Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh
Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ khô của cây cốt toái bổ.
Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ khô của cây cốt toái bổ. Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng thái thành lát nhỏ.
Tác dụng cốt toái bổ
Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai. Liều dùng: 10 - 20g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc.
Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi.
Thang gia vị địa hoàng: thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,4g; cốt toái bổ 16g. Sắc uống.
Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.
Cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất) 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.
Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.
Tẩu mã tán: cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước; hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá diệp tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu
Cốt toái bổ 12g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, hoài sơn 16g, ba kích 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, mẫu lệ 12g, thiên niên kiện 8g. Sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng. Tác dụng: bổ khí huyết, bổ gân xương. Dùng cho người già suy nhược cơ thể, gãy xương lâu liền.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt thì không được dùng.
Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng tên "cốt toái bổ", cần chú ý khi dùng.
_________________
Chuyên kinh doanh cây thuốc nam,hạt đười ươi, Giảo cổ lam lh 0905169739
Similar topics
» Một vài cách chữa trị bệnh trĩ tại nhà
» Cách chữa bệnh lậu ở nữ như thế nào
» Cách chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em
» Bệnh trĩ nội- Cách chữa bệnh trĩ nội tận gốc
» CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ TẠI TP.HCM !
» Cách chữa bệnh lậu ở nữ như thế nào
» Cách chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em
» Bệnh trĩ nội- Cách chữa bệnh trĩ nội tận gốc
» CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ TẠI TP.HCM !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết