Luật sư Phạm Ngọc Minh: Phạt nguội vi phạm giao thông - Triển khai càng sớm càng tốt
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Phạt nguội vi phạm giao thông - Triển khai càng sớm càng tốt
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Phạt nguội vi phạm giao thông - Triển khai càng sớm càng tốt
Mới đây, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị thành phố Hà Nội cho phép thí điểm phạt nguội đối với ô tô vi phạm an toàn giao thông, vấn đề thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nhận xét về đề xuất này, luật sư Phạm Ngọc Minh - công ty luật TNHH YouMe cho rằng, đề xuất “phạt nguội” là chủ trương đúng, cần triển khai sớm.
- Dưới góc độ pháp lý, luật sư nhận định như thế nào của đề xuất “phạt nguội” đối với ô tô vi phạm an toàn giao thông?
Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014) đã quy định rõ: “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” (điểm a khoản 1 Điều 3). Lưu ý rằng, mục đích xử lý vi phạm không chỉ nhằm trừng phạt người vi phạm mà còn giáo dục họ và người khác có ý thức tuân theo pháp luật. Nếu tình trạng vi phạm pháp luật giao thông tiếp tục diễn ra tràn lan mà không bị xử lý, sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật, thậm chí những người có ý thức tốt muốn chấp hành đúng pháp luật đôi khi cảm thấy chán nản, mất niềm tin sẽ tạo những hệ lụy khó lường. Do đó tôi cho rằng đề xuất “phạt nguội” của Công an Hà Nội là chủ trương đúng, cần triển khai sớm.
- Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giải quyết như thế nào với trường hợp phải rất lâu sau khi phát hiện vi phạm tới lúc xác định ra địa chỉ, danh tính người vi phạm?
Nếu triển khai nội dung này trên thực tế, theo tôi có thể phát sinh nhiều vướng mắc như: Trường hợp cơ quan chức năng phải mất nhiều thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm. Đến khi hoàn thành thủ tục xác minh, nhưng theo quy định của pháp luật, có những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ: do không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt… Như vậy, chắc chắn nếu triển khai, khối lượng công việc phát sinh thêm đối với cơ quan chức năng sẽ khá lớn.
Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định cụ thể về trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp có thể gia hạn thời gian xác minh, hoặc trường hợp xác minh xong nhưng quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Pháp luật có quy định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt như khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm… Theo tôi nếu nghiên cứu trên cơ sở cơ sở vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật, chắc chắn có giải pháp phù hợp.
- Dư luận đang băn khoăn về tính khả thi của “phạt nguội” trong trường hợp “xe không chính chủ”. Khi đó sẽ nảy sinh tình trạng chủ cũ xe bị phạt do hành vi phạm lỗi của chủ mới, theo luật sư được giải quyết thế nào?
Theo tôi xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm không phải do chủ phương tiện (do xe mượn, thuê, hoặc trường hợp xe mua bán nhưng chưa làm thủ tục đăng ký sang tên…) là một tình huống cụ thể. Ở đây có thể xảy ra trường hợp bị “phạt oan”, khi người bị phạt không phải là người vi phạm.
Tuy nhiên có thể thấy, pháp luật dân sự có quy định cụ thể ô tô, xe máy tham gia giao thông đường bộ thuộc các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và quyền sở hữu tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Người (đứng tên) sở hữu tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản. Do đó áp dụng "phạt nguội" sẽ nâng cao ý thức của công dân trong chấp hành quy định của pháp luật về chuyển quyền sở hữu phương tiện. Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13.11.2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định cụ thể về việc người điều khiển phương tiện được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện, do đó có thể áp dụng việc thi hành quyết định xử phạt vào thời điểm đăng ký hoặc đăng kiểm lại phương tiện cơ giới... Như vậy, hoàn toàn có cơ sở pháp luật để xử lý.
- Theo luật sư còn có nhược điểm gì khi áp dụng đề xuất này của Công an Hà Nội?
Chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là, hiện nay chúng ta đã có Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Chưa bao giờ chúng ta có hệ thống pháp luật và bộ máy hành chính đầy đủ như vậy (tôi không dùng từ hoàn mỹ). Nếu cơ quan chức năng bố trí những cán bộ đủ năng lực và thực hiện triển khai một cách quyết liệt, công tâm, chắc chắn có giải pháp phù hợp cho các vướng mắc phát sinh.
Quay trở lại đối với vấn đề “xe không chính chủ”, năm 2013 Bộ Công an tại Thông tư số 12/2013/TT-BCA cho phép đăng ký chuyển quyền sở hữu cho những phương tiện đã qua nhiều chủ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, được dư luận xã hội rất ủng hộ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận nhiều ý kiến người dân đề nghị tư vấn khi đăng ký lại xe theo quy định mới này, có trường hợp người dân bị nhũng nhiễu, có trường hợp cán bộ xử lý do năng lực hạn chế đã không vận dụng đúng quy định làm khó dân, phần nào đó hạn chế sự ưu việt của chủ trương đúng. Vậy vấn đề ở đây không chỉ nằm ở hệ thống quy định pháp luật nữa. Nếu triển khai giải pháp “phạt nguội” theo tôi, cần phải bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính.
Tiếp đó, nội dung “phạt nguội” cần được tuyên truyền phổ biến rộng rãi và nên trưng cầu ý kiến người dân để tiếp tục hoàn thiện quy trình. Khi công dân đã hiểu rõ và tin tưởng thì họ sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành thói quen tôn trọng pháp luật.
- Xin cảm ơn luật sư!
Ngày 01.04.2014, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố cho phép được thí điểm phạt nguội đối với xe vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó, sẽ tổ chức lắp đặt camera tại các nút giao thông để ghi lại hình ảnh xe vi phạm rồi chuyển hình ảnh đó đến bộ phận xử lý. Việc nộp phạt sẽ diễn ra khi chủ phương tiện đưa xe đi đăng kiểm theo hạn định.
“Trước mắt vì xe máy quá nhiều nên tôi đề nghị xử lý đối với xe ô tô. Cần phải làm để tạo sức răn đe các đối tượng coi thường luật pháp”, ông Chung nói.
Mới đây, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị thành phố Hà Nội cho phép thí điểm phạt nguội đối với ô tô vi phạm an toàn giao thông, vấn đề thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nhận xét về đề xuất này, luật sư Phạm Ngọc Minh - công ty luật TNHH YouMe cho rằng, đề xuất “phạt nguội” là chủ trương đúng, cần triển khai sớm.
- Dưới góc độ pháp lý, luật sư nhận định như thế nào của đề xuất “phạt nguội” đối với ô tô vi phạm an toàn giao thông?
Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014) đã quy định rõ: “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” (điểm a khoản 1 Điều 3). Lưu ý rằng, mục đích xử lý vi phạm không chỉ nhằm trừng phạt người vi phạm mà còn giáo dục họ và người khác có ý thức tuân theo pháp luật. Nếu tình trạng vi phạm pháp luật giao thông tiếp tục diễn ra tràn lan mà không bị xử lý, sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật, thậm chí những người có ý thức tốt muốn chấp hành đúng pháp luật đôi khi cảm thấy chán nản, mất niềm tin sẽ tạo những hệ lụy khó lường. Do đó tôi cho rằng đề xuất “phạt nguội” của Công an Hà Nội là chủ trương đúng, cần triển khai sớm.
- Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giải quyết như thế nào với trường hợp phải rất lâu sau khi phát hiện vi phạm tới lúc xác định ra địa chỉ, danh tính người vi phạm?
Nếu triển khai nội dung này trên thực tế, theo tôi có thể phát sinh nhiều vướng mắc như: Trường hợp cơ quan chức năng phải mất nhiều thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm. Đến khi hoàn thành thủ tục xác minh, nhưng theo quy định của pháp luật, có những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ: do không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt… Như vậy, chắc chắn nếu triển khai, khối lượng công việc phát sinh thêm đối với cơ quan chức năng sẽ khá lớn.
Tuy nhiên, pháp luật xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định cụ thể về trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp có thể gia hạn thời gian xác minh, hoặc trường hợp xác minh xong nhưng quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Pháp luật có quy định về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt như khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm… Theo tôi nếu nghiên cứu trên cơ sở cơ sở vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật, chắc chắn có giải pháp phù hợp.
- Dư luận đang băn khoăn về tính khả thi của “phạt nguội” trong trường hợp “xe không chính chủ”. Khi đó sẽ nảy sinh tình trạng chủ cũ xe bị phạt do hành vi phạm lỗi của chủ mới, theo luật sư được giải quyết thế nào?
Theo tôi xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm không phải do chủ phương tiện (do xe mượn, thuê, hoặc trường hợp xe mua bán nhưng chưa làm thủ tục đăng ký sang tên…) là một tình huống cụ thể. Ở đây có thể xảy ra trường hợp bị “phạt oan”, khi người bị phạt không phải là người vi phạm.
Tuy nhiên có thể thấy, pháp luật dân sự có quy định cụ thể ô tô, xe máy tham gia giao thông đường bộ thuộc các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và quyền sở hữu tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Người (đứng tên) sở hữu tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản. Do đó áp dụng "phạt nguội" sẽ nâng cao ý thức của công dân trong chấp hành quy định của pháp luật về chuyển quyền sở hữu phương tiện. Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13.11.2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định cụ thể về việc người điều khiển phương tiện được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện, do đó có thể áp dụng việc thi hành quyết định xử phạt vào thời điểm đăng ký hoặc đăng kiểm lại phương tiện cơ giới... Như vậy, hoàn toàn có cơ sở pháp luật để xử lý.
- Theo luật sư còn có nhược điểm gì khi áp dụng đề xuất này của Công an Hà Nội?
Chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là, hiện nay chúng ta đã có Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Chưa bao giờ chúng ta có hệ thống pháp luật và bộ máy hành chính đầy đủ như vậy (tôi không dùng từ hoàn mỹ). Nếu cơ quan chức năng bố trí những cán bộ đủ năng lực và thực hiện triển khai một cách quyết liệt, công tâm, chắc chắn có giải pháp phù hợp cho các vướng mắc phát sinh.
Quay trở lại đối với vấn đề “xe không chính chủ”, năm 2013 Bộ Công an tại Thông tư số 12/2013/TT-BCA cho phép đăng ký chuyển quyền sở hữu cho những phương tiện đã qua nhiều chủ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, được dư luận xã hội rất ủng hộ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận nhiều ý kiến người dân đề nghị tư vấn khi đăng ký lại xe theo quy định mới này, có trường hợp người dân bị nhũng nhiễu, có trường hợp cán bộ xử lý do năng lực hạn chế đã không vận dụng đúng quy định làm khó dân, phần nào đó hạn chế sự ưu việt của chủ trương đúng. Vậy vấn đề ở đây không chỉ nằm ở hệ thống quy định pháp luật nữa. Nếu triển khai giải pháp “phạt nguội” theo tôi, cần phải bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính.
Tiếp đó, nội dung “phạt nguội” cần được tuyên truyền phổ biến rộng rãi và nên trưng cầu ý kiến người dân để tiếp tục hoàn thiện quy trình. Khi công dân đã hiểu rõ và tin tưởng thì họ sẽ tự giác thực hiện. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành thói quen tôn trọng pháp luật.
- Xin cảm ơn luật sư!
Ngày 01.04.2014, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố cho phép được thí điểm phạt nguội đối với xe vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó, sẽ tổ chức lắp đặt camera tại các nút giao thông để ghi lại hình ảnh xe vi phạm rồi chuyển hình ảnh đó đến bộ phận xử lý. Việc nộp phạt sẽ diễn ra khi chủ phương tiện đưa xe đi đăng kiểm theo hạn định.
“Trước mắt vì xe máy quá nhiều nên tôi đề nghị xử lý đối với xe ô tô. Cần phải làm để tạo sức răn đe các đối tượng coi thường luật pháp”, ông Chung nói.
damsanchande- Cấp 2
- Bài gửi : 69
Điểm : 4083
Like : 0
Tham gia : 15/04/2014
Similar topics
» Những thực phẩm càng ăn càng kém thông minh
» Biển báo giao thông đường bộ nhằm hướng dẫn, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn
» Sản phẩm cột chắn inox dây nhung dây căng thiết bị an toàn giao thông
» Đồ chơi gỗ giúp trẻ thông minh phát triển trí não
» Giàn phơi quần áo thông minh sản phẩm của tập đoàn Hòa Phát
» Biển báo giao thông đường bộ nhằm hướng dẫn, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn
» Sản phẩm cột chắn inox dây nhung dây căng thiết bị an toàn giao thông
» Đồ chơi gỗ giúp trẻ thông minh phát triển trí não
» Giàn phơi quần áo thông minh sản phẩm của tập đoàn Hòa Phát
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết