Du lịch Tây Nguyên – Điểm đến của văn hóa các dân tộc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Du lịch Tây Nguyên – Điểm đến của văn hóa các dân tộc  Empty Du lịch Tây Nguyên – Điểm đến của văn hóa các dân tộc

Bài gửi by dulichmix123 25/3/2015, 09:34

Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng của miền trung Việt Nam. Xuôi về phía Nam, cách Hà Nội khoảng hơn 1000km, gồm có 5 tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai,  Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Tây Nguyên có rất nhiều dân tộc Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Êđê,.... Mỗi dân tộc có một tâm hồn văn hóa riêng tạo nên các phong tục tập quán khác nhau, hình thành nét đẹp văn hóa đặc sắc.

Sử thi Tây Nguyên được mọi người biết đến là anh hùng ca của Tây Nguyên. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ sử, dựa trên nền tảng thần thoại. Sử thi chứa đựng những tri thức của cộng đồng các dân tộc, mang đậm văn hóa tinh thần của người Tây Nguyên.

Tây Nguyên – Văn  hóa cồng chiêng: Lễ hội cồng chiêng được tổ chức luân phiên hàng năm tại các tỉnh. Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Hai loại nhạc cụ là cồng và chiêng được làm từ đồng có khi được pha vàng và bạc. Không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Du lịch Tây Nguyên – Điểm đến của văn hóa các dân tộc  Khong-gian-cong-chieng-tay-nguyen-dulichmiennam.net
Tây Nguyên – Hội đua voi: Hội đua voi ở Buôn Đôn – Đăk  Lăk thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thời điểm phát rẫy trồng nương, bắt đầu mùa vụ mới. Ngày hội cũng được coi như thể hiện mong ước một vụ mùa mới tươi tốt, no ấm. Hội đua voi gồm 2 phần thi, phần thi trên cạn và thi voi bơi dưới nước. Hội đua voi là sự kiện tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm.

Tây Nguyên – Lễ hội đâm trâu: Hằng năm cứ sau mỗi mùa rẫy lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn phần đã phù hộ dân làng được mùa năm qua. Lễ hội  “Sa-rơpu” (ăn trâu ) được tổ chức từ tháng 12 cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Ngoài những lễ hội tiêu biểu mang đậm dấu ấn này, Tây Nguyên còn có các lễ hội như: Hội Xuân, Lễ Bỏ Mả, Lễ Mừng Lúa Mới, Lễ Ăn Cơm Mới, Lễ tạ ơn cha mẹ, Lễ trồng cột, ...

Tây Nguyên – Bên cạnh việc được biết đến với các lễ hội, các phong tục tập quán đặc sắc nó còn được biết đến với những phong cảnh đẹp như: Thác Dray Sáp (thác Chồng) - Đắk Lắk, Thác Dray Nur (thác Vợ) – Nối liền 2 tỉnh  Đắk Lắk và Đắk Nông, Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu – Lâm Đồng.

Đi du lịch Tây Nguyên, bạn nên đi vào tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Khi đó là mùa lễ hội chính nơi đây. Hãy cùng  [url][/url][url][/url][url]dulichmiennam.net [/url] khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và tham gia vào những lễ hội Tây Nguyên nhé.
avatar
dulichmix123
Cấp 0
Cấp 0

Bài gửi : 7
Điểm : 3344
Like : 0
Tham gia : 24/03/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết