủ, và loại thứ hai - thường phổ biến cho học sinh cấp 3 nhiều hơn – gọi là Sara Style.
Đầu tiên là nói về đồng phục nam, ở đâu cũng vậy, đồng phục nam thường đơn giản hơn nhiều so với đồng phục nữ, ở Nhật cũng vậy. Trong tiếng Nhật, đồng phục nam được gọi là Gakuran hay Tsume-eri. Màu sắc cho bộ đồng phục này thường là màu đen, hoặc nhiều trường cũng sử dụng màu xanh dương và xanh đậm nữa.
Một bộ Gakuran thường bao gồm quần, áo sơ mi trắng ở trong, áo khoác ngoài và đương nhiên. Vào mùa hè, thường nam sinh chỉ mặc áo sơ mi (có thể có thêm dây đeo) với quần ống đứng và áo khoác chỉ mặc vào mùa đông. Tuy nhiên, nét đặc biệt lại chính ở chiếc áo khoác ngoài nhìn có vẻ rất cứng nhắc này. Trên áo, có một hàng cúc dài. Hàng cúc này thường được gắn huy hiệu của trường để tỏ rõ sự tôn kính với trường học. Đôi khi, học sinh còn phải đeo biển tên trên áo cho biết trường mình đang học và đang học năm thứ mấy. (ở Nhật hay Hàn, họ không đánh số lớp từ 1à 12 như mình, mà mỗi khi lên cấp sẽ phải đánh lại số lớp và cấp 1 là đến hết lớp 6. VD: lớp 7 của mình tương đương với năm thứ Nhất Trung học, lớp 8 là năm thứ hai... đến cấp 3, lớp 10 của mình sẽ là năm thứ Nhất Cao Trung...)
Điểm đặc biệt ở chiếc áo khoác của bộ Gakuran này, chính là về hàng cúc áo. Hàng cúc áo này bình thường thì không có gì nổi bật; tuy nhiên, đến năm cuối cấp, khi gần tốt nghiệp, hàng cúc áo này sẽ phát huy tác dụng của nó. Đó là, nếu như bạn gái nào có thích một bạn trai nào đó, thì bạn gái đó sẽ tìm cách xin được một cái cúc áo của người bạn trai mà cô yêu mến làm kỷ niệm. Thế cho nên mới có chuyện, các anh chàng hotboy trong trường luôn phải khổ sở trong năm cuối cấp khi luôn bị fan-girl bám theo đòi giật bằng được cúc áo ^^ luôn trong tình trạng sẵn sàng chạy lẹ. Còn nếu như chàng trai đó đã thích một bạn gái, thì việc mà cậu ta phải làm đó là trao cho cô bạn gái đó chiếc cúc áo thứ 2 tính từ trên xuống. Phải đúng là chiếc cúc áo thứ 2 từ trên xuống, bởi lẽ đó là chiếc cúc áo gần trái tim người con trai nhất, cũng có nghĩa là, người con trai đó đã trao cả trái tim mình cho cô gái mà cậu ta tặng cho chiếc cúc áo.
Còn bây giờ, có lẽ mới là phần thú vị nhất, nào cùng thử nhìn vào bộ đồng phục nữ nhé. Một loại đồng phục có thể nói là tiêu biểu cho các trường học Nhật Bản, đó là đồng phục thuỷ thủ - Sera-fuuku. Lần đầu tiên đồng phục thuỷ thủ xuất hiện là vào năm 1921, đồng phục của trường Fukuoka Jo Gakuin. Hiệu trưởng của trường, Elizabeth Lee đã quyết định chọn loại đồng phục này vì nó đã được thiết kế theo bộ đồng phục được sử dụng tại British Royal Navy, và bà đã từng là một du học sinh ở Anh.
Một bộ đồng phục thuỷ thủ bao gồm một chiếc áo ngoài với cổ áo kiểu thủy thủ mặc với váy xếp li. Một dải ribbon được thắt trước ngực áo và buộc qua một cái dây gắn với cổ áo choàng, cách thắt dải ribbon có thể thay đổi, tuỳ vào từng trường, chủ yếu là thắt thành cái nơ to. Thường thì, đồng phục mùa đông sẽ có chút khác biệt với đồng phục mùa hè, đó là tay áo dài ra, và loại vải được thay đổi cho phù hợp. Các màu sắc cơ bản của bộ đồng phục thuỷ thủ thường là xanh dương, trắng, xanh lá cây đậm, xám và đen.
Không chỉ có vậy, bộ đồng phục còn bao gồm cả những thứ phụ kiện đi kèm nữa, như là giày mềm (Uwabaki) – dành cho cả nam và nữ , và tất dài – cho các bạn nữ sinh nhé.
Các trường học ở Nhật không giống như chúng ta, học sinh khi vào trường phải yêu cầu cởi giày và phải đi loại giày mềm riêng biệt, đó là uwabaki. Chính điều đó mà đã phát sinh ra một thứ đó là tủ để giày (không phải tủ để đồ đâu nhé).
Còn tất dài thì, theo một cách nào đó, đó chính là tuyên ngôn của các bạn học sinh trung học ở Nhật, bởi lẽ, ngoài độ tuổi 12-18 thì chẳng còn ai đi loại tất này cả. Tất được dệt từ sợi len, dày và co dãn tốt. Xuất xứ của loại tất này là từ tất của những người đi leo núi, cho nên giữ ấm rất tốt.
Đó là sơ qua về bộ đồng phục theo kiểu Sera-fuuku.
Còn về đồng phục loại Sara Style:
Một bộ đồng phục sẽ bao gồm áo sơ mi, váy xếp ly cho nữ và quần âu cho nam. Đơn giản là vậy nhưng vì yếu tố thời tiết, nên bộ đồng phục cũng phải cầu kỳ chi ly hơn. Mùa hè, đơn giản chỉ có sơ mi ngắn tay, váy xếp ly và quần âu. Đến mùa đông, bộ đồng phục cầu kỳ hơn nhiều với áo sơ mi dài tay mặc ở trong, áo len mỏng mặc bên ngoài, hoặc có thể thay áo len bằng áo vest cho cả nam và nữ. Ngoài ra, đi cùng đồng phục còn có những phụ kiện không thể thiếu như cà-vạt hoặc một cái nơ đính trên cổ áo. Và điều bắt buộc đấy là trên áo khoác luôn luôn phải có huy hiệu của trường.
So với Gakuran và Sera-fuuku thì đồng phục loại Sara Style có vẻ chín chắn và chững chạc hơn nhiều, nên thường được dùng cho học sinh cấp 3. Hơn nữa, so với Gakuran, thì rõ ràng là đồng phục nam Sara Style nhìn trông lịch lãm và nhẹ nhàng hơn nhiều. Chín chắn nhưng không mất đi vẻ tinh tế và trang nhã. Nét tinh tế của Sara Style có thể là vì bản thân nó là áo vest đi với quần âu, một loại trang phục có thể gọi là “former”, cực kỳ cứng nhắc. Thế nên, để làm nhẹ bớt bộ đồng phục, cho phù hợp với lứa tuổi học sinh, thì áo vest đã được chỉnh sửa tối đa, thêm vào những đường line ở cổ và tay áo, thêm vào một số chi tiết trang trí... và kết hợp với màu sắc, không chỉ là màu sẫm nữa, có thể là trắng, hoặc kem, hay màu đỏ mận... Kết quả cuối cùng là bộ đồng phục nam sinh như ta vẫn thấy.
Còn về đồng phục nữ, thì có một chút khác biệt giữa đồng phục Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là ở bộ đồng phục Hàn Quốc, áo ngắn hơn và vì thế, áo vest cũng ngắn hơn, chỉ dài đến eo và ôm sát người hơn. Còn lại thì hoàn toàn giống nhau, con gái mà, ở đâu cũng điệu vậy thôi ^^. Có vẻ đồng phục Hàn Quốc được thiết kế cầu kỳ hơn thấy rõ, màu sắc cũng đa dạng hơn, kể cả màu hồng, vàng, xanh lá và nhiều màu sắc sặc sỡ khác cũng được tận dụng tối đa. Ở Nhật và Hàn tư tưởng của các thầy cô luôn nghĩ rằng "Đồng phục là biểu tượng", vậy nên đồng phục càng đẹp càng độc thì càng tốt.
Ngoài ra, còn có đồng phục thể dục. Đồng phục thể dục thì cực kỳ đơn giản rồi, áo phông và quần thun, và mùa đông sẽ có thêm áo khoác.
Ở Hàn có 4 hãng đồng phục học sinh nổi tiếng, đó là Skoolooks của Tony An với người mẫu độc quyền là BigBang, tiếp theo làSmart (với SHINee và trước kia là FT Island và YounHa), Ivy Club (Super Junior, Wonder Girls) và Elite (SNSD, SS5
Lamdongphuc.net
http://lamdongphuc.net/tin/244-tim-hieu-ve-dong-phuc-hoc-sinh-nhat-han.html
Trong bài viết này chúng tôi muốn nói một chút về bộ đồng phục học sinh ở các nước châu Á – vì nó khá là gần gũi với chúng ta nhỉ - chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Xem phim, đọc truyện tranh, và xem cả ảnh của các ca sỹ nhóm nhạc nữa, chắc bạn đã không ít lần phải tấm tắc, sao đồng phục của họ lại đẹp đến thế. Bài viết này sẽ mô tả chi tiết về bộ đồng phục...
Đồng phục thì ở đâu cũng như nhau, đều phải tuân theo một nguyên tắc: đồng phục là thứ để xoá tan khoảng cách và mặc cảm giàu nghèo giữa các học sinh trong trường. Bộ trang phục bạn khoác lên người có thể nói lên rất nhiều điều về hoàn cảnh của bạn, đôi khi, chính điều đó làm bạn thấy không thoải mái. Nhưng, nếu như tất cả mọi người đều mặc cùng một bộ đồ giống nhau, thì không phải sao, sẽ không còn khoảng cách gì nữa, sẽ không còn mặc cảm nữa, tất cả mọi người đều như nhau, đều “bình đẳng”. Ít ra, đây cũng là mục đích chính khi tạo ra mỗi bộ đồng phục.
Một bộ đồng phục thì đương nhiên, sẽ là quần và áo cho con trai, váy và áo cho con gái. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như thế thôi thì sẽ không có gì để nói nữa. Đồng phục học sinh ở Nhật Bản và Hàn Quốc lại có một số đặc điểm hết sức riêng biệt và thú vị nữa.
Trước hết tớ sẽ giới thiệu về đồng phục học sinh ở Nhật Bản, vì đồng phục ở Hàn Quốc cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản, và vì các bạn hầu như đều biết đến đồng phục học sinh Nhật Bản rõ hơn.
Nhật Bản bắt đầu sử dụng đồng phục từ khoảng cuối thế kỷ 19, trong tiếng Nhật, đồng phục học sinh còn được gọi là “seifuku”. Ở Nhật, học sinh tiểu học không cần phải mặc đồng phục, và đồng phục chỉ được sử dụng cho học sinh trung học trở lên (Thực ra thì cũng có nhưng ít thông dụng. Ở Nhật trẻ con có thể mặc đồng phục từ khi học mẫu giáo, với mũ rộng vành, áo dài hơi xoè và quần ngắn, thêm túi đeo chéo hoặc balô nhỏ. Loại này cả con trai và gái đều mặc được). Đồng phục ở Nhật chia ra làm hai loại rõ rệt: một là Sera-fuuku hay Sailor Fuuku - đồng phục thuỷ thủ, và loại thứ hai - thường phổ biến cho học sinh cấp 3 nhiều hơn – gọi là Sara Style.
Đầu tiên là nói về đồng phục nam, ở đâu cũng vậy, đồng phục nam thường đơn giản hơn nhiều so với đồng phục nữ, ở Nhật cũng vậy. Trong tiếng Nhật, đồng phục nam được gọi là Gakuran hay Tsume-eri. Màu sắc cho bộ đồng phục này thường là màu đen, hoặc nhiều trường cũng sử dụng màu xanh dương và xanh đậm nữa.
Một bộ Gakuran thường bao gồm quần, áo sơ mi trắng ở trong, áo khoác ngoài và đương nhiên. Vào mùa hè, thường nam sinh chỉ mặc áo sơ mi (có thể có thêm dây đeo) với quần ống đứng và áo khoác chỉ mặc vào mùa đông. Tuy nhiên, nét đặc biệt lại chính ở chiếc áo khoác ngoài nhìn có vẻ rất cứng nhắc này. Trên áo, có một hàng cúc dài. Hàng cúc này thường được gắn huy hiệu của trường để tỏ rõ sự tôn kính với trường học. Đôi khi, học sinh còn phải đeo biển tên trên áo cho biết trường mình đang học và đang học năm thứ mấy. (ở Nhật hay Hàn, họ không đánh số lớp từ 1à 12 như mình, mà mỗi khi lên cấp sẽ phải đánh lại số lớp và cấp 1 là đến hết lớp 6. VD: lớp 7 của mình tương đương với năm thứ Nhất Trung học, lớp 8 là năm thứ hai... đến cấp 3, lớp 10 của mình sẽ là năm thứ Nhất Cao Trung...)
Điểm đặc biệt ở chiếc áo khoác của bộ Gakuran này, chính là về hàng cúc áo. Hàng cúc áo này bình thường thì không có gì nổi bật; tuy nhiên, đến năm cuối cấp, khi gần tốt nghiệp, hàng cúc áo này sẽ phát huy tác dụng của nó. Đó là, nếu như bạn gái nào có thích một bạn trai nào đó, thì bạn gái đó sẽ tìm cách xin được một cái cúc áo của người bạn trai mà cô yêu mến làm kỷ niệm. Thế cho nên mới có chuyện, các anh chàng hotboy trong trường luôn phải khổ sở trong năm cuối cấp khi luôn bị fan-girl bám theo đòi giật bằng được cúc áo ^^ luôn trong tình trạng sẵn sàng chạy lẹ. Còn nếu như chàng trai đó đã thích một bạn gái, thì việc mà cậu ta phải làm đó là trao cho cô bạn gái đó chiếc cúc áo thứ 2 tính từ trên xuống. Phải đúng là chiếc cúc áo thứ 2 từ trên xuống, bởi lẽ đó là chiếc cúc áo gần trái tim người con trai nhất, cũng có nghĩa là, người con trai đó đã trao cả trái tim mình cho cô gái mà cậu ta tặng cho chiếc cúc áo.
Còn bây giờ, có lẽ mới là phần thú vị nhất, nào cùng thử nhìn vào bộ đồng phục nữ nhé. Một loại đồng phục có thể nói là tiêu biểu cho các trường học Nhật Bản, đó là đồng phục thuỷ thủ - Sera-fuuku. Lần đầu tiên đồng phục thuỷ thủ xuất hiện là vào năm 1921, đồng phục của trường Fukuoka Jo Gakuin. Hiệu trưởng của trường, Elizabeth Lee đã quyết định chọn loại đồng phục này vì nó đã được thiết kế theo bộ đồng phục được sử dụng tại British Royal Navy, và bà đã từng là một du học sinh ở Anh.
Một bộ đồng phục thuỷ thủ bao gồm một chiếc áo ngoài với cổ áo kiểu thủy thủ mặc với váy xếp li. Một dải ribbon được thắt trước ngực áo và buộc qua một cái dây gắn với cổ áo choàng, cách thắt dải ribbon có thể thay đổi, tuỳ vào từng trường, chủ yếu là thắt thành cái nơ to. Thường thì, đồng phục mùa đông sẽ có chút khác biệt với đồng phục mùa hè, đó là tay áo dài ra, và loại vải được thay đổi cho phù hợp. Các màu sắc cơ bản của bộ đồng phục thuỷ thủ thường là xanh dương, trắng, xanh lá cây đậm, xám và đen.
Không chỉ có vậy, bộ đồng phục còn bao gồm cả những thứ phụ kiện đi kèm nữa, như là giày mềm (Uwabaki) – dành cho cả nam và nữ , và tất dài – cho các bạn nữ sinh nhé.
Các trường học ở Nhật không giống như chúng ta, học sinh khi vào trường phải yêu cầu cởi giày và phải đi loại giày mềm riêng biệt, đó là uwabaki. Chính điều đó mà đã phát sinh ra một thứ đó là tủ để giày (không phải tủ để đồ đâu nhé).
Còn tất dài thì, theo một cách nào đó, đó chính là tuyên ngôn của các bạn học sinh trung học ở Nhật, bởi lẽ, ngoài độ tuổi 12-18 thì chẳng còn ai đi loại tất này cả. Tất được dệt từ sợi len, dày và co dãn tốt. Xuất xứ của loại tất này là từ tất của những người đi leo núi, cho nên giữ ấm rất tốt.
Đó là sơ qua về bộ đồng phục theo kiểu Sera-fuuku.
Còn về đồng phục loại Sara Style:
Một bộ đồng phục sẽ bao gồm áo sơ mi, váy xếp ly cho nữ và quần âu cho nam. Đơn giản là vậy nhưng vì yếu tố thời tiết, nên bộ đồng phục cũng phải cầu kỳ chi ly hơn. Mùa hè, đơn giản chỉ có sơ mi ngắn tay, váy xếp ly và quần âu. Đến mùa đông, bộ đồng phục cầu kỳ hơn nhiều với áo sơ mi dài tay mặc ở trong, áo len mỏng mặc bên ngoài, hoặc có thể thay áo len bằng áo vest cho cả nam và nữ. Ngoài ra, đi cùng đồng phục còn có những phụ kiện không thể thiếu như cà-vạt hoặc một cái nơ đính trên cổ áo. Và điều bắt buộc đấy là trên áo khoác luôn luôn phải có huy hiệu của trường.
So với Gakuran và Sera-fuuku thì đồng phục loại Sara Style có vẻ chín chắn và chững chạc hơn nhiều, nên thường được dùng cho học sinh cấp 3. Hơn nữa, so với Gakuran, thì rõ ràng là đồng phục nam Sara Style nhìn trông lịch lãm và nhẹ nhàng hơn nhiều. Chín chắn nhưng không mất đi vẻ tinh tế và trang nhã. Nét tinh tế của Sara Style có thể là vì bản thân nó là áo vest đi với quần âu, một loại trang phục có thể gọi là “former”, cực kỳ cứng nhắc. Thế nên, để làm nhẹ bớt bộ đồng phục, cho phù hợp với lứa tuổi học sinh, thì áo vest đã được chỉnh sửa tối đa, thêm vào những đường line ở cổ và tay áo, thêm vào một số chi tiết trang trí... và kết hợp với màu sắc, không chỉ là màu sẫm nữa, có thể là trắng, hoặc kem, hay màu đỏ mận... Kết quả cuối cùng là bộ đồng phục nam sinh như ta vẫn thấy.
Còn về đồng phục nữ, thì có một chút khác biệt giữa đồng phục Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là ở bộ đồng phục Hàn Quốc, áo ngắn hơn và vì thế, áo vest cũng ngắn hơn, chỉ dài đến eo và ôm sát người hơn. Còn lại thì hoàn toàn giống nhau, con gái mà, ở đâu cũng điệu vậy thôi ^^. Có vẻ đồng phục Hàn Quốc được thiết kế cầu kỳ hơn thấy rõ, màu sắc cũng đa dạng hơn, kể cả màu hồng, vàng, xanh lá và nhiều màu sắc sặc sỡ khác cũng được tận dụng tối đa. Ở Nhật và Hàn tư tưởng của các thầy cô luôn nghĩ rằng "Đồng phục là biểu tượng", vậy nên đồng phục càng đẹp càng độc thì càng tốt.
Ngoài ra, còn có đồng phục thể dục. Đồng phục thể dục thì cực kỳ đơn giản rồi, áo phông và quần thun, và mùa đông sẽ có thêm áo khoác.
Ở Hàn có 4 hãng đồng phục học sinh nổi tiếng, đó là Skoolooks của Tony An với người mẫu độc quyền là BigBang, tiếp theo làSmart (với SHINee và trước kia là FT Island và YounHa), Ivy Club (Super Junior, Wonder Girls) và Elite (SNSD, SS5
Lamdongphuc.net
http://lamdongphuc.net/tin/244-tim-hieu-ve-dong-phuc-hoc-sinh-nhat-han.html
Similar topics
» Quỳnh Thy - May Đồng phục học sinh, đồng phục công sở giá rẻ nhất thị trường
» Đồng phục nữ sinh Nhật sexy nhất châu Á
» [Cần bán] Đồng phục rẻ nhất Hà Nội, đồng phục áo phông , đồng phục bảo hộ lao động, chất lượng cao
» Đồng phục - niềm tự hào của học sinh Nhật Bản
» Những nữ sinh mặc đồng phục đẹp nhất
» Đồng phục nữ sinh Nhật sexy nhất châu Á
» [Cần bán] Đồng phục rẻ nhất Hà Nội, đồng phục áo phông , đồng phục bảo hộ lao động, chất lượng cao
» Đồng phục - niềm tự hào của học sinh Nhật Bản
» Những nữ sinh mặc đồng phục đẹp nhất
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết