Tìm hiều sơ qua về ngôn ngữ Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

 Tìm hiều sơ qua về ngôn ngữ Nhật Bản Empty Tìm hiều sơ qua về ngôn ngữ Nhật Bản

Bài gửi by hangocneu28 2/2/2015, 14:35

Tìm hiều sơ qua về ngôn ngữ Nhật Bản
Sưu tầm: Trung tâm Nhật ngữ SOFL.
 
Ngoài chữ Hán, trong tiếng Nhật có 2 loại chữ khác là hiragana và katakana. 2 loại chữ kana này đều là chữ phiên âm do người Nhật phát minh ra. Ngày xưa, người Nhật không có chữ viết riêng nên ban đầu mượn âm chữ Hán để ghi chép câu nói của mình và soạn thảo văn bản. Sau đó, trong thời Heian (794-1185), người Nhật dựa trên chữ Hán tạo thành 2 loại chữ kana để ghi chép câu nói. Đó chính là hiragana và katakana. Hiragana vốn là chữ Hán viết giản lược còn katakana là một phần của chữ Hán tạo thành. Katakana dùng để phiên âm các chữ có nguồn gốc nước ngoài. Có thể nói, những chữ viết của tiếng Nhật đều xuất phát từ chữ Hán.
 
 
Bên cạnh đó, người Nhật sử dụng các từ vựng của Trung Quốc để làm cho tiếng Nhật phong phú hơn, như “gakusei” (học sinh), “seikatsu” (sinh hoạt). Cách đọc của những từ mượn như trên là On-yomi. On-yomi của 1 chữ cũng có nhiều cách đọc. Ví dụ, chữ “hành” có cách đọc On-yomi là “ko”, “gyo”, “an”. Điều này liên quan đến lịch sử giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nói cách khác, các cách đọc On-yomi phản ánh cách đọc tiếng Trung Quốc của từng thời đại và địa điểm giao lưu giữa 2 nước. Trong On-yomi có 4 nhóm là Ngô âm, Hán âm, Đường âm và Tống âm. Ngô âm là cách đọc theo âm Hán của vùng nước Ngô cổ đại, tức vùng hạ lưu sông Trường Giang. Hán âm là cách đọc theo người thủ đô Trường An trong thời đại nhà Đường. Vào thời Đường, tức thời đại Nara và Heian của Nhật Bản, nhiều nhà sư, lưu học sinh của Nhật sang Trường An để học hỏi văn hóa tiên tiến của Trung Quốc. Và cùng với nhiều cuốn sách, cách đọc chữ Hán của thời kỳ này được đưa vào NB. Cách đọc Hán âm cũng được gọi là “Chính âm”. Đường âm là những cách đọc được đưa vào Nhật từ các thời đại nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh của Trung Quốc, còn Tống âm là những cách đọc do các nhà sư trong thời đại Kamakura (thế kỷ 12-14) của Nhật Bản đưa về cùng với các quyển kinh Phật giáo. Đối với chữ “hành”, đọc theo Ngô âm là “gyo”, Hán âm là “ko”, Đường âm là “an”.
Trong thời Edo đã có một số học giả đề cập tới những đặc trưng kể trên của tiếng Nhật, nhưng khi đó chưa đạt nhiều thành quả quan trọng. Sau khi ngành ngôn ngữ học của phương Tây được đưa vào Nhật Bản, các nhà nghiên cứu áp dụng môn học này vào việc phân tích những đặc trưng của tiếng Nhật, để tìm hiểu xem tiếng Nhật thuộc hệ nào trong số các hệ thống ngôn ngữ trên thế giới.
 
 
 
Cần phải nói, về vấn đề này chưa có kết luận thống nhất trong ngành nghiên cứu tiếng Nhật. Có nhiều học thuyết về nguồn gốc tiếng Nhật nhưng hai học thuyết được nhiều người quan tâm nhất là:
(1) Tiếng Nhật thuộc nhóm thứ tiếng Ural-Altai, cùng với tiếng Triều Tiên, tiếng Mông Cổ, tiếng Ainu.
(2) Tiếng Nhật chịu ảnh hưởng của các thứ tiếng miền nam nhiều hơn, là các thứ tiếng thuộc nhóm Autronesia như tiếng Malaysia, Indonesia, Philippines hoặc nhóm thứ tiếng Miến Điện-Tây Tạng.
Tóm lại, tuy không phải là kết luận cuối cùng nhưng người ta cho rằng, khoảng 5.000-10.000 năm trước, tại vùng đông bắc lục địa Châu Á đã hình thành một thứ tiếng tổ tiên của tiếng Nhật, liên quan đến nhóm tiếng Altai và ngữ pháp tiếng Nhật hiện nay. Sau đó, thứ tiếng này bắt đầu được chia thành 3 thứ tiếng khác là tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và tiếng Ainu. Và khoảng 3.000-4.000 năm trước, các từ vựng cơ bản được đưa sang Nhật Bản từ các thứ tiếng miền nam như Indonesia, Khơme, v.v… Cách đây khoảng 2.000-2.500 năm, các từ vựng như số từ và từ chỉ các bộ phận của cơ thể con người, thực vật được đưa sang Nhật Bản từ khu vực miền nam Trung Quốc. Rồi sau công nguyên, các từ vựng chữ Hán được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản.
 
Một đặc điểm trong tiếng Nhật không thể không đề cập đến, là có rất nhiều từ mượn. Từ mượn của Trung Quốc được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống, số lượng quá nhiều và lại được viết bằng chữ Hán, nên gần như không cảm thấy rằng chúng có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài. Ngày nay chính người Nhật cũng gần như không thể nhận ra những từ mượn nước ngoài đầu tiên (nhiều từ là của tiếng Sanskrit, Ainu hoặc Triều Tiên) vì hầu hết được viết bằng chữ Hán chứ không phải bằng hệ katakana. Nhiều từ du nhập từ lâu trong lịch sử Nhật Bản và thường là những từ liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người Nhật. Nhiều từ được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan từ thế kỷ 16-17.
Cuối thời kỳ Edo (1603-1868), các từ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga bắt đầu xuất hiện. Hiện nay, so với các từ du nhập vào Nhật Bản sau này, số từ mượn của tiếng Anh nhiều hơn tất cả các thứ tiếng khác, cả các từ khoa học lẫn từ thường dùng trong cuộc sống. Ngoài ra còn có các từ mượn tiếng Đức và tiếng Italia.
Số lượng chữ Hán hiện sử dụng ở Nhật Bản được giới hạn chỉ còn một phần trăm rất nhỏ trong số khoảng 40.000 đến 50.000 chữ Hán mà chúng ta thấy trong các cuốn từ điển đồ sộ. Năm 1946, bộ giáo dục Nhật hạn chế số lượng chữ Hán dùng trong các văn bản chính thức là 1.850 chữ. Năm 1981, số lượng Hán tự thường dụng được quy định là 1.945 chữ.
Cùng trung tâm Nhật ngữ SOFL tìm hiểu thứ ngôn ngữ thú vị này nhé !!!
 
Tìm hiểu thêm tại : Trung Tâm Nhật Ngữ SOFL.
Địa chỉ :  Cơ sở 1 : số 365 – phố Vọng – Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Cơ sở 2 : số 44 Lê Đức Thọ kéo dài – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 3 : số 54 Ngụy Như Kon Tum – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội.
Hotline:0462921082–0964661288.
avatar
hangocneu28
Cấp 1
Cấp 1

Bài gửi : 21
Điểm : 3655
Like : 0
Tham gia : 22/01/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết