những lời khuyên khi sử dụng máy sấy quần áo
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
những lời khuyên khi sử dụng máy sấy quần áo
Máy sấy quần áo không phải là đồ gia dụng phổ biến do máy khá đắt tiền và chi phí vận hành lớn, ở Việt Nam hầu như chỉ cần dùng vào mùa mưa ẩm. Tuy nhiên nếu nhà bạn có một chiếc máy sấy (hoặc máy giặt có chức năng sấy), hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để đảm bảo quần áo được sấy một cách tốt nhất cũng như tiết kiệm điện năng.
1. Chỉ cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy, nếu dùng máy giặt thì chọn chế độ vắt cao nhất. Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, mà máy sấy thì rất tốn điện.
2. Hãy rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.
3. Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng.
4. Tuy nhiên cũng không được để máy sấy bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng, hơn nữa quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.
5. Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo (dryer sheet/fabric softener sheet), cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo, nếu không lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.
6. Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 – 60 – 120 – 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. Nói chung ngay từ khâu giặt quần áo bạn đã phải phân loại quần áo, sau đó đưa vào máy sấy, chất liệu quần áo khác nhau sẽ cần được sấy khác nhau. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.
7. Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.
8. Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy, mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.
9. Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, nên sấy ở chế độ thấp.
10. Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.
11. Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.
12. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.
13. Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…. Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.
14. Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
1. Chỉ cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy, nếu dùng máy giặt thì chọn chế độ vắt cao nhất. Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, mà máy sấy thì rất tốn điện.
2. Hãy rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.
3. Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng.
4. Tuy nhiên cũng không được để máy sấy bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng, hơn nữa quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.
5. Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo (dryer sheet/fabric softener sheet), cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo, nếu không lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.
6. Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 – 60 – 120 – 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. Nói chung ngay từ khâu giặt quần áo bạn đã phải phân loại quần áo, sau đó đưa vào máy sấy, chất liệu quần áo khác nhau sẽ cần được sấy khác nhau. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.
7. Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.
8. Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy, mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.
9. Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, nên sấy ở chế độ thấp.
10. Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.
11. Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.
12. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.
13. Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…. Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.
14. Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
hikaru- Cấp 1
- Bài gửi : 16
Điểm : 3551
Like : 0
Tham gia : 13/04/2015
Similar topics
» Những lời khuyến cáo từ bác sĩ khi sử dụng thuốc phá thai
» khuyến mãi sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM
» Quần nâng mông và những tác dụng với chị em
» sách luật xây dựng năm 2015 xử lý những vi phạm trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình
» Những lưu ý sử dụng, bảo quản ghế gội đầu cho bé
» khuyến mãi sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM
» Quần nâng mông và những tác dụng với chị em
» sách luật xây dựng năm 2015 xử lý những vi phạm trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình
» Những lưu ý sử dụng, bảo quản ghế gội đầu cho bé
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết