Dịch vụ giao thức ăn nhanh 2.0 lên ngôi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Dịch vụ giao thức ăn nhanh 2.0 lên ngôi Empty Dịch vụ giao thức ăn nhanh 2.0 lên ngôi

Bài gửi by blkaka 8/12/2015, 09:26

Không cần đến nhà hàng hay tự nấu ăn mà chỉ cần một cú nhấp chuột là người mua hàng sẽ được giao hàng nhanh tận tay món ăn yêu thích. Ưu điểm này không chỉ thu hút người tiêu dùng mà còn làm cho dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu trở thành mảnh đất màu mỡ của các hãng vận chuyển và cả các công ty khởi nghiệp.

Theo bản báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường CB Insights, trong hơn 12 tháng qua, dịch vụ giao thực phẩm và hàng tạp hóa đã trở thành một trong những lĩnh vực nóng nhất, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Cụ thể, trong năm 2014 thị trường này đã thu hút được hơn 1 tỉ đô la và hơn nửa tỉ đô la được đầu tư thêm chỉ trong quý 1 năm nay – hơn gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Mô hình cải tiến

Dịch vụ giao nhận bữa ăn trực tuyến có ba loại chính: mua thực phẩm thông qua phần mềm, mua thực phẩm theo yêu cầu và “thức ăn nhanh thế hệ 2.0” (thế hệ đầu là mô hình của các hãng thức ăn nhanh như McDonald’s, KFC… theo định nghĩa của CB Insights). Loại dịch vụ chuyển phát thực phẩm đầu tiên (JustEat, Grubhub, Delivery Hero) chỉ hoạt động đơn thuần như một phần mềm trung gian giúp tập hợp các đơn hàng có sẵn của nhà hàng để người sử dụng lựa chọn. Ưu điểm của các phần mềm này là mang lại nhiều đơn đặt hàng mới, thu phí rẻ, tích hợp đơn hàng vào thiết bị di động giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc. Nhưng vì đội ngũ quản lý phần mềm này không có mối liên quan trực tiếp đến thực phẩm (không chế biến và không giao hàng) nên người mua hàng sẽ khó kiểm soát được chất lượng của thực phẩm và việc giao hàng nếu chỉ dựa vào lời giới thiệu của phần mềm.

Trong khi đó, loại hình dịch vụ chuyển phát thực phẩm thứ hai (DoorDash, Deliveroo, Caviar) chỉ mới phổ biến trong hai năm qua và tập trung vào hai bước: đặt đồ ăn và giao đồ ăn. Họ cung cấp các kênh đặt hàng mới và nhiều đơn hàng cho nhà hàng, đồng thời quản lý mạng lưới dịch vụ giao hàng nhanh thông qua một số đơn vị vận chuyển độc lập như Uber. Những dịch vụ này do đó không dễ dàng mở rộng quy mô như loại hình thứ nhất nhưng lại có cơ sở dữ liệu về giá cả và hàng loạt nhà hàng mà các phần mềm hướng dẫn mua đồ ăn thông thường không có được. Đồng thời, loại hình thứ hai cũng mở ra cánh cửa hợp tác với những nhà hàng mới muốn thâm nhập thị trường nhưng lại không sở hữu hệ thống vận chuyển trơn tru như các nhà hàng lớn. Lẽ dĩ nhiên, loại hình này cũng tính phí hoa hồng cao hơn từ 25 - 30% so với chi phí vận chuyển trung bình.

Kết hợp cả hai loại nói trên, dịch vụ “thức ăn nhanh thế hệ 2.0” hầu hết đều thuộc những công ty khởi nghiệp như Sprig, Maple và Spoonrocket. Nó phát triển theo hướng tích hợp một quy trình đầy đủ: công ty tự phát triển ứng dụng riêng với thực đơn cụ thể và thay đổi thường xuyên, tự chế biến thức ăn và giao hàng tận nơi trong vòng 15 phút. Các món ăn được cung cấp đa dạng, được hâm nóng ngay trên xe giao hàng, quy trình giao hàng đáng tin cậy và khách không phải tốn thêm phí như hai dịch vụ kể trên. Mới đây, công ty khởi nghiệp theo mô hình “thức ăn nhanh 2.0” Frichti (Pháp) vừa nhận được 1,1 triệu đô la tiền đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm Alven Capital. Ngoài Frichti còn có rất nhiều công ty khởi nghiệp khác của Pháp cũng đang đi theo mô hình dịch vụ này như PopChef, FoodChéri, Lê Zeste…

Xu hướng hợp tác và sự hậu thuẫn từ công nghệ

Sự nở rộ của các dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu sẽ kéo theo nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và bắt buộc các nhà hàng phải đầu tư về công nghệ nếu không muốn bị mất hút trên thị trường này. Về phía các công ty sở hữu phần mềm mua thực phẩm, họ sẽ phải đầu tư một số tiền đáng kể nếu muốn tự phát triển chuỗi dịch vụ giao đồ ăn hoặc có thể chọn hợp tác với một vài công ty khởi nghiệp chuyên về lĩnh vực này để tận dụng ưu thế của đôi bên.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đi theo hướng “thức ăn nhanh thế hệ 2.0” mặc dù có khởi đầu thuận lợi nhưng về lâu dài phải xây dựng mạng lưới phân phối toàn quốc với kinh phí đầu tư rất lớn. Vì vậy, giải pháp của họ sẽ là tìm kiếm những dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp bên ngoài kết hợp với hệ thống riêng của công ty. Trong tương lai, sự phát triển của mô hình dịch vụ giao đồ ăn sẽ tạo ra một làn sóng chuỗi nhà hàng “ảo” bằng cách cắt giảm các chi phí cố định (nhân viên, khấu hao nội thất, tiền thuê mặt bằng…), giảm phí giao thực phẩm và mở rộng thị trường như cách mà Uber đã làm với hai dịch vụ UberX và UberPop. 

Không chỉ là các phần mềm chọn thực phẩm, phần mềm theo dõi chuyển phát nhanh theo thời gian thực… mà máy bay không người lái (drone) cũng được sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy quá trình phát triển của công ty giao hàng nhanh đồ ăn. Trong quá trình làm việc, các công ty sẽ tích lũy được các dữ liệu về tuyến đường, nhu cầu về mẫu hàng (phù hợp với thời tiết, các ngày trong tuần, các sự kiện, khoảng cách giao - nhận hàng…) và đặc điểm chế biến thực phẩm để giúp họ tối ưu hóa dịch vụ của mình. Những dữ liệu này rất có giá trị đối với việc phát triển các thuật toán định tuyến cho máy bay không người lái vốn rất phù hợp cho việc phân phối thực phẩm đóng gói phải không quá cồng kềnh và không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, máy bay không người lái có thể vận chuyển hàng đến những khu vực xa nên sẽ giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí và thời gian giao hàng so với xe gắn máy và xe đạp.

_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
blkaka
blkaka
Cấp 3
Cấp 3

Bài gửi : 291
Điểm : 4263
Like : 0
Tham gia : 16/08/2015
Tuổi : 32

http://dulichdao.info/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết