TIỀN ĐÔNG CỨNG TRONG KÉT SẮT MỖI GIA ĐÌNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
TIỀN ĐÔNG CỨNG TRONG KÉT SẮT MỖI GIA ĐÌNH
TIỀN ĐÔNG CỨNG TRONG KÉT SẮT MỖI GIA ĐÌNH
Một lượng vàng, USD và cả tiền mặt gắm giữ trong két sắt mỗi gia đình đãng được cho là nguyên nhân gây ra nhiều biến động trên thị trường. Nhưng đó chính là nguồn lực đáng quý mà chúng ta chưa biết cách khai thác.
Năm 2011 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế Việt Nam. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất của nền kinh tế trong năm vừa qua phải kể đến là những đợt nóng lạnh của giá vàng, cùng với những chính sách và biện pháp từ cơ quan quản lý đối với thị trường rộng lớn này. Với người Việt, có lẽ vàng vẫn là một trong những mặt trận đầu tư, đầu cơ và tích trữ quen thuộc nhất.
Vàng tấn trong dân
Trong một năm đầy biến động bất ngờ, ăm ắp những trắc trở từ trong ra ngoài như năm 2011 vừa qua, vàng lại một lần nữa nổi lên như một điểm chú ý nhất. Từ những cơn biến động mới thấy tiềm lực vàng trong dân và những câu hỏi đặt ra từ khối tài sản quý giá đó tại Việt Nam.
Theo con số Hội đồng Vàng thế giới cung cấp cho Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vào cuối năm 2010 thì lượng vàng dự trữ trong dân tại Việt Nam lên tới 1.000 tấn. Con số từ phía các cơ quan của Việt Nam khiêm tốn hơn, nhưng cũng nằm trong khoảng từ 300-500 tấn.
Khi nói về nguồn vàng trong dân, mới đây Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ước tính khoảng từ 300 - 500 tấn.
Trong khi đó, trước đây, chuyên gia từ Ủy Ban giám sát tài chính của cho biết, có khoảng 5 tỷ USD mỗi năm biến khỏi bảng cân đối tiền tệ và nó đang cất giữ trong két sắt của người dân.
Cùng với hàng tấn vàng trong dân, cũng có thể dễ dàng thấy dòng tiền đang ẩn náu trong két sắt người dân không hề nhỏ. Những vụ vỡ lở tín dụng đen liên tiếp với con số hàng trăm, thậm chí ngàn tỷ mỗi vụ trong năm 2011 vừa qua cho thấy điều đó. Rõ ràng, tiền trong dân đang được tích trữ rất nhiều và không được mang ra tham gia dòng luân chuyển vốn để phục vụ nền kinh tế vốn đang rất cần tiền mặt.
Việc hàng trăm tấn vàng, trị giá hàng tỉ USD nằm im trong dân, theo đánh giá của các chuyên gia, là lãng phí một nguồn tài lực của đất nước. Nhưng liệu các chuyên gia cho tới các nhà quản lý có thể đưa ra đươc phương án để huy động nguồn sức mạnh đầy tiềm năng này từ dân ? Đầu tiên phải xem vì sao nguồn lực lớn như vậy không vận hành luân chuyển trong một nền kinh tế ngày càng mang tính thị trường, mà lại tồn đọng trong các két sắt và tủ gỗ của người dân.
Lý do dễ thấy nhất của việc tích trữ vàng và tiền mặt nhiều trong dân là do với người Việt, đây vẫn là những phương tiện "tích cốc phòng cơ". Tâm lý mua vàng và trữ tiền mặt đã tồn tại bao đời nay.
Riêng vàng thì tâm lý này lại càng được tăng thêm theo những đợt tăng giá vàng mạnh mẽ một vài năm vừa qua. Và dù tăng hay không thì vàng của những năm khủng hoảng kinh tế gần đây luôn là tài sản rất an toàn, gọn nhẹ và ít mất giá nhất, thậm chí còn vững chắc hơn nhà đất hay các loại ngoại tệ mạnh. Không ít người còn tin rằng, giữ vàng an toàn hơn cả gửi tiết kiệm, bởi lo ngại ngân hàng có thể mất thanh khoản, sụp đổ!
Và suốt thời gian qua, một kênh đầu tư khác của vàng là gửi tiết kiệm vàng không cho thấy độ hấp dẫn. Các ngân hàng huy động vàng với lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm tiền đồng hàng chục lần.
Một lý do nữa khiến vàng tồn đọng trong dân nhiều hơn xuất phát từ việc đóng cửa các sàn vàng, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài. Việc Nhà nước đóng cửa sàn vàng được đánh giá là mang lại tác dụng tích cực, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Tuy nhiên với giới đầu tư vàng thì họ đã mất một sân chơi. Không còn cửa đầu tư vàng, nhưng thói quen và sở trường "chơi" vàng thì vẫn còn đó. Do vậy, một bộ phận lớn đã chuyển sang tích trữ vàng vật chất để thay thế cho lướt sóng vàng tài khoản, chấp nhận đầu tư vàng trung và dài hạn.
Quý trọng sức mạnh trong dân
Khi nghe thông tin về lượng vàng khổng lồ này, nhiều chuyên gia kinh tế đã cùng chung quan điểm rằng, việc lượng vàng tích trữ trong dân lớn như vậy trong thời điểm kinh tế khó khăn là điều đáng mừng.
Quả thật, trong những năm khủng hoảng dữ dội vừa qua, trong khi nhiều nền kinh tế chao đảo thì kinh tế Việt Nam dù cũng chịu không ít va đập, ảnh hưởng nhưng người dân vẫn khá vững vàng. Một trong những yếu tố giúp VN giữ được sự vững vàng trên phải kể đến tiềm lực thực sự của đồng vốn trong dân. Ít yếu tố ảo và có nền móng là tài sản thực nên chúng ta không phải chịu những cơn sụp đổ dây chuyền có hệ thống như các nền kinh tế khác.
Trong lúc tiền mặt từ dân có thể dễ huy động hơn dựa vào chính sách lãi suất cũng như sự năng động của các ngân hàng thương mại thì vàng là khối tài sản khó huy động nhưng lại rất cần phải được chú ý trong thời điểm hiện nay. Đây là khối tài sản rất lớn, một sức mạnh tiềm ẩn mà nếu khai thác được, sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà.
Với ý kiến tích cực về lượng vàng tồn rất lớn trong dân, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư kinh doanh Vàng Việt Nam từng phát biểu rằng, nếu vàng trong dân mà lớn như vậy phải mừng chứ không nên lo, bởi cho dù tổng tài sản nằm trong dân hay vốn nằm trong doanh nghiệp thì vẫn là tài sản quốc gia. Để khai thác tiềm năng này, ông Hải cho rằng, NHNN hoàn toàn có thể đứng ra huy động vàng rồi mang vàng đó đem thế chấp ở ngân hàng nước ngoài để vay ngoại tệ.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, cũng đã có lần chia sẻ quan điểm trên khi bàn về việc đưa vàng đang cất trữ trong dân cư vào nền kinh tế. Theo đó, cách dễ nhất là các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài. "Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Eximbank, cho rằng cách tốt nhất là ngân hàng thương mại huy động, sau đó NHNN vay lại để tăng dự trữ ngoại hối và can thiệp thị trường khi cần thiết. Việc sử dụng nguồn vàng này sẽ do NHNN tính toán. Theo đề xuất của ông Phước, có thể là đem hoán đổi với nước ngoài để lấy ngoại tệ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây cũng cho hay, NHNN đã trình và được Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng chính sách huy động vàng trong dân. Dự kiến NHNN sẽ huy động vàng trong dân thông qua hệ thống đại lý của mình là các tổ chức tín dụng. Lượng vàng NHNN có thể huy động trong dân ít nhất cũng phải tương đương số vàng mà dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng trước đây, trên dưới 130 tấn, tương đương 10 tỷ USD.
Theo ông Bình, để triển khai đề án này còn cần nhiều vấn đề kỹ thuật cần xử lý, nhưng đề án này cùng với Nghị định quản lý thị trường vàng sẽ giúp đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia.
Một giải pháp có vẻ đơn giản và có thể thực hiện sớm, theo một số chuyên gia, là trước mắt NHNN cần vay vàng trong kho của các ngân hàng bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn bằng vàng để bán cho các công ty kinh doanh vàng có nhu cầu. Các công ty vàng phải trả NHNN bằng USD, NHNN lấy USD đó phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của kinh tế trong nước.
Trong lúc này, vàng vẫn đang thu hút nhiều ánh nhìn của người dân, dù không khí chuẩn bị Tết đã cận kề và ngốn nhiều thời gian. Các cửa hàng vàng ở Hà Nội sáng nay vẫn đông người vào ra, khi những thông tin về việc giá vàng hạ dữ dội đang vọng về.
Một lượng vàng, USD và cả tiền mặt gắm giữ trong két sắt mỗi gia đình đãng được cho là nguyên nhân gây ra nhiều biến động trên thị trường. Nhưng đó chính là nguồn lực đáng quý mà chúng ta chưa biết cách khai thác.
Năm 2011 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế Việt Nam. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất của nền kinh tế trong năm vừa qua phải kể đến là những đợt nóng lạnh của giá vàng, cùng với những chính sách và biện pháp từ cơ quan quản lý đối với thị trường rộng lớn này. Với người Việt, có lẽ vàng vẫn là một trong những mặt trận đầu tư, đầu cơ và tích trữ quen thuộc nhất.
Vàng tấn trong dân
Trong một năm đầy biến động bất ngờ, ăm ắp những trắc trở từ trong ra ngoài như năm 2011 vừa qua, vàng lại một lần nữa nổi lên như một điểm chú ý nhất. Từ những cơn biến động mới thấy tiềm lực vàng trong dân và những câu hỏi đặt ra từ khối tài sản quý giá đó tại Việt Nam.
Theo con số Hội đồng Vàng thế giới cung cấp cho Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vào cuối năm 2010 thì lượng vàng dự trữ trong dân tại Việt Nam lên tới 1.000 tấn. Con số từ phía các cơ quan của Việt Nam khiêm tốn hơn, nhưng cũng nằm trong khoảng từ 300-500 tấn.
Khi nói về nguồn vàng trong dân, mới đây Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ước tính khoảng từ 300 - 500 tấn.
Trong khi đó, trước đây, chuyên gia từ Ủy Ban giám sát tài chính của cho biết, có khoảng 5 tỷ USD mỗi năm biến khỏi bảng cân đối tiền tệ và nó đang cất giữ trong két sắt của người dân.
Cùng với hàng tấn vàng trong dân, cũng có thể dễ dàng thấy dòng tiền đang ẩn náu trong két sắt người dân không hề nhỏ. Những vụ vỡ lở tín dụng đen liên tiếp với con số hàng trăm, thậm chí ngàn tỷ mỗi vụ trong năm 2011 vừa qua cho thấy điều đó. Rõ ràng, tiền trong dân đang được tích trữ rất nhiều và không được mang ra tham gia dòng luân chuyển vốn để phục vụ nền kinh tế vốn đang rất cần tiền mặt.
Việc hàng trăm tấn vàng, trị giá hàng tỉ USD nằm im trong dân, theo đánh giá của các chuyên gia, là lãng phí một nguồn tài lực của đất nước. Nhưng liệu các chuyên gia cho tới các nhà quản lý có thể đưa ra đươc phương án để huy động nguồn sức mạnh đầy tiềm năng này từ dân ? Đầu tiên phải xem vì sao nguồn lực lớn như vậy không vận hành luân chuyển trong một nền kinh tế ngày càng mang tính thị trường, mà lại tồn đọng trong các két sắt và tủ gỗ của người dân.
Lý do dễ thấy nhất của việc tích trữ vàng và tiền mặt nhiều trong dân là do với người Việt, đây vẫn là những phương tiện "tích cốc phòng cơ". Tâm lý mua vàng và trữ tiền mặt đã tồn tại bao đời nay.
Riêng vàng thì tâm lý này lại càng được tăng thêm theo những đợt tăng giá vàng mạnh mẽ một vài năm vừa qua. Và dù tăng hay không thì vàng của những năm khủng hoảng kinh tế gần đây luôn là tài sản rất an toàn, gọn nhẹ và ít mất giá nhất, thậm chí còn vững chắc hơn nhà đất hay các loại ngoại tệ mạnh. Không ít người còn tin rằng, giữ vàng an toàn hơn cả gửi tiết kiệm, bởi lo ngại ngân hàng có thể mất thanh khoản, sụp đổ!
Và suốt thời gian qua, một kênh đầu tư khác của vàng là gửi tiết kiệm vàng không cho thấy độ hấp dẫn. Các ngân hàng huy động vàng với lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm tiền đồng hàng chục lần.
Một lý do nữa khiến vàng tồn đọng trong dân nhiều hơn xuất phát từ việc đóng cửa các sàn vàng, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài. Việc Nhà nước đóng cửa sàn vàng được đánh giá là mang lại tác dụng tích cực, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Tuy nhiên với giới đầu tư vàng thì họ đã mất một sân chơi. Không còn cửa đầu tư vàng, nhưng thói quen và sở trường "chơi" vàng thì vẫn còn đó. Do vậy, một bộ phận lớn đã chuyển sang tích trữ vàng vật chất để thay thế cho lướt sóng vàng tài khoản, chấp nhận đầu tư vàng trung và dài hạn.
Quý trọng sức mạnh trong dân
Khi nghe thông tin về lượng vàng khổng lồ này, nhiều chuyên gia kinh tế đã cùng chung quan điểm rằng, việc lượng vàng tích trữ trong dân lớn như vậy trong thời điểm kinh tế khó khăn là điều đáng mừng.
Quả thật, trong những năm khủng hoảng dữ dội vừa qua, trong khi nhiều nền kinh tế chao đảo thì kinh tế Việt Nam dù cũng chịu không ít va đập, ảnh hưởng nhưng người dân vẫn khá vững vàng. Một trong những yếu tố giúp VN giữ được sự vững vàng trên phải kể đến tiềm lực thực sự của đồng vốn trong dân. Ít yếu tố ảo và có nền móng là tài sản thực nên chúng ta không phải chịu những cơn sụp đổ dây chuyền có hệ thống như các nền kinh tế khác.
(ảnh minh họa - Tuổi trẻ)
Trong lúc tiền mặt từ dân có thể dễ huy động hơn dựa vào chính sách lãi suất cũng như sự năng động của các ngân hàng thương mại thì vàng là khối tài sản khó huy động nhưng lại rất cần phải được chú ý trong thời điểm hiện nay. Đây là khối tài sản rất lớn, một sức mạnh tiềm ẩn mà nếu khai thác được, sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà.
Với ý kiến tích cực về lượng vàng tồn rất lớn trong dân, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư kinh doanh Vàng Việt Nam từng phát biểu rằng, nếu vàng trong dân mà lớn như vậy phải mừng chứ không nên lo, bởi cho dù tổng tài sản nằm trong dân hay vốn nằm trong doanh nghiệp thì vẫn là tài sản quốc gia. Để khai thác tiềm năng này, ông Hải cho rằng, NHNN hoàn toàn có thể đứng ra huy động vàng rồi mang vàng đó đem thế chấp ở ngân hàng nước ngoài để vay ngoại tệ.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, cũng đã có lần chia sẻ quan điểm trên khi bàn về việc đưa vàng đang cất trữ trong dân cư vào nền kinh tế. Theo đó, cách dễ nhất là các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài. "Tôi đã hỏi mấy ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và họ cho biết là sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD", ông Trúc cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Eximbank, cho rằng cách tốt nhất là ngân hàng thương mại huy động, sau đó NHNN vay lại để tăng dự trữ ngoại hối và can thiệp thị trường khi cần thiết. Việc sử dụng nguồn vàng này sẽ do NHNN tính toán. Theo đề xuất của ông Phước, có thể là đem hoán đổi với nước ngoài để lấy ngoại tệ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây cũng cho hay, NHNN đã trình và được Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng chính sách huy động vàng trong dân. Dự kiến NHNN sẽ huy động vàng trong dân thông qua hệ thống đại lý của mình là các tổ chức tín dụng. Lượng vàng NHNN có thể huy động trong dân ít nhất cũng phải tương đương số vàng mà dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng trước đây, trên dưới 130 tấn, tương đương 10 tỷ USD.
Theo ông Bình, để triển khai đề án này còn cần nhiều vấn đề kỹ thuật cần xử lý, nhưng đề án này cùng với Nghị định quản lý thị trường vàng sẽ giúp đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia.
Một giải pháp có vẻ đơn giản và có thể thực hiện sớm, theo một số chuyên gia, là trước mắt NHNN cần vay vàng trong kho của các ngân hàng bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn bằng vàng để bán cho các công ty kinh doanh vàng có nhu cầu. Các công ty vàng phải trả NHNN bằng USD, NHNN lấy USD đó phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của kinh tế trong nước.
Trong lúc này, vàng vẫn đang thu hút nhiều ánh nhìn của người dân, dù không khí chuẩn bị Tết đã cận kề và ngốn nhiều thời gian. Các cửa hàng vàng ở Hà Nội sáng nay vẫn đông người vào ra, khi những thông tin về việc giá vàng hạ dữ dội đang vọng về.
_________________
ket sat - két sắt - Gia ket sat - Giá két sắt - Ket sat han quoc - Két sắt hàn quốc - Ket sat chong chay - Két sắt chống cháy - Két sắt gia đình - Ket sat gia dinh - Ban ket sat - Bán két sắt - Ket sat an toan - Két sắt an toàn
Similar topics
» Cửa lưới Lương Tiến đồng hành cùng gia đình Việt
» [CỰC ĐỈNH] SIÊU SỰ KIỆN BUM 5 “SONG KIẾM HỢP BÍCH” CÙNG EVENT TRUY TÌM TIÊN TRI TÀI XỈU! – ĐẶC BIỆT CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ RIK
» Làm sao quản lý quỹ tiền hiệu quả trong gia đình?
» Bí ẩn bên trong sản phẩm phấn nụ cung đình Huế là gì?
» 0939506439 - Sống tiện nghi, thoải mái hơn trong CHDV Trần Đình X...
» [CỰC ĐỈNH] SIÊU SỰ KIỆN BUM 5 “SONG KIẾM HỢP BÍCH” CÙNG EVENT TRUY TÌM TIÊN TRI TÀI XỈU! – ĐẶC BIỆT CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ RIK
» Làm sao quản lý quỹ tiền hiệu quả trong gia đình?
» Bí ẩn bên trong sản phẩm phấn nụ cung đình Huế là gì?
» 0939506439 - Sống tiện nghi, thoải mái hơn trong CHDV Trần Đình X...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết