du lịch mù căng chải mùa lúa chín
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
du lịch mù căng chải mùa lúa chín
DU LỊCH MÙ CĂNG CHẢI MÙA LÚA CHÍN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Du lịch Mù căng Chải đẹp nhất vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này toàn bộ vùng Tú Lệ và Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây.Tú Lệ thuốc huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải ngăn cách nhau bởi đèo Khau Phạ với quãng đường hơn 30km. Đường đi từ Hà Nội đi đến 2 nơi này dài khoảng hơn 300km và có nhiều phương án để chúng ta đến với những địa danh này. Nếu đi Tour du lịch Mù Cang Chải vào những thời gian cao điểm (như tuần văn hóa lễ hội ruộng bậc thang) thì gần như rất khó khăn để có thể đặt phòng bởi số lượng khách sạn nhà nghỉ ở Mù Cang Chải không nhiều, vì vậy tốt nhất trước chuyến đi bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin về nhả nghỉ, khách sạn để đặt phòng trước. Hoặc nếu quá khó khăn về nơi ở bạn có thể lựa chọn ngủ ở những khu vực lân cận như : Xã Tú Lệ, Thị xã Nghĩa Lộ … Để chụp được những bức ảnh đẹp về cánh đồng Tú Lệ, các bạn nên có mặt ở đỉnh đèo Khau Phạ vào khoảng thời gian từ 7g – 9g sáng (sau thời điểm này trời vẫn có thể có nắng nhưng sẽ mù, không được quang). Muốn thực hiện điều này các bạn nên ngủ tại Tú Lệ hoặc đi thêm 7km nữa lên đèo Khau Phạ, trên đây có một hệ thống Nhà hàng – Nhà nghỉ với khoảng 20 phòng phục vụ du khách, từ đây chỉ mất khoảng 15 phút nữa là lên tới đỉnh đèo. Giá phòng nhà nghỉ, khách sạn những ngày bình thường 100.000 đến 150.000 đồng là có được một phòng nghỉ như ý thì trong dịp lễ hội, giá phòng nghỉ đã được đẩy lên 200.000 đến 350.000 đồng. Những nhà trọ bình dân cũng có mức giá từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng. Hoặc bạn cũng có thể tới các bản của người Thái (cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 500m) để nghỉ nhà sàn, tại đây bạn có thể khám phá cuộc sống thường ngày của họ. Một số khách sạn bạn có thể tham khảo , điện thoại để biết thêm giá phòng : Trải nghiệm homestay ở Mù Cang Chải, du khách có thể lựa chọn các bản người Thái hay người Mông, cùng ở nhà sàn với người dân. Giá cả của dịch vụ homestay này cũng khá “mềm” với 50.000 đến 100.000 đồng/khách/ngày. Chỗ ở khá khiêm tốn, chỉ là chiếc giường nhỏ góc nhà nhưng bù lại du khách có thể có nhiều trải nghiệm thú vị cùng cuộc sống của người dân nơi đây. Chủ nhà cũng khá hiếu khách, sẵn lòng phục vụ nếu du khách có nhu cầu ăn cùng gia đình. 1.Ăn uống Cùng giống như các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Tú Lệ và Mù Cang Chải nổi tiếng với các món xôi nếp nương, thịt gà bản và các loại thủy sản từ suối. Người sành ăn có câu “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” vì thế khi đến với Tú Lệ đừng quên thưởng thức món xôi nếp dẻo thơm, hạt mọng. Khi đĩa xôi được đem ra lan toả hương thơm khiến tay nhúm ngay lấy 1 nắm để ăn. Xôi nếp Tú Lệ thơm dẻo nhưng không hề dính tay khi bốc bởi sự mọng và đầy dinh dưỡng của gạo nếp vùng này. Đến Mù Cang Chải, bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn tưởng trừng dân dã nhưng lại rất ngon và mang hương vị riêng đó là các món: gà ở Tú Lệ, canh cua suối ngọt lừ và cà pháo muối; muốn trung hoà vị giác có thể gọi thêm món rau rớn; cá suối nướng, thịt trâu gác bếp, thịt cá kho măng… cũng là những món ăn lạ miệng đối với miền xuôi. Nơi đây còn nổi tiếng với các món chế biến từ nhộng ong đất, được người dân bản địa lấy trong rừng sâu. Những chú nhộng ong trắng nõn, mũm mĩm còn nguyên trong tổ được hấp lên, ăn có vị béo và thoảng hương thơm hoa rừng rất lạ miệng, rất hợp với vị cay nồng của rượu táo mèo bản địa. Thông tin một vài nhà hàng: 2.Mua sắm Táo mèo hay còn được gọi là quả sơn tra, được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, nhưng không ở đâu trồng nhiều và có vị đặc trưng như ở Yên Bái, đặc biệt là Văn Chấn và Mù Cang Chải. Quả táo mèo được chế biến thành rất nhiều những món quà rất có giá trị và dễ thưởng thức: ô mai, siro, mứt, ngâm rượu… và đặc biệt là bạn sẽ được chút men say chếnh choáng với vang sơn tra, ngây ngất hương rượu táo mèo nồng nàn do đồng bào dân tộc chưng cất. Những lọ rượu táo mèo ngâm, rượu nếp cẩm trong chợ phiên có giá dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Hay mua các sản phẩm hàng thổ cẩm thể hiện sự tỉ mẩn, tinh tế của người phụ nữ dân tộc H'mông qua đường nét hoa văn thêu và trang làm bằng thủ công vô cùng tinh xảo Bạn có thể mua sắm tại các chợ ngã ba Kim, chợ huyện Mù Cang Chải và chợ Khao Mang mỗi chợ cách nhau khoảng 20km theo quốc lộ 32. 3. Điểm tham quan Tú Lệ thường là điểm dừng chân của hầu hết các đoàn đi qua đây, bởi có nhiều món ăn ngon, nhiều chỗ để đi và là nơi những tay máy ảnh dù chuyên hay không chuyên đi qua đều dừng chân và thỏa sức sáng tạo. Ruộng bậc thang Tú Lệ như một tấm áo của núi rừng, được điểm tô bằng màu xanh chen vàng đến choáng ngợp. Ngắm nhìn những ngôi nhà sàn của người dân tộc nằm rải rác hai bên đường. Ở Tú Lệ thì có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách Tú Lệ 3km. Bản Lìm Thái nằm ngay gần quốc lộ, bên cạnh con suối Nậm Có, theo đúng tập tục định cư và sinh sống của người Thái, ở gần nguồn nước. Những ngôi nhà sàn bản Lìm Thái nằm rải rác hai bên đường đã được bê-tông hoá. Còn bên kia con suối là bản Lìm Mông vẫn là con đường đất đỏ bụi mù trong những ngày nắng, còn những ngày mưa thì con đường là một thách thức đáng sợ cho những tay lái. Những góc cua vừa gắt vừa dốc cùng với mặt đường trơn trượt khiến các xe như muốn trôi tuột xuống chân dốc. Và lúc đó chỉ còn cách để xe lại dưới chân núi và đi bộ lên bản Lìm Mông để có thể ngắm nhìn thung lũng ruộng bậc thang . Tú Lệ còn có suối nước nóng, từng chàng trai cô gái cùng ra suối tắm, bỏ qua những gì thuộc về trần tục chỉ còn lại là tiếng róc rách rất nhỏ và tiếng trò chuyện tâm tình. Từ dòng suối này bao cô gái đã tìm được chàng trai của cuộc đời mình. Những kẻ miền xuôi chúng tôi cũng “thử” bỏ hết mọi ý nghĩ “bụi trần” mà xuống suối tắm. Chẳng tìm được cô gái của mình nhưng sau khi tắm xong ai cũng khoan khoái lạ thường, dường như mọi mệt nhọc của chuyến đi đã tan biến hết thảy. Đèo Khau Phạ là một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc Việt Nam. Khau Phạ là con đèo dài nhất, hiểm trở nhất và cũng đẹp nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 40 km. Nằm ở độ cao trên 1200 m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ thường xuyên mịt mù sương phủ, vì thế người Thái mới đặt cho con đèo cái tên Sừng Trời (Khau Phạ có nghĩa là chiếc sừng nhô lên tận trời. Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác. Ruộng bậc thang Mù Căng Chải là ruộng bậc thang nổi tiếng nhất với 700ha ruộng bậc thang tập trung 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Su Phình được Bộ văn hoá, thể thao và du lịch xếp hạng di tích danh thắng quốc gia vào năm 2007 hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc nơi đây. Các xã nằm kề nhau, trong đó Dế Xu Phình nằm ở tả ngạn dòng Nậm Kim, cách trung tâm huyện lỵ 20km; La Pán Tẩn, Chế Cu Nha nằm bên hữu ngạn dòng Nậm Kim trên đường vào trung tâm huyện Mù Cang Chải. La Pán Tẩn là một xã vùng cao của người H’Mông cách thị trấn Mù Cang Chải 15km, nơi đây trước năm 1993 mệnh danh là “cấm địa bàn đèn” – khắp vùng La Pán Tẩn chỗ nào có đất canh tác là trồng cây anh túc. Nhà nhà trồng cây thuốc phiện, người người nghiện thuốc phiện và chính quyền địa phương đã phải vào cuộc. Giờ đây diện mạo núi rừng đã hoàn toàn thay đổi, những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Vượt những con đường dốc đứng lên Chế Cu Nha, những “mâm xôi vàng” dần hiện lên giữa núi rừng xanh ngắt, từng bậc ruộng nối tiếp nhau từ trên cao đổ xuống như chiếc thang mời gọi du khách. Và ở đó, ta còn được chiêm ngưỡng một thửa ruộng hình trái tim, chắc hẳn ẩn sau nó là một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Chế Cu Nha đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu. Những thửa ruộng bậc thang được chăm chút bao đời của người Mông đã bắt đầu ngả vàng trên các cánh đồng. Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm ruộng ngay trên những sườn núi. Qua xuân, người ta phải chờ đến khi mưa xuống, khi những thửa ruộng bậc thang ngập nước (gọi là mùa nước đổ), mới bắt tay vào cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng, người Pa Dí… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác giữa con người và thiên nhiên nơi đây |
Similar topics
» Tour Tú Lệ Mù căng chải mùa lúa chín 3n2d
» Tour Tú Lệ Mù căng chải mùa lúa chín 3n2d
» Cẩm nang khám phá Mù Cang Chải
» Ngắm lúa ở Mù Cang Chải (5N4Đ)
» Tây Bắc - Ngắm lúa ở Mù Cang Chải (5N4Đ)
» Tour Tú Lệ Mù căng chải mùa lúa chín 3n2d
» Cẩm nang khám phá Mù Cang Chải
» Ngắm lúa ở Mù Cang Chải (5N4Đ)
» Tây Bắc - Ngắm lúa ở Mù Cang Chải (5N4Đ)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết