KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT ĂN QUẢ
1. MẬT ĐỘ TRỒNG MÍT:
- Mít trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
- Mít trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
- Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
2. TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG:
Cây Mít www.caycongtrinh.com.vn/cay-mit giống phải được chuẩn bị trước. Cây phải đảm bảo đúng giống và phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép. Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn già. Vết ghép tiếp hợp tốt.
Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.
- Về kỹ thuật nhân giống mít: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.
- Giâm rễ mít, giâm cành mít: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.
- Chiết cành mít: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…
- Ghép cây mít: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
3. LÀM ĐẤT TRỒNG MÍT:
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục...
4. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG MÍT:
* Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .
* Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
* Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.
* Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.
* Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.
* Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.
* Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
Quy hoạch hợp lý, trồng đúng kỹ thuật là yếu tố căn bản để việc đầu tư Kỹ thuật trồng Mít sai quả www.caycongtrinh.com.vn/ky-thuat-cham-soc-cay/ky-thuat-trong-mit-sai-qua.
MEGAGREEN chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp cây xanh, cây công trình, cây ăn quả, cây bóng mát các loại trồng cho các dự án – công trình ở Hà Nội và các vùng lân cận và cây Mít là thế mạnh của chúng tôi, các loại cây có đường kính gốc từ 10 - 50cm. Với nhiều năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây, kỹ thuật đánh bầu, cắt tỉa, uốn cành cho cây với đội ngũ nhân lực lành nghề trong việc thi công cảnh quan luôn mang đến cho quý khách hàng niềm tin về chất lượng.
Liên hệ với chúng tôi để có được tư vấn và giá cả tốt nhất
Văn phòng công ty:
P.905- số 185 Giảng Võ- Ba Đình - Hà nội
ĐT: 04. 2215.7990; Fax: 04.2200.7990
Vườn ươm_Tại Hoà Lạc:
Đ/c: Km 28 Đại lộ Thăng Long, Khu CNC Hoà Lạc, Hà Nội
ĐT: 0936.390.089; 0913.235.570
Nguồn: www.caycongtrinh.com.vn
1. MẬT ĐỘ TRỒNG MÍT:
- Mít trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
- Mít trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
- Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
2. TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG:
Cây Mít www.caycongtrinh.com.vn/cay-mit giống phải được chuẩn bị trước. Cây phải đảm bảo đúng giống và phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép. Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn già. Vết ghép tiếp hợp tốt.
Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.
- Về kỹ thuật nhân giống mít: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.
- Giâm rễ mít, giâm cành mít: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.
- Chiết cành mít: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…
- Ghép cây mít: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
3. LÀM ĐẤT TRỒNG MÍT:
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục...
4. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG MÍT:
* Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .
* Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
* Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.
* Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.
* Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.
* Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.
* Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
Quy hoạch hợp lý, trồng đúng kỹ thuật là yếu tố căn bản để việc đầu tư Kỹ thuật trồng Mít sai quả www.caycongtrinh.com.vn/ky-thuat-cham-soc-cay/ky-thuat-trong-mit-sai-qua.
MEGAGREEN chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp cây xanh, cây công trình, cây ăn quả, cây bóng mát các loại trồng cho các dự án – công trình ở Hà Nội và các vùng lân cận và cây Mít là thế mạnh của chúng tôi, các loại cây có đường kính gốc từ 10 - 50cm. Với nhiều năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây, kỹ thuật đánh bầu, cắt tỉa, uốn cành cho cây với đội ngũ nhân lực lành nghề trong việc thi công cảnh quan luôn mang đến cho quý khách hàng niềm tin về chất lượng.
Liên hệ với chúng tôi để có được tư vấn và giá cả tốt nhất
Văn phòng công ty:
P.905- số 185 Giảng Võ- Ba Đình - Hà nội
ĐT: 04. 2215.7990; Fax: 04.2200.7990
Vườn ươm_Tại Hoà Lạc:
Đ/c: Km 28 Đại lộ Thăng Long, Khu CNC Hoà Lạc, Hà Nội
ĐT: 0936.390.089; 0913.235.570
Nguồn: www.caycongtrinh.com.vn
_________________
"www.megalinkvn.com
www.megalink.vn
www.caycongtrinh.com.vn"
megagreen185- Cấp 1
- Bài gửi : 13
Điểm : 3986
Like : 0
Tham gia : 23/01/2014
Similar topics
» Kỹ thuật lắp đặt máy móc trong nhà xưởng
» Mỹ Thuật trong văn hóa Hàn Quốc.
» KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
» kỹ thuật ươm trồng cây lộc vừng
» kỹ thuật ươm trồng cây lộc vừng
» Mỹ Thuật trong văn hóa Hàn Quốc.
» KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
» kỹ thuật ươm trồng cây lộc vừng
» kỹ thuật ươm trồng cây lộc vừng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết