Các bước thi công trần nhựa chống nóng
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Các bước thi công trần nhựa chống nóng
Xây dựng Đại Hưng trân trọng giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần nhựa chống nóng và chịu nước để bạn có thể phần nào tự giám sát và thi công trần nhựa cho công trình của mình. Về cơ bản, các bước thi công trần nhựa cũng tương tự như tran thach cao. Vì tấm trần nhựa được sản xuất dựa trên chất liệu nhựa nên dòng sản phẩm tấm trần vừa có tính chất như nhựa: khả năng chống ẩm,chống mục nát, cứng và rất nhẹ nên dễ thi công hơn thạch cao. Và vừa có tính chất như gỗ: có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống như cắt, khoan, sử dụng đinh vít... hay bề mặt phẳng tuyệt đối giúp thi công sơn bả dễ dàng.
Tấm trần có kích thước: 1220x2440mm hay có loại rộng 18cm và dày 0,6cm hay loại rộng 25cm và dày 0,6cm có nhiều kích thước chiều dài khác nhau
Cũng giống như trần thạch cao thì trần nhựa cũng có 2 loại cho khách hàng lựa chọn: hệ khung trần nổi và hệ khung chìm
1. Hệ khung trần chìm:
Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước , đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.
2. Hệ khung trần nổi:
Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện. Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng.
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách…
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Similar topics
» Trần nhựa PVC, trần nhựa giả gỗ chống nóng
» Trần nhựa PVC , trần nhựa giả gỗ chống nóng
» Tấm Trần Picomat: Chống nóng, thi công dễ dàng,không thấm nước, bền với thời tiết VN
» Các bước thi công lắp đặt - bảo trì hệ thống chống sét
» Trần nhựa PVC – giải pháp mới cho trần nhà, trần nhựa giả gỗ, trần nhựa vân gỗ
» Trần nhựa PVC , trần nhựa giả gỗ chống nóng
» Tấm Trần Picomat: Chống nóng, thi công dễ dàng,không thấm nước, bền với thời tiết VN
» Các bước thi công lắp đặt - bảo trì hệ thống chống sét
» Trần nhựa PVC – giải pháp mới cho trần nhà, trần nhựa giả gỗ, trần nhựa vân gỗ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết