Nguồn gốc của Tết Nguyên đán Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Nguồn gốc của Tết Nguyên đán Việt Nam
Dù còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết Nguyên đán, nhưng dù thế nào chăng nữa thì Tết vẫn là ngày lễ quan trọng nhất để mọi người đoàn tụ, sum vầy và là dịp để mọi người con đất Việt nhớ về cội nguồn, tổ tiên.
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt. Theo phiên âm Hán – Việt thì nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, “Nguyên Đán” có nghĩa là: “Khởi đầu cho cho mọi công việc, mọi cảnh vật đều trở nên mới mẻ đón xuân sang. ”
Tết Nguyên đán diễn ra vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch hàng năm. Ngày nay, trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Tết Nguyên đán. Theo lịch sử Trung Quốc thì Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng vào đời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đã quyết định chọn tháng Dần (hay tháng giêng) và từ đó về sau không thay đổi. Đến đời học giả nổi tiếng Đông Phương Sóc (khoảng 154 TCN - 93 TCN) thì cho rằng, ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mùng một cho đến hết ngày mùng bảy.
Còn ở Việt Nam, nguồn gốc của Tết Nguyên đán bắt nguồn từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, khi họ Hồng Bàng dựng lên nước Văn Lang và trị vì suốt 2.622 năm. Sau khi được Kinh Dương Vương truyền ngôi, Lạc Long Quân đã kết hôn cùng Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương. Vào đời vua Hùng Vươg thứ 6, đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon để bày cỗ có ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Lấy ý tưởng từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ mà người con thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu đã làm ra món bánh chưng, bánh dày. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất, trở thành thứ bánh thiêng liêng dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm mới. Nhờ đó có thể khẳng định, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc trước cả khi Trung Quốc sang đô hộ.
Cho dù nguồn gốc của Tết Nguyên đán như thế nào chăng nữa thì đây vẫn là ngày lễ lớn quan trọng nhất trong văn hóa của dân tộc ta. Tết là dịp để mọi người đoàn tụ và sum vầy nghỉ ngơi sau một năm dài học tập và làm việc. Đặc biệt hơn, ngày Tết còn mang ý nghĩa thiêng liêng bởi đó là dịp để mọi người con đất Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, là ngày mọi người hân hoan chúc nhau những điều tốt lành nhất cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Xem thêm:
>> Phong tục lì xì ngày tết Việt
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt. Theo phiên âm Hán – Việt thì nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai, “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, “Nguyên Đán” có nghĩa là: “Khởi đầu cho cho mọi công việc, mọi cảnh vật đều trở nên mới mẻ đón xuân sang. ”
Tết Nguyên đán diễn ra vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch hàng năm. Ngày nay, trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của Tết Nguyên đán. Theo lịch sử Trung Quốc thì Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng vào đời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đã quyết định chọn tháng Dần (hay tháng giêng) và từ đó về sau không thay đổi. Đến đời học giả nổi tiếng Đông Phương Sóc (khoảng 154 TCN - 93 TCN) thì cho rằng, ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mùng một cho đến hết ngày mùng bảy.
Còn ở Việt Nam, nguồn gốc của Tết Nguyên đán bắt nguồn từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN, khi họ Hồng Bàng dựng lên nước Văn Lang và trị vì suốt 2.622 năm. Sau khi được Kinh Dương Vương truyền ngôi, Lạc Long Quân đã kết hôn cùng Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương. Vào đời vua Hùng Vươg thứ 6, đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon để bày cỗ có ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Lấy ý tưởng từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ mà người con thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu đã làm ra món bánh chưng, bánh dày. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất, trở thành thứ bánh thiêng liêng dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm mới. Nhờ đó có thể khẳng định, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc trước cả khi Trung Quốc sang đô hộ.
Cho dù nguồn gốc của Tết Nguyên đán như thế nào chăng nữa thì đây vẫn là ngày lễ lớn quan trọng nhất trong văn hóa của dân tộc ta. Tết là dịp để mọi người đoàn tụ và sum vầy nghỉ ngơi sau một năm dài học tập và làm việc. Đặc biệt hơn, ngày Tết còn mang ý nghĩa thiêng liêng bởi đó là dịp để mọi người con đất Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, là ngày mọi người hân hoan chúc nhau những điều tốt lành nhất cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Xem thêm:
>> Phong tục lì xì ngày tết Việt
nguyenphuong1987- Cấp 1
- Bài gửi : 41
Điểm : 3722
Like : 0
Tham gia : 08/01/2015
Similar topics
» Nguồn tài nguyên từ phế liệu ngành may
» Thua độ bắt nguồn từ những nguyên nhân
» Nguồn tài nguyên Sâm Ngọc Linh đang rất khan hiếm
» Bo Nguon CABUR Viet Nam
» Máy lọc phù hợp với nguồn nước Việt Nam
» Thua độ bắt nguồn từ những nguyên nhân
» Nguồn tài nguyên Sâm Ngọc Linh đang rất khan hiếm
» Bo Nguon CABUR Viet Nam
» Máy lọc phù hợp với nguồn nước Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết