Lặng người ngắm "thủy quái" Amazone ở tỉnh Tây Ninh
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Lặng người ngắm "thủy quái" Amazone ở tỉnh Tây Ninh
Hải tượng là loài cá có xuất xứ từ Nam Mỹ. Ở Việt Nam hầu như chưa có mấy ai nuôi sinh sản thành công loại cá này trừ ông Phước ở Tây Ninh.
Cá hải tượng nuôi sinh sản thành công tại gia đình ông Phước.
Tin nhanh
Người nuôi cá hải tượng sinh sản thành công là ông Ngô Văn Phước, sinh năm 1955. Ông Phước có một trang trại nghỉ dưỡng ở ấp Lộc Vĩnh. Xung quanh trang trại của ông có nhiều ao cá liên thông với nhau. Tổng diện tích ao khoảng 300 mét vuông, nơi cạn nhất khoảng 0,8 mét, nơi sâu nhất khoảng 1,5 mét.
Các ao được đào hơn 3 năm nay, dưới ao có nhiều loại cá khác nhau được thả vào nuôi chung. Do ao ở gần kênh Đông của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng- Phước Hoà, nên thường xuyên có nước vào ra.
Thấy ông Phước có ao rộng, đầu năm 2014, một người bạn của ông ở TP Hồ Chí Minh đã tặng cho ông 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20-25kg. Ông Phước đem về thả xuống ao nuôi. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các ao khác.
Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội, thế là có một con bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác. Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh. Thế rồi, một ngày đẹp trời đầu năm 2015, bỗng nhiên ông Phước nhìn thấy con cá hải tượng mẹ dẫn theo một đàn con bơi lượn khắp ao.
Cứ khoảng 15 phút, cá mẹ lại ngoi lên mặt nước đớp không khí. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát theo mẹ, thỉnh thoảng chúng cũng nổi lên đớp không khí rồi lặn xuống. Đầu tháng 5.2015, khi chúng tôi đến thăm, đàn hải tượng con đã lớn lên gần bằng cổ tay người lớn.
Chúng bắt đầu tách ra thành nhiều nhóm nhỏ tự đi kiếm ăn. Chúng bơi len lỏi theo những giề lục bình, rượt đuổi các loài cá nhỏ để ăn. Chúng đến đâu là nghe tiếng táp mồi lụp bụp như cơm sôi đến đó. Cá "bố mẹ" vẫn lặng lẽ bơi theo sau đàn con như để sẵn sàng bảo vệ. Mỗi lần cá mẹ bơi qua nơi nước cạn, nước lại dợn lên cả một vùng.
Anh Võ Văn Quang, 39 tuổi- con trai của ông Phước cho biết: từ khi đàn cá hải tượng xổng ra, chúng ăn gần hết số cá trong các ao. Mấy tháng nay, bình quân, mỗi tuần gia đình anh phải mua 10 kg cá lóc thả xuống ao làm mồi cho đàn hải tượng.
"Tuần rồi, tôi mới mua thêm 500kg cá tạp với giá 45.000 đồng/kg cho chúng ăn"- anh Quang nói thêm. Từ khi cá hải tượng nhà anh Quang sinh sản, nhiều người từ TP Hồ Chí Minh đã tò mò đến xem, họ hào hứng quay phim, chụp ảnh chúng. Bản thân anh Quang và các thành viên trong gia đình đều rất thích thú vì điều này. "Mỗi buổi chiều, khi đi làm về, ra ngắm đàn cá bơi lội trong ao thấy đã con mắt lắm", anh Quang vui vẻ kể.
Theo một số thông tin đã có trên mạng internet, hải tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Chúng sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Tên của cá hải tượng theo tiếng địa phương là "cá đỏ" vì ở phần đuôi cá có vảy đỏ trên nền thân xanh rêu.
Khi trưởng thành, cá này có thể dài tới 3 mét, nặng 200 ký. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới và cần được bảo vệ. Từ thập niên 90, loài cá này đã được nhập vào nước ta một cách không chính thức cho dân ghiền nuôi cá cảnh. Chúng cũng được trưng bày ở các khu vui chơi tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, cá hải tượng có bán lẻ rải rác ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Khi cá cái đạt 5 tuổi và chiều dài đạt 1,7 mét thì bắt đầu sinh sản. Hiện cá hải tượng giống chưa được sản xuất ở Việt Nam. Loại cá này đẻ như cá cờ, cá sặc ở xứ ta, tức là đào vũng ở đáy bùn để đẻ trứng. Trứng sau khi ra đời được cá đực ngậm trong miệng. Cá đực cũng ngậm cá con mới nở trong khi cá cái bơi quanh. Chúng sống từng đôi khi vào mùa sinh đẻ và sẽ cùng chăm con.
Cá hải tượng nuôi sinh sản thành công tại gia đình ông Phước.
Theo:
Tin nhanh
Người nuôi cá hải tượng sinh sản thành công là ông Ngô Văn Phước, sinh năm 1955. Ông Phước có một trang trại nghỉ dưỡng ở ấp Lộc Vĩnh. Xung quanh trang trại của ông có nhiều ao cá liên thông với nhau. Tổng diện tích ao khoảng 300 mét vuông, nơi cạn nhất khoảng 0,8 mét, nơi sâu nhất khoảng 1,5 mét.
Các ao được đào hơn 3 năm nay, dưới ao có nhiều loại cá khác nhau được thả vào nuôi chung. Do ao ở gần kênh Đông của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng- Phước Hoà, nên thường xuyên có nước vào ra.
Cá hải tượng ở Nam Mỹ có thể lên tới vài trăm kg.
Thấy ông Phước có ao rộng, đầu năm 2014, một người bạn của ông ở TP Hồ Chí Minh đã tặng cho ông 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20-25kg. Ông Phước đem về thả xuống ao nuôi. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các ao khác.
Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội, thế là có một con bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác. Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh. Thế rồi, một ngày đẹp trời đầu năm 2015, bỗng nhiên ông Phước nhìn thấy con cá hải tượng mẹ dẫn theo một đàn con bơi lượn khắp ao.
Cứ khoảng 15 phút, cá mẹ lại ngoi lên mặt nước đớp không khí. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát theo mẹ, thỉnh thoảng chúng cũng nổi lên đớp không khí rồi lặn xuống. Đầu tháng 5.2015, khi chúng tôi đến thăm, đàn hải tượng con đã lớn lên gần bằng cổ tay người lớn.
Chúng bắt đầu tách ra thành nhiều nhóm nhỏ tự đi kiếm ăn. Chúng bơi len lỏi theo những giề lục bình, rượt đuổi các loài cá nhỏ để ăn. Chúng đến đâu là nghe tiếng táp mồi lụp bụp như cơm sôi đến đó. Cá "bố mẹ" vẫn lặng lẽ bơi theo sau đàn con như để sẵn sàng bảo vệ. Mỗi lần cá mẹ bơi qua nơi nước cạn, nước lại dợn lên cả một vùng.
Anh Võ Văn Quang, 39 tuổi- con trai của ông Phước cho biết: từ khi đàn cá hải tượng xổng ra, chúng ăn gần hết số cá trong các ao. Mấy tháng nay, bình quân, mỗi tuần gia đình anh phải mua 10 kg cá lóc thả xuống ao làm mồi cho đàn hải tượng.
"Tuần rồi, tôi mới mua thêm 500kg cá tạp với giá 45.000 đồng/kg cho chúng ăn"- anh Quang nói thêm. Từ khi cá hải tượng nhà anh Quang sinh sản, nhiều người từ TP Hồ Chí Minh đã tò mò đến xem, họ hào hứng quay phim, chụp ảnh chúng. Bản thân anh Quang và các thành viên trong gia đình đều rất thích thú vì điều này. "Mỗi buổi chiều, khi đi làm về, ra ngắm đàn cá bơi lội trong ao thấy đã con mắt lắm", anh Quang vui vẻ kể.
Theo một số thông tin đã có trên mạng internet, hải tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Chúng sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Tên của cá hải tượng theo tiếng địa phương là "cá đỏ" vì ở phần đuôi cá có vảy đỏ trên nền thân xanh rêu.
Khi trưởng thành, cá này có thể dài tới 3 mét, nặng 200 ký. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới và cần được bảo vệ. Từ thập niên 90, loài cá này đã được nhập vào nước ta một cách không chính thức cho dân ghiền nuôi cá cảnh. Chúng cũng được trưng bày ở các khu vui chơi tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, cá hải tượng có bán lẻ rải rác ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Khi cá cái đạt 5 tuổi và chiều dài đạt 1,7 mét thì bắt đầu sinh sản. Hiện cá hải tượng giống chưa được sản xuất ở Việt Nam. Loại cá này đẻ như cá cờ, cá sặc ở xứ ta, tức là đào vũng ở đáy bùn để đẻ trứng. Trứng sau khi ra đời được cá đực ngậm trong miệng. Cá đực cũng ngậm cá con mới nở trong khi cá cái bơi quanh. Chúng sống từng đôi khi vào mùa sinh đẻ và sẽ cùng chăm con.
Nguồn: Xa hoi ngày nay tintuc.vn
dovantu- Cấp 1
- Bài gửi : 43
Điểm : 3606
Like : 0
Tham gia : 17/05/2015
Similar topics
» Giày Sandal Nữ Có Quai Mkim Quai Cá Tính
» Minh Béo trình làng vở kịch 'Người tình trong đêm
» Địa chỉ đào tạo tiếng anh doanh nghiệp và người đi làm uy tín trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
» Đoàn tàu ma quái ở Thụy Điển
» Lăng mộ đá ninh vân ninh bình
» Minh Béo trình làng vở kịch 'Người tình trong đêm
» Địa chỉ đào tạo tiếng anh doanh nghiệp và người đi làm uy tín trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
» Đoàn tàu ma quái ở Thụy Điển
» Lăng mộ đá ninh vân ninh bình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết