Khái yếu lịch sử Nhật Bản - phần 6 : Thiên hoàng Nhật bản
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Khái yếu lịch sử Nhật Bản - phần 6 : Thiên hoàng Nhật bản
Nguồn tham khảo : http://tiengnhatcoban.edu.vn/
Thiên hoàng Nhật Bản
Dòng dõi hoàng tộc của Nhật Bản, khởi nguồn từ huyền thoại một vị thần được coi là ông tổ của hoàng tộc từ thiên đường xuống hạ giới, đã có sự nối dõi liên tục chưa hề đứt quãng trong lịch sử kể từ đời các hoàng đế xa xưa.
Qua một quá trình dài, đã xảy ra những tranh chấp trong gia đình hoàng tộc về quyền nối ngôi dẫn đến ám sát, lưu đày, giam cầm hoặc thậm chí Nhật hoàng phải tự sát song ngai vàng vẫn luôn nằm trong tay một thành viên của hoàng tộc. Ngoài ra, trải qua những thăng trầm của các hoàng đế và các triều đại, hoàng tộc vẫn được người dân ủng hộ do sự tôn kính và tin tưởng đối với vua. Điều đó vẫn tồn tại cả khi “chính quyền Mạc Phủ” ra đời. Cha truyền con nối làm cho quyền lực của Nhật hoàng chỉ là danh nghĩa, và thậm chí ngay cả khi các Nhật hoàng phạm sai lầm về chính trị nhưng vẫn nắm giữ ngai vàng. Những cuộc lật đổ hoặc âm mưu phá vỡ hệ thống ngôi vua đều bị kết thúc thất bại.
Các học giả Nhật Bản cho rằng điều cha truyền con nối của dòng dõi hoàng tộc ở Nhật Bản dài lâu hơn bất cứ nước nào trên thế giới là do các Nhật hoàng đều anh minh, cai trị dân một cách hiền hoà, không dùng bạo lực, điều mà ta ít thấy ở những hoàng đế của một số nước khác. Tuy nhiên, có một nhân tố khác là, trong khoảng 1500 năm kể từ khi lập nên hệ thống truyền nối ngôi vua, chỉ có một thời gian ngắn Nhật hoàng trực tiếp điều khiển chính sự. Họ thực hiện quyền lực lớn nhất trong khoảng 2 thế kỷ thuộc thời Asuka (593-708) – thời kì Cải cách Taika và sự ra đời bộ luật Ritsuryo, kéo dài từ thời Nhật hoàng Temmu và hoàng hậu Joto, qua thời Nara cho đến đầu thời Heian vào đầu thế kỷ IX.
Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, chính quyền nằm trong tay các nhiếp chính hoặc về sau, thời Shogun (Tướng quân), thuộc “chính quyền Mạc Phủ” mà Minamoto – no – Yoritomo là người thiết lập nên. Trong suốt thời gian đó, hoạt động của các Nhật hoàng và triều đình tại Kyoto đều giới hạn ở những vấn đề có tính chất văn hoá hơn là chính trị. Ngoài ra, triều đình cũng buộc phải thoả hiệp trước yêu cầu của các dòng họ có thế lực và chế độ Shogun. Mặc dù một vài Nhật hoàng trong thời kì đó cố khôi phục quyền lực chính trị, nhưng họ hoàn toàn thất bại hoặc chỉ thành công ngắn ngủi. Phải tới thời Minh Trị, mô hình Nhật hoàng trực tiếp điều hành mới thay thế cho chế độ phong kiến của “chính quyền Mạc Phủ” đã kéo dài quá lâu. Nhật hoàng Minh Trị cai trị từ 1868 đến 1912 thực tế đã tham gia tích cực vào việc thảo luận chính sách với những người lãnh đạo nhà nước vốn là những người đã đem lại cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Tuy nhiên, những người kế vị ông đã kém tích cực hơn. Với việc gia tăng sức mạnh chính trị của lực lượng lãnh đạo nhà nước nhưng vẫn tư tưởng cũ, và sau đó, trong những năm 1920 và 1930, quyền lực rơi vào tay phái quân sự, không những Nhật hoàng mà cả các đảng phái chính trị mới thành lập và nghị viện một lần nữa lại ngày càng bị yếu thế. Hầu hết người dân Nhật Bản cho đến thời điểm đó vẫn trung thành và tôn kính Nhật hoàng. Thậm chí sau chiến tranh, Nhật hoàng vẫn giữ ngôi vua như là một biểu tưởng quốc gia, trên thực tế, là một vị trí tương tự như vị trí của các Nhật hoàng nối ngôi từ thế kỷ X về sau.
=> Các bạn xem các bài học tiếng Nhật hấp dẫn khác vớiCách học tiếng Nhật nhé ! sẽ có rất nhiều chủ đề hay cho bạn theo dõi đấy !
Một yếu tố khác giúp cho việc giữ gìn dòng dõi hoàng tộc là vị trí và đặc điểm của lãnh thổ Nhật Bản. Là một quốc đảo rất ít tiếp xúc và tranh chấp với các dân tộc khác, Nhật Bản không chịu áp lực nào từ bên ngoài đe doạ hệ thống cai trị. Nhật hoàng cũng không cần giữ vai trò chỉ huy quân đội để tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc trước các dân tộc khác. Vì nhiều lí do, dòng dõi hoàng tộc đã tồn tại trong suốt nhiều thời kì.
=> xem thêm chủ đề bí quyết học nói tiếng Nhật hiệu quả
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Thiên hoàng Nhật Bản
Dòng dõi hoàng tộc của Nhật Bản, khởi nguồn từ huyền thoại một vị thần được coi là ông tổ của hoàng tộc từ thiên đường xuống hạ giới, đã có sự nối dõi liên tục chưa hề đứt quãng trong lịch sử kể từ đời các hoàng đế xa xưa.
Qua một quá trình dài, đã xảy ra những tranh chấp trong gia đình hoàng tộc về quyền nối ngôi dẫn đến ám sát, lưu đày, giam cầm hoặc thậm chí Nhật hoàng phải tự sát song ngai vàng vẫn luôn nằm trong tay một thành viên của hoàng tộc. Ngoài ra, trải qua những thăng trầm của các hoàng đế và các triều đại, hoàng tộc vẫn được người dân ủng hộ do sự tôn kính và tin tưởng đối với vua. Điều đó vẫn tồn tại cả khi “chính quyền Mạc Phủ” ra đời. Cha truyền con nối làm cho quyền lực của Nhật hoàng chỉ là danh nghĩa, và thậm chí ngay cả khi các Nhật hoàng phạm sai lầm về chính trị nhưng vẫn nắm giữ ngai vàng. Những cuộc lật đổ hoặc âm mưu phá vỡ hệ thống ngôi vua đều bị kết thúc thất bại.
Các học giả Nhật Bản cho rằng điều cha truyền con nối của dòng dõi hoàng tộc ở Nhật Bản dài lâu hơn bất cứ nước nào trên thế giới là do các Nhật hoàng đều anh minh, cai trị dân một cách hiền hoà, không dùng bạo lực, điều mà ta ít thấy ở những hoàng đế của một số nước khác. Tuy nhiên, có một nhân tố khác là, trong khoảng 1500 năm kể từ khi lập nên hệ thống truyền nối ngôi vua, chỉ có một thời gian ngắn Nhật hoàng trực tiếp điều khiển chính sự. Họ thực hiện quyền lực lớn nhất trong khoảng 2 thế kỷ thuộc thời Asuka (593-708) – thời kì Cải cách Taika và sự ra đời bộ luật Ritsuryo, kéo dài từ thời Nhật hoàng Temmu và hoàng hậu Joto, qua thời Nara cho đến đầu thời Heian vào đầu thế kỷ IX.
Trong khoảng hơn 1000 năm sau đó, chính quyền nằm trong tay các nhiếp chính hoặc về sau, thời Shogun (Tướng quân), thuộc “chính quyền Mạc Phủ” mà Minamoto – no – Yoritomo là người thiết lập nên. Trong suốt thời gian đó, hoạt động của các Nhật hoàng và triều đình tại Kyoto đều giới hạn ở những vấn đề có tính chất văn hoá hơn là chính trị. Ngoài ra, triều đình cũng buộc phải thoả hiệp trước yêu cầu của các dòng họ có thế lực và chế độ Shogun. Mặc dù một vài Nhật hoàng trong thời kì đó cố khôi phục quyền lực chính trị, nhưng họ hoàn toàn thất bại hoặc chỉ thành công ngắn ngủi. Phải tới thời Minh Trị, mô hình Nhật hoàng trực tiếp điều hành mới thay thế cho chế độ phong kiến của “chính quyền Mạc Phủ” đã kéo dài quá lâu. Nhật hoàng Minh Trị cai trị từ 1868 đến 1912 thực tế đã tham gia tích cực vào việc thảo luận chính sách với những người lãnh đạo nhà nước vốn là những người đã đem lại cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Tuy nhiên, những người kế vị ông đã kém tích cực hơn. Với việc gia tăng sức mạnh chính trị của lực lượng lãnh đạo nhà nước nhưng vẫn tư tưởng cũ, và sau đó, trong những năm 1920 và 1930, quyền lực rơi vào tay phái quân sự, không những Nhật hoàng mà cả các đảng phái chính trị mới thành lập và nghị viện một lần nữa lại ngày càng bị yếu thế. Hầu hết người dân Nhật Bản cho đến thời điểm đó vẫn trung thành và tôn kính Nhật hoàng. Thậm chí sau chiến tranh, Nhật hoàng vẫn giữ ngôi vua như là một biểu tưởng quốc gia, trên thực tế, là một vị trí tương tự như vị trí của các Nhật hoàng nối ngôi từ thế kỷ X về sau.
=> Các bạn xem các bài học tiếng Nhật hấp dẫn khác vớiCách học tiếng Nhật nhé ! sẽ có rất nhiều chủ đề hay cho bạn theo dõi đấy !
Một yếu tố khác giúp cho việc giữ gìn dòng dõi hoàng tộc là vị trí và đặc điểm của lãnh thổ Nhật Bản. Là một quốc đảo rất ít tiếp xúc và tranh chấp với các dân tộc khác, Nhật Bản không chịu áp lực nào từ bên ngoài đe doạ hệ thống cai trị. Nhật hoàng cũng không cần giữ vai trò chỉ huy quân đội để tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc trước các dân tộc khác. Vì nhiều lí do, dòng dõi hoàng tộc đã tồn tại trong suốt nhiều thời kì.
=> xem thêm chủ đề bí quyết học nói tiếng Nhật hiệu quả
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
_________________
Đăng kí học tiếng nhật cơ bản cùng học tiếng nhật với những khóa học tiếng nhật tốt nhất
Similar topics
» Khái yếu lịch sử Nhật Bản - Phần 1 : Ụ Vỏ Sò
» Tận hưởng chuyến du lịch tại thiên đường du lịch tại thành phố phan thiết
» Sơ lược lịch sử Nhật Bản - phần 7 : Nhân vật lịch sử SAKAMOTO RYOMA
» Du lịch Mũi NÉ- Phan Thiết-CTY du lịch quốc tế hoàng gia
» Khái yếu lịch sử Nhật Bản - các thời kì trung thế
» Tận hưởng chuyến du lịch tại thiên đường du lịch tại thành phố phan thiết
» Sơ lược lịch sử Nhật Bản - phần 7 : Nhân vật lịch sử SAKAMOTO RYOMA
» Du lịch Mũi NÉ- Phan Thiết-CTY du lịch quốc tế hoàng gia
» Khái yếu lịch sử Nhật Bản - các thời kì trung thế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết