Giải Yoga đầu tiên trong nước: Đi thi để hiểu hơn
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Giải Yoga đầu tiên trong nước: Đi thi để hiểu hơn
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức trong những ngày qua thu hút khá đông đảo khán giả tới theo dõi Giải Yoga mở rộng 2015. Với các VĐV, việc dự giải vừa là cơ hội khám phá bản thân vừa để hiểu hơn về môn thể thao có ích này.
Ông Võ Văn Thắng, VĐV và huấn luyện viên yoga đến từ quận 2, TP Hồ Chí Minh kể rằng, nhờ tập yoga mà có được sức khỏe tốt như hiện tại. Trước năm 2007, ông liên tục bị nhức đầu, huyết áp cao. Gia đình không có điều kiện chữa trị lâu dài tại bệnh viện nên tưởng như ông sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Thế rồi, được người hàng xóm "tư vấn" rằng đi tập yoga có thể hết bệnh nên ông đi tìm thầy để học. Tập được hơn một năm, chính ông cũng bất ngờ khi không còn bị nhức đầu, đau lưng, xương bả vai. Đến bây giờ, khi đã theo yoga được 8 năm, ông còn trở thành HLV yoga, dạy 4 lớp (mỗi lớp khoảng 30 học viên). Ông bảo rằng, học phí ở các lớp này cũng chẳng đáng kể, khoảng 100 nghìn đồng/tháng/người, những người quá khó khăn còn được miễn học phí.
VĐV Trương Bách, 61 tuổi ở Ngọc Hà (Hà Nội) cũng từng phải sống chung với đủ loại bệnh như tiền parkinson, dạ dày, xương khớp, đến mức phải xin về hưu trước tuổi. Cách đây 8 năm, ông được chính bố mình truyền dạy yoga, môn thể thao mà trước đó ông không chú ý. Những ngày tháng tập luyện yoga đã giúp ông không phải gánh chịu nỗi đau từ những căn bệnh trên. Thấy hiệu quả, ông Bách đã mở lớp để giúp mọi người tập luyện, giữ gìn sức khỏe. Gia đình ông hiện có tới 5 anh, chị em làm HLV, giáo viên yoga, riêng ông dạy tới 5 lớp.
Còn VĐV Châu Thị Thu Hà (57 tuổi) ở quận 2 (TP Hồ Chí Minh) chọn yoga như cách để rèn luyện sức khỏe. Bà đến với yoga đã được 6 năm và trở thành một trong những VĐV hàng đầu TP Hồ Chí Minh tại mỗi cuộc thi yoga thành phố. Nhưng quan trọng nhất là khi tập yoga bà thấy dẻo dai, lanh lẹ và yêu đời hơn. Với VĐV Mã Thanh Loan, việc đến với yoga như nhân duyên. Cô gái 27 tuổi người Sóc Trăng này từng là VĐV cầu mây của Sóc Trăng, rồi làm HLV phòng tập gym tại TP Hồ Chí Minh. Trong những buổi hướng dẫn học viên tập gym, Loan đã đưa vào những động tác của yoga để giúp VĐV đạt hiệu quả tập luyện cao nhất. Đến khi thấy Loan thị phạm động tác quá thuần thục, nhiều người đã khuyên cô theo hẳn yoga. Ngẫm kỹ, rồi cô gái này quyết định theo yoga. Mới tập hơn một năm, nhưng cô đã đoạt giải ba ở vòng loại Giải Yoga Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh rồi có tên trong danh sách dự vòng chung kết tại Hà Nội.
Trong khi đó, VĐV Nguyễn Thị Vân ở Chương Mỹ (Hà Nội) cũng trải qua những ngày khó khăn để hiểu hơn về yoga. Cô cựu sinh viên khoa bóng bàn, ĐH Sư phạm TDTT Trung ương 2 đã đọc sách về yoga từ khi còn là sinh viên. Nhưng cũng phải sau khi lập gia đình, sinh con cô mới có thời gian theo học yoga một cách bài bản. Theo rồi mê, cô quyết định theo nghiệp đào tạo giáo viên yoga thế nhưng nhiều người ở quê cô chưa tin yoga, họ sợ tập sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" dù miễn phí. Đến khi đài truyền hình có chương trình phổ biến kiến thức về yoga thì người dân mới tìm đến lớp học của Vân nhiều hơn. Bây giờ Vân đã có thêm nhiều lớp ở Chương Mỹ, Quốc Oai. Đến với giải Hà Nội mở rộng, cô có dịp mở mang kiến thức về yoga, mà như cô nói thì "đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn"...
Mỗi VĐV tham dự Giải Yoga Hà Nội mở rộng là một câu chuyện khác nhau về cách họ đến với yoga, nhưng điều chung nhất trong họ đó là tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng đối với môn thể thao đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam này. Chính yoga đã mang lại công việc, sức khỏe cho họ và rất nhiều người khác.
Ông Võ Văn Thắng, VĐV và huấn luyện viên yoga đến từ quận 2, TP Hồ Chí Minh kể rằng, nhờ tập yoga mà có được sức khỏe tốt như hiện tại. Trước năm 2007, ông liên tục bị nhức đầu, huyết áp cao. Gia đình không có điều kiện chữa trị lâu dài tại bệnh viện nên tưởng như ông sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Thế rồi, được người hàng xóm "tư vấn" rằng đi tập yoga có thể hết bệnh nên ông đi tìm thầy để học. Tập được hơn một năm, chính ông cũng bất ngờ khi không còn bị nhức đầu, đau lưng, xương bả vai. Đến bây giờ, khi đã theo yoga được 8 năm, ông còn trở thành HLV yoga, dạy 4 lớp (mỗi lớp khoảng 30 học viên). Ông bảo rằng, học phí ở các lớp này cũng chẳng đáng kể, khoảng 100 nghìn đồng/tháng/người, những người quá khó khăn còn được miễn học phí.
VĐV Trương Bách, 61 tuổi ở Ngọc Hà (Hà Nội) cũng từng phải sống chung với đủ loại bệnh như tiền parkinson, dạ dày, xương khớp, đến mức phải xin về hưu trước tuổi. Cách đây 8 năm, ông được chính bố mình truyền dạy yoga, môn thể thao mà trước đó ông không chú ý. Những ngày tháng tập luyện yoga đã giúp ông không phải gánh chịu nỗi đau từ những căn bệnh trên. Thấy hiệu quả, ông Bách đã mở lớp để giúp mọi người tập luyện, giữ gìn sức khỏe. Gia đình ông hiện có tới 5 anh, chị em làm HLV, giáo viên yoga, riêng ông dạy tới 5 lớp.
Còn VĐV Châu Thị Thu Hà (57 tuổi) ở quận 2 (TP Hồ Chí Minh) chọn yoga như cách để rèn luyện sức khỏe. Bà đến với yoga đã được 6 năm và trở thành một trong những VĐV hàng đầu TP Hồ Chí Minh tại mỗi cuộc thi yoga thành phố. Nhưng quan trọng nhất là khi tập yoga bà thấy dẻo dai, lanh lẹ và yêu đời hơn. Với VĐV Mã Thanh Loan, việc đến với yoga như nhân duyên. Cô gái 27 tuổi người Sóc Trăng này từng là VĐV cầu mây của Sóc Trăng, rồi làm HLV phòng tập gym tại TP Hồ Chí Minh. Trong những buổi hướng dẫn học viên tập gym, Loan đã đưa vào những động tác của yoga để giúp VĐV đạt hiệu quả tập luyện cao nhất. Đến khi thấy Loan thị phạm động tác quá thuần thục, nhiều người đã khuyên cô theo hẳn yoga. Ngẫm kỹ, rồi cô gái này quyết định theo yoga. Mới tập hơn một năm, nhưng cô đã đoạt giải ba ở vòng loại Giải Yoga Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh rồi có tên trong danh sách dự vòng chung kết tại Hà Nội.
Trong khi đó, VĐV Nguyễn Thị Vân ở Chương Mỹ (Hà Nội) cũng trải qua những ngày khó khăn để hiểu hơn về yoga. Cô cựu sinh viên khoa bóng bàn, ĐH Sư phạm TDTT Trung ương 2 đã đọc sách về yoga từ khi còn là sinh viên. Nhưng cũng phải sau khi lập gia đình, sinh con cô mới có thời gian theo học yoga một cách bài bản. Theo rồi mê, cô quyết định theo nghiệp đào tạo giáo viên yoga thế nhưng nhiều người ở quê cô chưa tin yoga, họ sợ tập sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" dù miễn phí. Đến khi đài truyền hình có chương trình phổ biến kiến thức về yoga thì người dân mới tìm đến lớp học của Vân nhiều hơn. Bây giờ Vân đã có thêm nhiều lớp ở Chương Mỹ, Quốc Oai. Đến với giải Hà Nội mở rộng, cô có dịp mở mang kiến thức về yoga, mà như cô nói thì "đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn"...
Mỗi VĐV tham dự Giải Yoga Hà Nội mở rộng là một câu chuyện khác nhau về cách họ đến với yoga, nhưng điều chung nhất trong họ đó là tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng đối với môn thể thao đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam này. Chính yoga đã mang lại công việc, sức khỏe cho họ và rất nhiều người khác.
_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
Similar topics
» Yoga ngày càng lôi kéo nhiều người tập trong nước
» Giải pháp bảo vệ phương tiện đi lại hiệu quả
» Giải Yoga Hà Nội mở rộng với quy mô lớn
» Vay Tiền Đơn Giản Giải Ngân Nhanh Trong 48h
» Vay Tiền Đơn Giản Giải Ngân Nhanh Trong 48h
» Giải pháp bảo vệ phương tiện đi lại hiệu quả
» Giải Yoga Hà Nội mở rộng với quy mô lớn
» Vay Tiền Đơn Giản Giải Ngân Nhanh Trong 48h
» Vay Tiền Đơn Giản Giải Ngân Nhanh Trong 48h
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết