Giáo dục đại học không thể mở cổng thành
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Giáo dục đại học không thể mở cổng thành
Tham gia vào "sân chơi" của hơn 150 nền kinh tế thế giới đã mở ra cho GD ĐH Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Cơ hội làm bằng đại học dễ thấy nhất là, khi mà trong hiện tại và tương lai trung hạn, hệ thống GD ĐH chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội cả về quy mô và chất lượng thì việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho học sinh được học đại học. Với một đất nước mà người dân vẫn coi vào ĐH là con đường sáng nhất để lập thân, lập nghiệp, thị trường GD ĐH luôn giàu tiềm năng. Không chỉ những học sinh làm bằng đại học mới tốt nghiệp phổ thông không trúng tuyển các trường ĐH trong nước, bị sức hút của chương trình liên kết với đầu vào rộng mở, với những lời quảng cáo có cánh về chương trình, chất lượng đào tạo, điều kiện học tập, khả năng kiếm việc sau khi tốt nghiệp, mà ngay cả những người đã tốt nghiệp ĐH, đang giữ những chức vụ quan trọng cũng không cưỡng lại được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ mang nhãn "hàng ngoại". Bởi vậy, khi hội nhập sẽ không tránh được cuộc "đổ bộ" của các dịch vụ làm bằng đại học giáo dục nước ngoài - xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay khi tham gia vào giáo dục xuyên quốc gia. Thị trường hàng hóa luôn có hàng thật, hàng rởm. Thị trường GD ĐH cũng vậy, nhất là khi hội nhập việc "nhập khẩu" ngày càng gia tăng. Nhưng làm sao để hạn chế việc nhập khẩu "hàng rởm" trong khi các nước phát triển có xu hướng xuất khẩu giáo dục không lành mạnh là câu hỏi không dễ trả lời ở tầm vi mô - từng các cơ sở đào tạo, cũng như vĩ mô - cơ quan quản lý nhà nước.
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết các nhà đầu tư được phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài và liên doanh, nhưng xu thế đầu tư xây dựng trường mới không nhiều, chỉ có liên kết đào tạo là phát triển sôi động. Đơn giản là vì, với nhà "xuất khẩu", đây là con đường đầu tư ít vốn, lợi nhuận cao. Còn với người "nhập khẩu", vì chưa chuẩn bị tốt về thể chế, nguồn lực và hạ tầng và vì cả những lợi ích trước mắt, đã chấp nhận nhập hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng rởm. Thực tế những năm qua cho thấy, bên cạnh một số trường ĐH và CĐ nước ngoài xây dựng những chương trình du học tại chỗ hoặc từ xa tại Việt Nam với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu cấp thiết và cung cấp một nền giáo dục có chất lượng với chi phí thấp nhất có thể được, còn có không ít những cơ sở chỉ nhìn thấy đây là cơ hội vàng cho họ kiếm món lời khổng lồ từ một thị trường đầy triển vọng với nguồn tuyển sinh dồi dào và chi phí đào tạo thấp. Tại các cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đang trở thành "mốt". Hầu hết trường ĐH, CĐ đều có chương trình liên kết, có đơn vị bắt tay với 20-30 ĐH nước ngoài. Không chỉ có các trường ĐH mà nhiều cơ sở thuộc các bộ, ngành khác cũng đang ồ ạt liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế, thậm chí một số cơ quan không có chức năng đào tạo cũng liên kết đào tạo với nước ngoài.
Similar topics
» CEO Giao hàng nhanh: Thành công nhờ không quan tâm đối thủ
» Để giọng Anh - Việt không cản trở thành công trong tiếng Anh giao tiếp của bạn
» Học tiếng Anh giao tiếp - Rút ngắn con đường đến thành công
» Công ty start-up thành công với phương thức mua và giao hàng chỉ trong 1 tiếng
» Bạn có muốn trở thành cô giáo mầm non tương lai không???
» Để giọng Anh - Việt không cản trở thành công trong tiếng Anh giao tiếp của bạn
» Học tiếng Anh giao tiếp - Rút ngắn con đường đến thành công
» Công ty start-up thành công với phương thức mua và giao hàng chỉ trong 1 tiếng
» Bạn có muốn trở thành cô giáo mầm non tương lai không???
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết