Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần Empty Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần

Bài gửi by tranhieu628 5/3/2015, 11:03


  • Hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai quan tâm sự phát triển của thai nhi theo từng tuần, từng tháng, không phải chị em phụ nữ nào cũng biết. Bạn vừa dùng que thử thai và vui mừng khi biết mình mang thai. Với việc mang thai lần đầu, bạn lúng túng không biết phải làm gì ngay lập tức và trong suốt thai kỳ sắp tới. Bạn hãy yên tâm với danh sách những việc quan trọng cần làm dưới đây được tư vấn bởi các chuyên gia phụ sản. Vậy hãy cùng Sổ Tay Cha Mẹ đi tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo từng tuần, từng tháng tuổi nhé:!
    Những “gạch đầu dòng” dưới đây sẽ giúp mẹ có một lịch trình khoa học để trải qua 9 tháng “đeo ba lô ngược” thật suôn sẻ.

    [size=30]MANG THAI TUẦN 1[/size]


    • - Bổ sung vitamin trước khi sinh nếu trước đó mẹ chưa thực hiện.
    • - Ghi lại mốc một hoặc hai kỳ hành kinh cuối của mẹ.
    • - Tìm ra thời gian rụng trứng.
    • - Cùng anh xã lật lại “lịch sử” sức khỏe của gia đình, bất cứ sự bất thường di truyền hay nhiễm sắc thể nào cũng sẽ cung cấp thông tin tốt nhất cho bác sĩ khi theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong những lần khám thai sau này.
    • - Từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu hoặc bất kỳ thói quen có hại cho thai nhi nào khác.

    [size=30]MANG THAI TUẦN 2[/size]

    Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần Su-phat-trien-cua-thai-nhi-theo-tung-tuan-tung-thang-cua-thai-ki-khi-mang-thai-11

    • - Giảm caffeine trong chế độ ăn uống.
    • - Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc an toàn cho phụ nữ có thai.
    • - Lập một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dưỡng chất.
    • - Tập thể dục nhưng mẹ nhớ đừng tập quá sức.

    [size=30]TUẦN 3[/size]


    • - Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy con yêu đã về.
    • - Mua que thử thai
    • - Tìm hiểu những loại thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai.

    [size=30]TUẦN 4[/size]


    • - Dùng que thử thai nếu kỳ kinh của mẹ bị chậm.
    • - Thông báo cho anh xã tin tức tuyệt vời này.
    • - Hẹn gặp bác sĩ để xác nhận chính xác mẹ đã mang bầu.
    • - Cân nhắc việc lựa chọn một y tá hộ sinh chuyên nghiệp

    [size=30]VIỆC CẦN LÀM KHI MANG THAI TUẦN 5[/size]


    • - Đọc sách dành cho phụ nữ có thai.
    • - Mua một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những sự kiện quan trọng, các triệu chứng hay các câu hỏi mẹ băn khoăn trong 9 tháng tới.
    • - Đăng ký lớp học tiền sản.
    • - Đảm bảo mẹ uống nhiều nước trong thai kỳ.
    • - Tìm hiểu xem thẻ bảo hiểm của mẹ được áp dụng cho các bệnh viện nào (nếu có)

    [size=30]TUẦN 6[/size]


    • - Nếu mẹ sẵn sàng, hãy bắt đầu chia sẻ tin tức tốt này với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết.
    • - Nhường việc chăm sóc thú cưng cho anh xã, nhất là việc thay xỉ cho mèo.
    • - Thử nghiệm các biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén.
    • - Tìm một bác sĩ giỏi, đáng tin cậy sẽ theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ

    [size=30]TUẦN 7[/size]


    • - Sắp xếp lịch và chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, thường trong khoảng tuần 8- 12 của thai kỳ.
    • - Viết một danh sách các câu hỏi mẹ cần hỏi bác sĩ.
    • - Loại bỏ các sản phẩm làm đẹp của mẹ có chứa hóa chất

    [size=30]TUẦN 8[/size]


    • - Mua sắm áo ngực mới, có thể là một chiếc áo ngực thai sản hay một chiếc áo ngực với size lớn, mềm nhẹ hơn.
    • - Thực hiện các bài tập Kegel như một thói quen hàng ngày.
    • - Mua thuốc kháng acid chuẩn bị cho triệu chứng ợ nóng khi mang thai cũng như các loại thuốc an toàn cho mẹ dùng trong thai kỳ.
    • - Khám nha sĩ.
    • - Thảo luận các xét nghiệm thai sản mẹ cần làm với bác sĩ.

    [size=30]TUẦN 9[/size]


    • - Tìm người giúp việc hoặc chuyển công việc nhà cho người thân để mẹ tránh tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa chứa chất hóa học độc hại.
    • - Lên danh sách tất cả những điều mẹ muốn làm trước khi có em bé.
    • - Tiết kiệm tiền dành cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé.
    • - Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
    • - Đi dạo hoặc tập bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút, biến nó thành thói quen hàng ngày.

    [size=30]MANG THAI TUẦN 10[/size]


    • - Rửa tay thường xuyên để tránh bị cúm, cảm lạnh.
    • - Thử các biện pháp tự nhiên để loại bỏ chứng khó tiêu.
    • - Mua sắm quần áo thai sản.
    • - Tìm hiểu về chính sách nghỉ thai sản của công ty nơi mẹ đang làm việc.

    [size=30]TUẦN 11[/size]


    • - Dưỡng ẩm bụng, hông và đùi hàng ngày để ngăn ngừa da bị ngứa, khô và rạn da.
    • - Mẹ tránh tắm nước quá nóng, tắm hơi, tập luyện quá nhiều trong thời tiết nắng nóng hay bất cứ hoạt động nào có khiến khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 độ C.
    • - Siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp bác sĩ quyết định các loại xét nghiệm cần thiết.
    • - Nếu có khuyến cáo của bác sĩ, mẹ nên xét nghiệm nhiễm sắc thể bất thường qua việc khám phối hợp sàng lọc bệnh Down (NT) hay phân tích nhung mao của bánh nhau(CVS).
    • - Đề nghị được nghe nhịp tim của bé khi khám thai nếu có thể.

    [size=30]TUẦN 12[/size]


    • - Lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ.
    • - Mua gối chữ U hoặc chữ J hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ.
    • - Mẹ luôn phải khởi động trước khi tập thể dục để dây chằng và khớp xương được nới lỏng, hạn chế khả năng bị chấn thương khi luyện tập.
    • - Trong suốt thai kỳ, mẹ nên tránh các động tác nằm ngửa.
    • - Nếu mẹ mang đa thai, bác sĩ sẽ có thể phát hiện các bé khác trong lần siêu âm tiếp theo của mẹ.

    [size=30]TUẦN 13[/size]


    • - Thời gian này mẹ có thể suy nghĩ xem nên đặt tên gì cho bé yêu rồi đấy
    • - Ngủ với tư thế nằm nghiêng.
    • - Tìm hiểu về các bác sĩ nhi khoa mẹ biết.
    • - Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
    • - Cân nhắc việc sử dụng quần áo thai sản trước đó của bạn bè hay chị em trong gia đình để tiết kiệm chi phí.

    [size=30]TUẦN 14[/size]


    • - Thông báo với gia đình và bạn bè tin mẹ mang thai nếu trước đó mẹ vẫn chưa sẵn sàng.
    • - Báo tin cho sếp của mẹ.
    • - Tăng thời gian nghỉ ngơi bằng cách lên một list công việc nhà cũng như nơi làm việc mẹ có thể giảm bớt.
    • - Mẹ có thể bắt đầu chụp những bức ảnh bụng bầu tuyệt đẹp hàng tuần kể từ bây giờ để lưu giữ kỷ niệm.

    [size=30]VIỆC CẦN LÀM KHI MANG THAI TUẦN 15[/size]


    • - Đăng ký một lớp học yoga trước khi sinh hoặc mẹ có thể tự luyện tập tại nhà.
    • - Cùng ông xã đoán giới tính của bé.
    • - Nếu mẹ trên 35 tuổi, lên lịch chọc ối để chuẩn đoán bệnh cho bé nếu bác sĩ đề nghị.
    • - Hay tiến hành sàng lọc bốn (quad) nếu cần thiết.

    [size=30]TUẦN 16[/size]


    • - Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như sữa ít béo hoặc uống thuốc canxi.
    • - Tìm hiểu về khoa sản ở các bệnh viện.
    • - Hỏi mẹ hoặc bà của mẹ về kinh nghiệm sinh nở, chăm sóc bé sau sinh…

    [size=30]TUẦN 17[/size]


    • - “Đối phó” với căn bệnh hay quên trong thai kỳ bằng cách viết các ghi chú, nhắc nhở.
    • - Massage trước khi sinh
    • - Đăng ký lớp học hướng dẫn sinh
    • - Tạo tài khoản tiết kiệm dành cho việc học hành, chăm sóc bé.
    • - Sắm lọ thuốc xịt mũi hoặc máy tạo độ ẩm để giảm bớt chứng nghẹt mũi khi mang thai.

    [size=30]TUẦN 18[/size]


    • - Nếu không có sự giúp đỡ của bà nội, bà ngoại, mẹ hãy cân nhắc việc tham gia một lớp học hướng dẫn cách cho con bú, cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
    • - Kiểm tra lại bàn ghế, nếu có thể hãy mua một chiếc ghế đệm mới hoặc bệ kê chân giúp mẹ cảm thấy thoải mái, giảm đau lưng trong thai kỳ.
    • - Mẹ tò mò về giới tính của bé? Đến bệnh viện siêu âm thôi.

    [size=30]TUẦN 19[/size]


    • - Khoe ảnh siêu âm của bé cho mọi người cùng vui với mẹ nhé.
    • - Có một cuộc hẹn hò buổi tối.
    • - Tìm hiểu về nội thất dành cho bé.
    • - Mẹ cân nhắc lựa chọn sinh tại nhà? Hãy xem xét các ưu nhược điểm của phương pháp này.

    [size=30]VIỆC CẦN LÀM KHI MANG THAI TUẦN 20[/size]

    Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần Su-phat-trien-cua-thai-nhi-theo-tung-tuan-tung-thang-cua-thai-ki-khi-mang-thai-2

    • - Trò chuyện với ông xã về cuộc sống sau khi có em bé, trách nhiệm của hai vợ chồng sẽ như thế nào.
    • - Chắc chắn mẹ đã có một đôi giày bệt thoải mái để “sống sót” trong vòng 4 tháng tới với đôi chân sưng phù.
    • - Biết các triệu chứng và nguy cơ của tiền sản giật

    [size=30]TUẦN 21[/size]


    • - Tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi cho con bú, cách cho bé bú như thế nào là đúng.
    • - Thay áo ngực thai sản.

    [size=30]TUẦN 22[/size]


    • - Tìm kiếm nữ hộ sinh để tắm cho bé trong một vài tuần đầu sau sinh nếu mẹ không đủ tự tin làm điều này.
    • - Mẹ đã biết giới tính của bé, tên đầu tiên mẹ suy nghĩ có hợp không, nếu không mẹ hãy suy nghĩ thêm một vài tên khác nhé.
    • - Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Mẹ tránh bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

    [size=30]TUẦN 23[/size]


    • - Mẹ nên sắm thêm quần áo thai sản trong thời gian này.
    • - Lựa chọn tên đệm tuyệt vời cho bé.

    [size=30]TUẦN 24[/size]


    • - Nếu mẹ có ý định quay trở lại công việc sau sinh, hãy suy nghĩ các phương pháp để chăm sóc bé như nhờ bà nội, bà ngoại hay tìm người trông trẻ đáng tin cậy chẳng hạn.
    • - Bắt đầu lên kế hoạch sửa sang phòng cho bé.
    • - Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
    • Việc cần làm khi mang thai tuần 25
    • - Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay có thêm bảo hiểm nhân thọ… nếu mẹ muốn.
    • - Viết kế hoạch sinh nở.
    • - Đăng kí sinh trước nếu có thể tại bệnh viện mẹ đã lựa chọn.

    [size=30]TUẦN 26[/size]


    • - Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để giải đáp các thắc mắc của mẹ.
    • - Tận hưởng một chuyến du lịch bất kỳ. Mẹ sẽ không có cơ hội hoặc không nên đi du lịch trong 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn.
    • - Xét nghiệm glucose máu.

    [size=30]TUẦN 27[/size]


    • - Chọn màu sơn cho phòng của bé.
    • - Đi bộ hoặc xoa bóp bắp chân để giảm đau do chuột rút.

    [size=30]TUẦN 28[/size]


    • - Bắt đầu từ tuần 28, mẹ có thể gặp bác sĩ 2 tuần 1 lần.
    • - Để ông xã cảm nhận được những lần bé đá.
    • - Nếu ngón tay của mẹ bị sưng, hãy tháo nhẫn ra và cất chúng cho đến khi mẹ “vượt can” xong xuôi.
    • - Nếu xét nghiệm máu của mẹ được thực hiện tại lần khám tiền sản đầu tiên cho thấy là Rh âm tính, mẹ sẽ được tiêm globulinn miễn dịch Rh để ngăn chặn cơ thể mẹ phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé.

    [size=30]TUẦN 29[/size]


    • - Thời gian này bé hoạt động rất tích cực, mẹ hãy dành thời gian nhất định để đếm những cử động của bé, dựa vào đó để đánh giá sức khỏe của bé. Nếu mẹ thấy bé ngày càng trở nên ít hoạt động, cần liên lạc với bác sĩ ngay.
    • - Sơn phòng cho bé. Mẹ không nên tham gia công đoạn này. Hãy nhắc nhở ông xã chọn loại sơn gốc chì để đảm bảo an toàn cho bé.
    • - Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
    • Việc cần làm khi mang thai tuần 30
    • - Mua xe đẩy, cũi hay bất cứ vật dụng nào cho bé mà mẹ chưa chuẩn bị.
    • - Đóng gói túi đồ sẽ mang vào viện khi mẹ đi đẻ.
    • - Biết các dấu hiệu sinh non.
    • - Tập luyện các bài tập, học cách thở, rặn hỗ trợ mẹ khi sinh.

    [size=30]TUẦN 31[/size]


    • - Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.
    • - Lên kế hoạch nghỉ thai sản.

    [size=30]TUẦN 32[/size]


    • - Lên kế hoạch nhờ ai chăm sóc con khi mẹ lâm bồn.
    • - Nhường quyền chăm nuôi thú cưng cho ông xã.
    • - Cắt tóc
    • - Sắp xếp phòng của bé.
    • - Từ tuần này, mẹ có thể gặp bác sĩ hàng tuần để theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.

    [size=30]TUẦN 33[/size]


    • - Đọc sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.

    [size=30]TUẦN 34[/size]


    • - Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
    • - Mua đồ dùng hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh.
    • - Gặp gỡ một vài bác sĩ nhi khoa để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng

    [size=30]MANG THAI TUẦN 35[/size]


    • - Xem xét lại các đồ dùng cho mẹ và bé để đảm bảo không thiếu sót đồ dùng quan trọng.
    • - Mua một cuốn sách về trẻ em, tìm đọc thông tin về chăm sóc bé….

    [size=30]TUẦN 36[/size]


    • - Xét nghiệm NST (non-stress test) nếu cần thiết để quan sát cử động thai mà không có tác động gây kích thích thai nhi.
    • - Bàn lại kế hoạch sinh với bác sĩ.
    • - Ngủ các giấc ngủ ngắn, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

    [size=30]TUẦN 37[/size]


    • - “Tích trữ” tã và sữa công thức đề phòng trường hợp mẹ ít sữa.
    • - Giặt sạch quần áo, tã lót, nôi của bé trước khi dùng.

    [size=30]TUẦN 38[/size]


    • - Đưa ra quyết định cuối cùng cho tên của bé
    • - Lên danh sách những người mẹ muốn liên lạc thông báo khi em bé ra đời.

    [size=30]TUẦN 39[/size]


    • - Thực hành thở hỗ trợ khi sinh hoặc các bài tập thư giãn
    • - Hoàn thành công việc và viết một bản ghi nhớ, bàn giao công việc phòng trường hợp mẹ sinh trước ngày dự tính.
    • - Lựa chọn người cùng mẹ “vượt cạn”

    [size=30]MANG THAI TUẦN 40[/size]


    • - Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rằng sắp đến lúc vỡ ối.
    • - Tính thời gian các cơn co thắt.
    • - Mua túi chườm lạnh để chườm đáy chậu, giảm sưng sau khi mẹ sinh.

    [size=30]MANG THAI TUẦN 41[/size]


    • - Mẹ hãy cảm nhận những cú đá cuối cùng cũng như cảm giác tuyệt vời khi có em bé trong bụng.
    • - Tận dụng thời gian để nghỉ ngơi
    • - Tập các động tác ngồi xổm để cơ thể dần chuẩn bị cho quá trình sinh.

    [size=30]MANG THAI TUẦN 42[/size]


    • - Mẹ hãy thử một vài mẹo để kích thích đau đẻ, đẻ thường dễ như ăn thức ăn cay, ăn dứa, đi bộ hay kích thích núm vú…
    • - Xét nghiệm NST một lần nữa hoặc kiểm tra ST (stress test)
    • - Đến bệnh viện và đón bé yêu chào đời.

    Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần Su-phat-trien-cua-thai-nhi-theo-tung-tuan-tung-thang-cua-thai-ki-khi-mang-thai-3
    Trên đây là những thông tin về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần. Mong những thông tin này sẽ giúp đỡ các mẹ trong việc chăm sóc thai nhi được tốt hơn. Xin cảm ơn các mẹ.

avatar
tranhieu628
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 82
Điểm : 4006
Like : 0
Tham gia : 12/08/2014

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết