Hấp dẫn nghề huấn luyện viên yoga
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Hấp dẫn nghề huấn luyện viên yoga
Ăn theo yoga, làm việc theo yoga, ngủ cũng theo phương pháp yoga là một hiện tượng đang thu hút nhiều người. Và cũng vì thế, huấn luyện viên yoga đang trở thành một nghề "hấp dẫn", có nhu cầu tuyển dụng cao.
Sôi động thị trường Trên các trang quảng cáo rao vặt, tuyển dụng trực tuyến hay trong giới "săn đầu người", danh mục tuyển huấn luyện viên (HLV) yoga đang nằm ở vị trí đầu bảng, với số lượng tuyển không hạn chế, không phân biệt tuổi tác, trình độ, tình trạng sức khỏe, thể chất, thể hình. Tùy theo mô hình kinh doanh và đối tượng phục vụ, HLV yoga được trả lương theo giờ, ngày hoặc theo số lượng khách hàng (giống nhân viên tiếp thị hay môi giới bảo hiểm). Một số trung tâm yoga còn cam kết: HLV có thể hình đẹp, thu nhập sẽ không dưới bảy triệu đồng/người/tháng. Có lẽ vì thế, nhiều bạn trẻ đã đổ xô đi làm HLV yoga vì "học nghề nhanh, công việc nhẹ nhàng, môi trường thư giãn mà thu nhập cao". Hiện tiêu chuẩn tuyển dụng HLV yoga có ba cấp độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp, tương ứng các điều kiện: không cần biết nghề (sẽ được huấn luyện tốc hành), chỉ cần biết yoga cơ bản và cao cấp nhất là từng theo học các khóa đào tạo huấn luyện viên yoga về yoga, cộng thêm các kỹ năng phụ như: có phương pháp sư phạm, từng là HLV các môn thể dục, thậm chí làm những ngành nghề không liên quan đến yoga như quản trị kinh doanh, nhân sự, ngành y dược. Nhiều nơi tuyển HLV yoga thực chất là tuyển nhân viên kinh doanh, quảng cáo và khai thác thị trường.
Ngày càng nhiều người luyện tập yoga vì sức khỏe TP.HCM hiện là chiếc nôi của phong trào luyện tập yoga từ gia đình đến các CLB. Đến nay, có khoảng 100 HLV yoga chuyên nghiệp đã được đào tạo từ các chuyên gia nước ngoài theo phương pháp truyền nghề. Riêng Sở VH-TT-DL TP.HCM vừa chính thức đưa bộ môn yoga vào đào tạo, huấn luyện, song còn rất mỏng so với nhu cầu thực tế. Sự ra đời của hàng trăm trung tâm tập yoga đang thu hút một lực lượng lớn HLV mà thị trường chưa đủ sức đáp ứng. Cô Lê Thị Ái Liên (HLV yoga Cung văn hóa Lao Động TP.HCM) cho biết: "Bộ môn yoga phát triển rất nhanh, thu hút đủ các thành phần, đối tượng học viên. Cung văn hóa Lao Động từ một cơ sở, nay mở rộng thành ba cơ sở với con số khoảng 1.000 người/sáu khóa/năm. Để trở thành HLV yoga, phải có sự theo đuổi và gắn bó lâu dài, sự thấu hiểu và cảm nhận mỗi động tác, tư thế, nhịp thở yoga tương tác với cơ thể con người. Từ đó đưa ra hướng tư vấn, phương pháp tập luyện phù hợp với sức khỏe, thể trạng của từng người học.
Tôn chỉ của yoga là vì cộng đồng, vì thế HLV yoga chuyên nghiệp phục vụ mang tính phụng sự là chính, nếu đặt nặng yếu tố kinh doanh, sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp của bộ môn này". Gia đình yoga Ba người phụ nữ ở tuổi 60-70 nhưng dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát: cô Nguyễn Thị Cửu (cô Tám - cựu giáo viên Pháp văn Trường Marie Curie), cô Nguyễn Thị Thu Hạnh (hàng xóm của cô Tám) và cô Nguyễn Thị Nga (từ Biên Hòa xuống) đang chuẩn bị bữa ăn chay cho gia đình và các học viên yoga. Nhà của cô Tám vừa là nơi dạy học vừa tập yoga. Nhiều năm nay, cả gia đình cô ăn chay theo phương pháp yoga. Vào ngày chủ nhật, cô luôn tổ chức bữa ăn giao lưu với học viên. Cô Tám tâm sự: "Chúng tôi muốn chia sẻ cùng mọi người hạnh phúc mà bộ môn yoga đã mang lại cho gia đình mình". Đó là câu chuyện về anh xe ôm chở một người nước ngoài (chuyên gia yoga) từ sân bay Tân Sơn Nhất, nhờ cô Tám nói chuyện, rồi cô trở thành phiên dịch khi ông đi truyền môn này những ngày đầu ở TP.HCM. Sau bốn năm, cô Tám "bị” yoga thu hút, trở thành người "mai mối" đưa bộ môn mới lạ này vào tập cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân của Viện Y học dân tộc TP.HCM. Đến nay, hai người con của cô đều là HLV yoga trung và cao cấp: anh Phạm Ngọc Khang (kỹ sư hóa, Công ty ICP) và Phạm Ngọc Khanh (Công ty JVPC chuyên về dầu khí) đã đưa bộ môn yoga vào sinh hoạt trong chính công ty mình. Anh Khang cho biết: "Khi đưa yoga vào thí điểm tại một nhà máy, tinh thần công nhân viên đã bớt căng thẳng hơn. Đặc biệt là các trường hợp nghỉ ốm, thường xảy ra vào mùa mưa, nay gần như không còn". Ngọc Khanh thì gây dựng phong trào yoga trong thanh niên, trở thành chủ nhiệm CLB Yoga của TP Vũng Tàu (trụ sở làm việc của công ty cô). Từ niềm đam mê yoga, được gia đình cô Tám phát triển hướng theo tinh thần phục vụ cộng đồng, xuất phát từ cái duyên với ông thầy yoga người Pháp, cô Tám đã thành lập được quỹ học bổng mang tên Tất cả tấm lòng cho VN (của những người bạn Pháp) giúp đỡ được 300 HS nghèo học giỏi. Cô Tám kể: "Kỷ niệm lớn nhất của tôi là khi huấn luyện yoga cho các học viên ở Trung tâm cai nghiện Bình Triệu và BV tâm thần Biên Hòa. Ban đầu học viên rất nhức nhối, căng thẳng, không biết gì nhưng chỉ vài ngày làm quen với bài tập yoga cơ bản, chủ yếu là tập thở, những người đang chịu cơn đau cả tinh thần lẫn thể xác đã dần lắng dịu và trở nên hiền hòa, vui vẻ hơn. Tôi nghĩ, ý nghĩa lớn lao của bộ môn yoga chính là giúp con người có thể vượt qua bất hạnh, tìm ra con đường chân phúc". Nhận định về xu hướng thị trường, cô Tám cho rằng: "Sự hấp dẫn và tính đại chúng của yoga sẽ là mảnh đất sáng tạo cho nhiều thể hiện mới mẻ mang bản sắc riêng của yoga VN. Tuy nhiên, để hiểu đúng và đủ về yoga, người học phải được đào tạo cơ bản tối thiểu sáu tháng, phải có sự trải nghiệm của chính bản thân, trên cơ sở đó mới nghiên cứu, tìm tòi những trường phái yoga khác nhau. Hiện nay, xu hướng đào tạo hlv yoga "tốc hành" để hành nghề chỉ mang tính thời trang hay đơn giản như một dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì thế, thị trường này đang bát nháo, vàng thau lẫn lộn. HLV yoga muốn sống với nghề, phải có sự đầu tư lâu dài, chuyên nghiệp và đặc biệt là phải có cái tâm trong sáng".
Sôi động thị trường Trên các trang quảng cáo rao vặt, tuyển dụng trực tuyến hay trong giới "săn đầu người", danh mục tuyển huấn luyện viên (HLV) yoga đang nằm ở vị trí đầu bảng, với số lượng tuyển không hạn chế, không phân biệt tuổi tác, trình độ, tình trạng sức khỏe, thể chất, thể hình. Tùy theo mô hình kinh doanh và đối tượng phục vụ, HLV yoga được trả lương theo giờ, ngày hoặc theo số lượng khách hàng (giống nhân viên tiếp thị hay môi giới bảo hiểm). Một số trung tâm yoga còn cam kết: HLV có thể hình đẹp, thu nhập sẽ không dưới bảy triệu đồng/người/tháng. Có lẽ vì thế, nhiều bạn trẻ đã đổ xô đi làm HLV yoga vì "học nghề nhanh, công việc nhẹ nhàng, môi trường thư giãn mà thu nhập cao". Hiện tiêu chuẩn tuyển dụng HLV yoga có ba cấp độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp, tương ứng các điều kiện: không cần biết nghề (sẽ được huấn luyện tốc hành), chỉ cần biết yoga cơ bản và cao cấp nhất là từng theo học các khóa đào tạo huấn luyện viên yoga về yoga, cộng thêm các kỹ năng phụ như: có phương pháp sư phạm, từng là HLV các môn thể dục, thậm chí làm những ngành nghề không liên quan đến yoga như quản trị kinh doanh, nhân sự, ngành y dược. Nhiều nơi tuyển HLV yoga thực chất là tuyển nhân viên kinh doanh, quảng cáo và khai thác thị trường.
Ngày càng nhiều người luyện tập yoga vì sức khỏe TP.HCM hiện là chiếc nôi của phong trào luyện tập yoga từ gia đình đến các CLB. Đến nay, có khoảng 100 HLV yoga chuyên nghiệp đã được đào tạo từ các chuyên gia nước ngoài theo phương pháp truyền nghề. Riêng Sở VH-TT-DL TP.HCM vừa chính thức đưa bộ môn yoga vào đào tạo, huấn luyện, song còn rất mỏng so với nhu cầu thực tế. Sự ra đời của hàng trăm trung tâm tập yoga đang thu hút một lực lượng lớn HLV mà thị trường chưa đủ sức đáp ứng. Cô Lê Thị Ái Liên (HLV yoga Cung văn hóa Lao Động TP.HCM) cho biết: "Bộ môn yoga phát triển rất nhanh, thu hút đủ các thành phần, đối tượng học viên. Cung văn hóa Lao Động từ một cơ sở, nay mở rộng thành ba cơ sở với con số khoảng 1.000 người/sáu khóa/năm. Để trở thành HLV yoga, phải có sự theo đuổi và gắn bó lâu dài, sự thấu hiểu và cảm nhận mỗi động tác, tư thế, nhịp thở yoga tương tác với cơ thể con người. Từ đó đưa ra hướng tư vấn, phương pháp tập luyện phù hợp với sức khỏe, thể trạng của từng người học.
Tôn chỉ của yoga là vì cộng đồng, vì thế HLV yoga chuyên nghiệp phục vụ mang tính phụng sự là chính, nếu đặt nặng yếu tố kinh doanh, sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp của bộ môn này". Gia đình yoga Ba người phụ nữ ở tuổi 60-70 nhưng dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát: cô Nguyễn Thị Cửu (cô Tám - cựu giáo viên Pháp văn Trường Marie Curie), cô Nguyễn Thị Thu Hạnh (hàng xóm của cô Tám) và cô Nguyễn Thị Nga (từ Biên Hòa xuống) đang chuẩn bị bữa ăn chay cho gia đình và các học viên yoga. Nhà của cô Tám vừa là nơi dạy học vừa tập yoga. Nhiều năm nay, cả gia đình cô ăn chay theo phương pháp yoga. Vào ngày chủ nhật, cô luôn tổ chức bữa ăn giao lưu với học viên. Cô Tám tâm sự: "Chúng tôi muốn chia sẻ cùng mọi người hạnh phúc mà bộ môn yoga đã mang lại cho gia đình mình". Đó là câu chuyện về anh xe ôm chở một người nước ngoài (chuyên gia yoga) từ sân bay Tân Sơn Nhất, nhờ cô Tám nói chuyện, rồi cô trở thành phiên dịch khi ông đi truyền môn này những ngày đầu ở TP.HCM. Sau bốn năm, cô Tám "bị” yoga thu hút, trở thành người "mai mối" đưa bộ môn mới lạ này vào tập cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân của Viện Y học dân tộc TP.HCM. Đến nay, hai người con của cô đều là HLV yoga trung và cao cấp: anh Phạm Ngọc Khang (kỹ sư hóa, Công ty ICP) và Phạm Ngọc Khanh (Công ty JVPC chuyên về dầu khí) đã đưa bộ môn yoga vào sinh hoạt trong chính công ty mình. Anh Khang cho biết: "Khi đưa yoga vào thí điểm tại một nhà máy, tinh thần công nhân viên đã bớt căng thẳng hơn. Đặc biệt là các trường hợp nghỉ ốm, thường xảy ra vào mùa mưa, nay gần như không còn". Ngọc Khanh thì gây dựng phong trào yoga trong thanh niên, trở thành chủ nhiệm CLB Yoga của TP Vũng Tàu (trụ sở làm việc của công ty cô). Từ niềm đam mê yoga, được gia đình cô Tám phát triển hướng theo tinh thần phục vụ cộng đồng, xuất phát từ cái duyên với ông thầy yoga người Pháp, cô Tám đã thành lập được quỹ học bổng mang tên Tất cả tấm lòng cho VN (của những người bạn Pháp) giúp đỡ được 300 HS nghèo học giỏi. Cô Tám kể: "Kỷ niệm lớn nhất của tôi là khi huấn luyện yoga cho các học viên ở Trung tâm cai nghiện Bình Triệu và BV tâm thần Biên Hòa. Ban đầu học viên rất nhức nhối, căng thẳng, không biết gì nhưng chỉ vài ngày làm quen với bài tập yoga cơ bản, chủ yếu là tập thở, những người đang chịu cơn đau cả tinh thần lẫn thể xác đã dần lắng dịu và trở nên hiền hòa, vui vẻ hơn. Tôi nghĩ, ý nghĩa lớn lao của bộ môn yoga chính là giúp con người có thể vượt qua bất hạnh, tìm ra con đường chân phúc". Nhận định về xu hướng thị trường, cô Tám cho rằng: "Sự hấp dẫn và tính đại chúng của yoga sẽ là mảnh đất sáng tạo cho nhiều thể hiện mới mẻ mang bản sắc riêng của yoga VN. Tuy nhiên, để hiểu đúng và đủ về yoga, người học phải được đào tạo cơ bản tối thiểu sáu tháng, phải có sự trải nghiệm của chính bản thân, trên cơ sở đó mới nghiên cứu, tìm tòi những trường phái yoga khác nhau. Hiện nay, xu hướng đào tạo hlv yoga "tốc hành" để hành nghề chỉ mang tính thời trang hay đơn giản như một dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì thế, thị trường này đang bát nháo, vàng thau lẫn lộn. HLV yoga muốn sống với nghề, phải có sự đầu tư lâu dài, chuyên nghiệp và đặc biệt là phải có cái tâm trong sáng".
_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
Similar topics
» Nghề huấn luyện viên Yoga
» 7 lí do bạn nên trở thành một huấn luyện viên yoga
» Tầm quan trọng khi chọn huấn luyện viên yoga
» Cuộc sống trẻ trung của huấn luyện viên yoga 96 tuổi
» Từ người bệnh thoái hóa cột sống thành huấn luyện viên yoga
» 7 lí do bạn nên trở thành một huấn luyện viên yoga
» Tầm quan trọng khi chọn huấn luyện viên yoga
» Cuộc sống trẻ trung của huấn luyện viên yoga 96 tuổi
» Từ người bệnh thoái hóa cột sống thành huấn luyện viên yoga
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết