Chăm sóc da cho bé như thế nào là đúng cách?
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Chăm sóc da cho bé như thế nào là đúng cách?
Chỉ cần nhìn thôi ta cũng có thể cảm nhận được da trẻ sơ sinh mỏng manh như thế nào. Các cơ chế tự bảo vệ da của trẻ con rất non yếu nên bất kỳ thói quen nào của chúng ta – cả sai lẫn đúng – đều có thể có những tác động lớn lên làn da bé. Vậy bạn có biết hăm tã như thế nào là đúng cách?
Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc da cho bé
Nhiều mẹ nghe nói cần giặt tã cho em bé bằng nhiều loại chất tẩy để tã, quần áo của bé thật sạch sẽ, thơm tho, cho da bé không bị rôm, hăm. Tất nhiên công dụng của chất tẩy là để tẩy sạch, nhưng như chúng ta đã biết, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi hóa chất, gây dị ứng nên nỗ lực giúp đỡ của bạn hoàn toàn có thể trở thành gây hại cho con. Bạn cần thận trọng khi lựa chọn xà phòng, chất tẩy rửa cho các đồ dùng của bé; và khi sử dụng, phải nhớ xả thật sạch để chắc chắn rằng vết tích của chất tẩy hoặc xà phòng phải được loại bỏ hoàn toàn.
Nhiều mẹ lại nghe mách rằng khi em bé bị rôm sảy, hăm thì phải tắm cho bé nhiều lần để mát da, mau lành bệnh, hoặc phải cho bé tắm bằng các loại lá. Nhưng sự thật là tắm nhiều không giải quyết được vấn đề, vì phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể gây phản tác dụng.
Nhiều mẹ lại rất thích thoa phấn rôm cho con sau khi bé tắm xong hoặc khi thay tã cho bé. Cảm giác em bé thơm tho, da trơn mịn khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy, hăm… Nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da, khiến hăm da xuất hiện; đó là chưa kể nhiều tác hại lâu dài khác từ việc lạm dụng nó.
Nhiều mẹ nghĩ rằng khi em bé bị hăm tã thì không nên cho bé mặc quần hoặc bất cứ loại tã nào, da bé mới mau lành. Đúng là việc không mặc quần hoặc quấn tã cho bé sẽ giúp da bé tiếp xúc được với không khí, có thể giúp vết hăm tã mau lành hơn, tuy nhiên cũng gây nên nhiều điều bất tiện. Bạn cần hiểu bản thân tã không phải là thứ làm cho bé bị hăm mà việc da bé tiếp xúc thời gian dài với phân và nước tiểu - những chất bẩn tích tụ trong môi trường không thoáng khí - mới là “thủ phạm” chính, và việc tạo một lớp màng bảo vệ da con tránh tiếp xúc với các chất thải này mới là cách thực sự có thể giúp được bé.
Hăm tã sẽ gây cho các bé nhiều khó chịu, vậy bố mẹ phải làm sao?
Trên đây là một số thói quen khi chăm sóc da cho bé của chúng ta vô tình làm con bị hăm tã, hoặc làm cho việc hăm tã trầm trọng hơn. Bạn đã nhận diện được chúng, vậy hãy từ bỏ để đến với những thói quen đem lại lợi ích cho con, chẳng hạn như thói quen thay tã thường xuyên cho con, làm vệ sinh sạch sẽ mỗi khi bé tiểu tiện, thay vì dùng phấn rôm thì bôi thuốc mỡ sau mỗi lần thay tã cho bé… Với những bé tròn trĩnh thường có nhiều ngấn ở cổ, nách, tay chân - những nơi này thường xuyên bị mồ hôi làm cho hăm đỏ, nổi mẩn thì cũng có thể dùng thuốc mỡ để thoa vào.
Bác sĩ da liễu khuyên dùng loại thuốc mỡ có chứa hoạt chất chính là Dexpanthenol và mỡ cừu Lanolin. Mỡ cừu giúp bảo vệ da nhờ tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa và Dexpanthenol là chất tiền vitamin B5, giúp làm lành vết thương, dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé. Loại thuốc mỡ này không chứa những chất có thể gây kích ứng cho da trẻ như chất tạo màu, chất tạo mùi, và chất bảo quản nên rất an toàn khi dùng cho làn da vốn rất nhạy cảm của bé.
(Vân Anh)
Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc da cho bé
Nhiều mẹ nghe nói cần giặt tã cho em bé bằng nhiều loại chất tẩy để tã, quần áo của bé thật sạch sẽ, thơm tho, cho da bé không bị rôm, hăm. Tất nhiên công dụng của chất tẩy là để tẩy sạch, nhưng như chúng ta đã biết, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi hóa chất, gây dị ứng nên nỗ lực giúp đỡ của bạn hoàn toàn có thể trở thành gây hại cho con. Bạn cần thận trọng khi lựa chọn xà phòng, chất tẩy rửa cho các đồ dùng của bé; và khi sử dụng, phải nhớ xả thật sạch để chắc chắn rằng vết tích của chất tẩy hoặc xà phòng phải được loại bỏ hoàn toàn.
Nhiều mẹ lại nghe mách rằng khi em bé bị rôm sảy, hăm thì phải tắm cho bé nhiều lần để mát da, mau lành bệnh, hoặc phải cho bé tắm bằng các loại lá. Nhưng sự thật là tắm nhiều không giải quyết được vấn đề, vì phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể gây phản tác dụng.
Nhiều mẹ lại rất thích thoa phấn rôm cho con sau khi bé tắm xong hoặc khi thay tã cho bé. Cảm giác em bé thơm tho, da trơn mịn khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy, hăm… Nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da, khiến hăm da xuất hiện; đó là chưa kể nhiều tác hại lâu dài khác từ việc lạm dụng nó.
Nhiều mẹ nghĩ rằng khi em bé bị hăm tã thì không nên cho bé mặc quần hoặc bất cứ loại tã nào, da bé mới mau lành. Đúng là việc không mặc quần hoặc quấn tã cho bé sẽ giúp da bé tiếp xúc được với không khí, có thể giúp vết hăm tã mau lành hơn, tuy nhiên cũng gây nên nhiều điều bất tiện. Bạn cần hiểu bản thân tã không phải là thứ làm cho bé bị hăm mà việc da bé tiếp xúc thời gian dài với phân và nước tiểu - những chất bẩn tích tụ trong môi trường không thoáng khí - mới là “thủ phạm” chính, và việc tạo một lớp màng bảo vệ da con tránh tiếp xúc với các chất thải này mới là cách thực sự có thể giúp được bé.
Hăm tã sẽ gây cho các bé nhiều khó chịu, vậy bố mẹ phải làm sao?
Trên đây là một số thói quen khi chăm sóc da cho bé của chúng ta vô tình làm con bị hăm tã, hoặc làm cho việc hăm tã trầm trọng hơn. Bạn đã nhận diện được chúng, vậy hãy từ bỏ để đến với những thói quen đem lại lợi ích cho con, chẳng hạn như thói quen thay tã thường xuyên cho con, làm vệ sinh sạch sẽ mỗi khi bé tiểu tiện, thay vì dùng phấn rôm thì bôi thuốc mỡ sau mỗi lần thay tã cho bé… Với những bé tròn trĩnh thường có nhiều ngấn ở cổ, nách, tay chân - những nơi này thường xuyên bị mồ hôi làm cho hăm đỏ, nổi mẩn thì cũng có thể dùng thuốc mỡ để thoa vào.
Bác sĩ da liễu khuyên dùng loại thuốc mỡ có chứa hoạt chất chính là Dexpanthenol và mỡ cừu Lanolin. Mỡ cừu giúp bảo vệ da nhờ tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa và Dexpanthenol là chất tiền vitamin B5, giúp làm lành vết thương, dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé. Loại thuốc mỡ này không chứa những chất có thể gây kích ứng cho da trẻ như chất tạo màu, chất tạo mùi, và chất bảo quản nên rất an toàn khi dùng cho làn da vốn rất nhạy cảm của bé.
(Vân Anh)
aimynguyen33- Cấp 0
- Bài gửi : 7
Điểm : 4076
Like : 0
Tham gia : 07/10/2013
Similar topics
» Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách
» Cách chăm sóc răng miệng đúng cách
» Cách chăm sóc đàn piano đúng cách nhanh gọn
» Bạn đã chăm sóc da bị nám đúng cách chưa?
» Bạn đã chăm sóc da mặt đúng cách ?
» Cách chăm sóc răng miệng đúng cách
» Cách chăm sóc đàn piano đúng cách nhanh gọn
» Bạn đã chăm sóc da bị nám đúng cách chưa?
» Bạn đã chăm sóc da mặt đúng cách ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết