LỊCH VÀ NHỮNG NGÀY LỄ HỘI - PHẦN 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
LỊCH VÀ NHỮNG NGÀY LỄ HỘI - PHẦN 2
LỊCH VÀ NHỮNG NGÀY LỄ HỘI - PHẦN 2
Lịch và những ngày lễ hội – phần 2
Các du học sinh, kỹ sư cần biết những ngày lễ quan trọng để sắp xếp thời gian, kế hoạch sinh hoạt riêng của mình; bên cạnh đó có thể hiểu biết thêm văn hóa, truyền thống của Nhật Bản. Các bạn đã xem nội dung "Lịch và những ngày lễ hội - phần 1". Sau đây, mời các bạn tiếp tục nội dung phần 2:
( 2 ) Những ngày nghỉ ngoài ngày lễ:
[ Nghỉ tết] Người Nhật gọi ngày bước sang năm mới, Tết là ngày 1 tháng 1 là ngày nguyên đán hay là ngày tết và coi đó là một tiết mục quan trọng. Trước sau ngày này, có không ít công ty nghỉ tết liên tục từ khoảng 29 tháng 12 đến 3 tháng 1. Ngày nghỉ lễ trên lịch chỉ là ngày 1 tháng 1, do đó những ngày nghỉ này thay đổi tùy theo ngành nghề hoặc công ty. Người Nhật Bản, cứ vào đến cuối năm thì thường tổ chức những buổi tiệc với ý là để quên những việc cực nhọc trong năm cũ ( tiệc tất niên), hoặc vào đầu năm thì tổ chức những buổi tiệc với ý là để mừng năm mới ( tiệc năm mới).
Trong dịp nghỉ tết từ ngày 29 đến 31 tháng 12, mọi người dùng thời gian này để tổng vệ sinh nhà cửa và chuẩn bị cả tâm hồn và thể xác để đón chào năm mới. Đêm giao thừa 31 tháng 12 thì ăn món mì Soba, và từ mùng 1 đến mùng 3 tết là thời gian dùng để cả gia đình quây quần ăn các loại thức ăn đặc biệt hoặc bánh dày Mochi v.v... Để mừng năm mới, và đi thăm anh em hoặc bà con mà ít có cơ hội gặp trong những ngày thường, hàn thuyên trò chuyện về những chuyện đã xảy ra trong năm cũ.
[ Tuần lễ vàng] Ngày 3 tháng 5 ( ngày lập hiến pháp), ngày 4 tháng 5 ( ngày nghỉ của dân chúng), ngày 5 tháng 5 ( ngày thiếu nhi), ba ngày này là những ngày nghỉ lễ liên tiếp hàng năm. Nếu trước hoặc sau 3 ngày này là ngày quốc tế lao động, ngày thứ 7 hoặc ngày chủ nhật, thì sẽ có khoảng 5 ngày nghĩ liên tiếp. Tuỳ theo xí nghiệp, có trường hợp chuyển đổi những ngày nghỉ lễ khác bù vào đây để có thể được nghỉ liên tục 1 tuần. Tháng 5 là mùa xuân, khi hậu rất tốt, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp, do đó rất nhiều người nhật đi du lịch hoặc đi chơi. Từ đó, người ta gọi kì nghỉ liên tục này là tuần lễ vàng.
[ Nghỉ lễ Vu Lan] Khoảng thời gian trung tuần tháng 7 ( từ 13 đến 15) hoặc trung tuần tháng 8 ( từ 13 đến 15) người nhật gọi là Obon= vu lan. Người nhật cho là trong thời gian Obon là lúc linh hồn ông bà tổ tiên trở về nhà, do đó họ dâng lễ trên bàn thờ phật, và các người thân tộc bình thường thì sống xa nhau tổng hợp lại để cúng kiến tổ tiên. Mặc dù thời gian này thay đổi tùy theo khu vực, có thể là giữa tháng 7 hoặc giữa tháng 8, tuy nhiên vào thời gian này người ta nghỉ hè liên tục nhiều ngày hoặc ngày lễ vu lan liên tục.
[ Nghỉ hè] Trường học ở Nhật Bản nghỉ hè vào khoảng 20 tháng 7 đến 31 tháng 8. Đây là thời gian mà thời tiết nóng nhất tại nhật, và các công ty cũng có cho nhân viên kỳ nghỉ hè khoảng 3 ngày. Ngoài ra, có tập quán là người ta thường lấy kỳ nghỉ lễ vu lan và kỳ nghĩ hè chung để có những ngày nghỉ liên tục.
Hơn nữa, thời gian này nhiều nơi tổ chức bắn pháo hoa, hoặc múa lễ hội Obon.
( 3 ) Các lễ hội theo mùa
Mặc dù không phải là ngày nghỉ, nhưng có nhiều lễ hội khác nhau theo mỗi mùa. Nên biết ý nghĩa của nó để hiểu văn hóa và truyền thống của Nhật Bản.
- Ngày Thánh Valentine ( 14 tháng 2)
Ngày xưa, có một tín đồ thiên chúa giáo ở thành La Mã ( Ý) đã bị bức hại bởi kẻ ngoại đạo và đã tử đạo vào ngày 14 Tháng 2. Theo truyền thuyết thì ngày này, đôi chim trống mái nhỏ bắt đầu thành cặp, do đó người ta gọi ngày này là “ngày tình yêu” hay là ngày thánh Valentine. Nhưng câu chuyện này, phát sinh ra một tập quán phổ cặp là các cô gái trẻ Nhật Bản tặng sôcôla cho bạn trai mà mình để ý. Ngày 14 tháng 3 là ngày “ White day = ngày màu trắng”, các nam giới nhận được sôcôla vào ngày Valentine sẽ tặng lại quà cho các cô gái, và tập quán này cũng phổ cập trong giới trẻ.
- Tiết Setsubun = đổi mùa ( ngày trước ngày lập xuân, khoảng ngày 3 hoặc 4 tháng 2)
Lễ hội này được du nhập từ Trung Quốc. Tại các hộ gia đình, khi đêm xuống thì vừa quăng đậu nành ra ngoài vừa nói [ ma quỷ đi ra, phúc đức đi vào]. Đây là lễ hội đuổi tà khí ra khỏi nhà, mời phúc đức vào nhà. Tục truyền rằng, sau đó lượm đậu đã quăng lại và ăn số hạt đậu bằng số tuổi của mình thì sẽ khỏe mạnh và vượt qua tất cả khó khăn trong năm.
- Hinamatsuri = lễ hội con gái [ 3 tháng 3]
Hinamatsuri là lễ hội của bé gái đúng ra được gọi là “ lễ hội hoa đào”. Chúc mừng và cầu nguyện cho cô gái sau khi trưởng thành, được may mắn gặp tình duyên tốt, gặp hạnh phúc. Có phong tục là trưng bày “ bộ búp bê Hina” trước đó vài ngày với ý là để chúc mừng. Theo truyền thuyết thì tình duyên tốt sẽ bị trễ nếu cứ mãi trưng bày búp bê này, do đó có tập quán là ngay sau ngày 3 tháng 3 thì cất vào ngay.
Nhân đây, ngày lễ hội của bé trai là ngày 5 tháng 5, đúng ra là [ Tiết đoan ngọ]
- Tiết thanh minh ( cuối tháng 3 và cuối tháng 9)
Tiết thanh minh là tuần lễ trước hoặc sau ngày xuân phân và ngày thu phân. Tại Nhật Bản, trong thời gian này người ta tưởng nhớ và đi thăm mộ tổ tiên. Nhân đây xin giải thích thêm là, tại Nhật thì từ ngày xuân phân trở về sau, ngày dài hơn đêm và từng ngày thu phân trở về sau, đêm dài hơn ngày. Người Nhật có tục ngữ rằng [ nóng lạnh thì cũng đến tiết thanh minh]. Vào khoảng thời gian này thời tiết thay đổi nóng lạnh “ 3 lạng 4 ấm”, rất là ấm dần dần hoặc giảm dần dần.
- Lễ nhập học, học kì mới ( thượng tuần tháng tư)
Trường học ở Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Do đó, tháng tư là mùa mà trẻ em nhập học vào tiểu học, đồng thời cũng là thời kì mà học sinh lớp 1 được lên lớp 2. Cũng vào khoảng thời gian này thì “ hoa anh đào” nổi tiếng là hoa tượng trưng cho nước Nhật rất đẹp.
- Ngày của mẹ và ngày của cha ( chủ nhật của tuần thứ hai trong tháng 5, chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng 6)
Trong một gia đình người Nhật, người mẹ chủ yếu làm công việc nội trợ. Các con tặng mẹ hoa cẩm chướng và quà nhân ngày của mẹ để bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc khó nhọc hàng ngày của mẹ. Tương tự như vậy, cũng tặng quà vào ngày của cha.
- Lễ hội Tanabata =Lễ hội trừ tịch ( ngày 7 tháng 7)
Đây là lễ các vì sao dựa trên truyền thuyết của người trung hoa là sao ngưu lang và sao chức nữ bị ngăn cách bởi sông ngân hà, nhưng hai sao này mỗi năm sẽ gặp nhau một lần vào ngày này. Vào ngày này tại Trung Quốc có phong tục là cầu cho người con gái giỏi việc may vá, còn tại Nhật thì người ta là viết những điều mong ước vào giấy màu và trang trí trên cành trúc. Trong những năm gần đây việc trang trí này trở nên rất lộng lẫy, và đã trở thành lễ hội nổi tiếng toàn quốc tại thành phố Sendai thành phố Hỉatsuka.
Lễ hội Tanabata Nhật Bản
- Lễ hội 7-5-3 ( ngày 15 tháng 11)
Khi một bé trai được 3 tuổi và năm tuổi, bé gái được 3 tuổi và 7 tuổi, đi lễ đền thờ để bày tỏ lòng vui mừng về sự trưởng thành bình an, và cầu xin cho tiếp tục trưởng thành khỏe mạnh. Vào những ngày này, trẻ em sẽ phân phát “Kẹo Chitose = kẹo nghìn tuổi” cho thân nhân hoặc người quen
Du học Japan
Dẫn nguồn Jitco
Similar topics
» LỊCH VÀ NHỮNG NGÀY LỄ HỘI - PHẦN 1
» Những địa danh du lịch tại mũi né và Phan Thiết
» du lịch dao phú quóc cho nhung ngay hè
» Những điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua ở Phan Thiết
» Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng mua sắm vào những ngày gần Tết
» Những địa danh du lịch tại mũi né và Phan Thiết
» du lịch dao phú quóc cho nhung ngay hè
» Những điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua ở Phan Thiết
» Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng mua sắm vào những ngày gần Tết
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết