Cụ bà Nhật Bản mở café thiện nguyện ở Hội An
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Cụ bà Nhật Bản mở café thiện nguyện ở Hội An
Xem thêm:
luyện nghe tiếng nhật
tiếng nhật giao tiếp hàng ngày
minna no nihongo
Hơn 20 năm làm Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật - Việt thành phố Kawasaki, những chuyến đi Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, bà đã từng chứng kiến cảnh trẻ em nghèo không nơi nương tựa, những sinh viên đến từ các vùng quê nghèo không có điều kiện đến trường.
Bà tự hứa với lòng mình, khi nghỉ hưu chắc chắn sẽ sang Việt Nam để hiện thực hóa giấc mơ tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vì vậy, từ năm 2009, bà đến TP. Đà Nẵng tìm mua đất để mở quán. Nhưng, do đất Đà Nẵng quá đắt và thủ tục mua bán khó khăn nên bà quyết định về TP. Hội An.
“Nhờ người bạn ở Hội An tư vấn, tôi mua mảnh đất rộng 200 m2 bên bờ sông Hoài, giá hơn 100.000 USD, để đầu tư xây dựng quán cafe. Đến bây giờ, số tiền đầu tư chưa thể tính toán lời lãi. Cái lãi lớn nhất là tôi được sống và tiếp tục làm việc ở nơi mà tôi yêu quí”, cụ bà Usuda ReiKo tâm sự.
Nằm nép mình bên bờ sông Hoài, quán café của cụ bà người Nhật Usuda ReiKo là điểm hẹn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ngồi trò chuyện cùng bà ngay tại quán Café, dưới tán dây leo giữa buổi sáng mùa đông rét ngọt, bà đưa tay chỉ cái cơ ngơi yên bình, tự hào khoe quán do kiến trúc sư Arika Yoshida thiết kế, theo mô hình sinh thái tặng riêng cho bà. Theo lời bà kể, ý niệm sinh thái và ứng xử với môi trường là điều mà bà đau đáu phải thực hiện, bắt đầu từ việc nhỏ nhất.
Do đó, không gian sống, làm việc, tiếp khách,... tất cả đều là không gian mở với lối kiến trúc đơn sơ, mộc mạc như tường xây gạch trần, cầu thang gỗ, các cửa sổ, cửa đi,... đều làm theo mẫu từ Nhật Bản.
Mái nhà được thiết kế như một bể nước lớn, đón nước mưa xuống để sử dụng, sau đó xử lý lại tái sử dụng theo vòng tròn khép kín, rất tiết kiệm và khoa học.
Khi quyết định chọn Hội An là quê hương thứ hai, từ năm 2003, cụ bà Reiko Usuda bắt đầu những dự án tâm huyết của cả đời mình là xử lý môi trường, tổ chức các lớp đào tạo nghề, dạy ngôn ngữ cũng như các kỹ năng ứng xử cho các trẻ em đường phố.
Ngoài chi phí và công sức của mình, cụ bà Reiko đã kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức Nhật Bản hỗ trợ 10.000 xe đạp cùng thiết bị văn phòng phẩm giúp trẻ em nghèo, vùng xa tại hàng chục trường học ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Không dừng ở đó, bà còn là bà đỡ cho những bạn trẻ nghiên cứu sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường để xuất qua Nhật Bản và các nước.
Dự án sản xuất xe đạp tre xuất khẩu của chàng trai trẻ Võ Tấn Tân ở TP. Hội An cũng được bà tài trợ, làm cầu nối xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu.
Bà kể: “Tôi sẽ sống quãng đời còn lại ở Hội An. Đây là quê hương thứ hai của tôi. Tâm nguyện của tôi là giúp được càng nhiều người bớt khó nghèo càng tốt và sẽ tiếp tục làm cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản”.
Không chỉ mở quán cà phê, cụ bà Reiko còn kết nối với nhiều người bạn thân ở các tổ chức Global Village Foundation (Tổ chức Ngôi làng toàn cầu), Helping Invisible Victims of War (Tổ chức giúp đỡ nạn nhân chiến tranh), cũng như nhiều doanh nghiệp và tổ chức thiện nguyện khác, đến Việt Nam giúp đỡ cho những đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ và xây dựng các dự án bảo vệ môi trường.
luyện nghe tiếng nhật
tiếng nhật giao tiếp hàng ngày
minna no nihongo
Hơn 20 năm làm Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật - Việt thành phố Kawasaki, những chuyến đi Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, bà đã từng chứng kiến cảnh trẻ em nghèo không nơi nương tựa, những sinh viên đến từ các vùng quê nghèo không có điều kiện đến trường.
Bà tự hứa với lòng mình, khi nghỉ hưu chắc chắn sẽ sang Việt Nam để hiện thực hóa giấc mơ tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vì vậy, từ năm 2009, bà đến TP. Đà Nẵng tìm mua đất để mở quán. Nhưng, do đất Đà Nẵng quá đắt và thủ tục mua bán khó khăn nên bà quyết định về TP. Hội An.
“Nhờ người bạn ở Hội An tư vấn, tôi mua mảnh đất rộng 200 m2 bên bờ sông Hoài, giá hơn 100.000 USD, để đầu tư xây dựng quán cafe. Đến bây giờ, số tiền đầu tư chưa thể tính toán lời lãi. Cái lãi lớn nhất là tôi được sống và tiếp tục làm việc ở nơi mà tôi yêu quí”, cụ bà Usuda ReiKo tâm sự.
Nằm nép mình bên bờ sông Hoài, quán café của cụ bà người Nhật Usuda ReiKo là điểm hẹn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ngồi trò chuyện cùng bà ngay tại quán Café, dưới tán dây leo giữa buổi sáng mùa đông rét ngọt, bà đưa tay chỉ cái cơ ngơi yên bình, tự hào khoe quán do kiến trúc sư Arika Yoshida thiết kế, theo mô hình sinh thái tặng riêng cho bà. Theo lời bà kể, ý niệm sinh thái và ứng xử với môi trường là điều mà bà đau đáu phải thực hiện, bắt đầu từ việc nhỏ nhất.
Do đó, không gian sống, làm việc, tiếp khách,... tất cả đều là không gian mở với lối kiến trúc đơn sơ, mộc mạc như tường xây gạch trần, cầu thang gỗ, các cửa sổ, cửa đi,... đều làm theo mẫu từ Nhật Bản.
Mái nhà được thiết kế như một bể nước lớn, đón nước mưa xuống để sử dụng, sau đó xử lý lại tái sử dụng theo vòng tròn khép kín, rất tiết kiệm và khoa học.
Khi quyết định chọn Hội An là quê hương thứ hai, từ năm 2003, cụ bà Reiko Usuda bắt đầu những dự án tâm huyết của cả đời mình là xử lý môi trường, tổ chức các lớp đào tạo nghề, dạy ngôn ngữ cũng như các kỹ năng ứng xử cho các trẻ em đường phố.
Ngoài chi phí và công sức của mình, cụ bà Reiko đã kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức Nhật Bản hỗ trợ 10.000 xe đạp cùng thiết bị văn phòng phẩm giúp trẻ em nghèo, vùng xa tại hàng chục trường học ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Không dừng ở đó, bà còn là bà đỡ cho những bạn trẻ nghiên cứu sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường để xuất qua Nhật Bản và các nước.
Dự án sản xuất xe đạp tre xuất khẩu của chàng trai trẻ Võ Tấn Tân ở TP. Hội An cũng được bà tài trợ, làm cầu nối xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu.
Bà kể: “Tôi sẽ sống quãng đời còn lại ở Hội An. Đây là quê hương thứ hai của tôi. Tâm nguyện của tôi là giúp được càng nhiều người bớt khó nghèo càng tốt và sẽ tiếp tục làm cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản”.
Không chỉ mở quán cà phê, cụ bà Reiko còn kết nối với nhiều người bạn thân ở các tổ chức Global Village Foundation (Tổ chức Ngôi làng toàn cầu), Helping Invisible Victims of War (Tổ chức giúp đỡ nạn nhân chiến tranh), cũng như nhiều doanh nghiệp và tổ chức thiện nguyện khác, đến Việt Nam giúp đỡ cho những đứa trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ và xây dựng các dự án bảo vệ môi trường.
halumia- Cấp 0
- Bài gửi : 6
Điểm : 3239
Like : 0
Tham gia : 02/02/2016
Similar topics
» Cafe quận 1 - Cóc Cafe - Cafe nguyên chất 100%
» Cafe pha máy Tân Phú, Nguyễn Cửu Đàm sạch 100%
» Quán cafe 44 Nguyễn Cửu Đàm cà phê pha máy nguyên chất
» KIẾM THẾ THIÊN TUYỆT –Open 10h00 sáng chủ nhật ngày 15/3/2015-Đua top nhận Nguyên Soái Ấn
» Cafe sữa đá nguyên chất từ hạt thô
» Cafe pha máy Tân Phú, Nguyễn Cửu Đàm sạch 100%
» Quán cafe 44 Nguyễn Cửu Đàm cà phê pha máy nguyên chất
» KIẾM THẾ THIÊN TUYỆT –Open 10h00 sáng chủ nhật ngày 15/3/2015-Đua top nhận Nguyên Soái Ấn
» Cafe sữa đá nguyên chất từ hạt thô
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết