làm sao biết táo bón ở trẻ em
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
làm sao biết táo bón ở trẻ em
Khi nào mới biết là trẻ bị táo bón?
Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị táo bón. Phân của trẻ táo bón thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Tuy nhiên, cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ bình thường rất thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng, đi tiêu 3 lần/ngày nhưng có thể tiêu hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới tiêu một lần nhưng vẫn không gọi là táo bón nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Với trẻ bú bình, số lần tiêu mỗi ngày trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng là 2 lần, từ tháng thứ sáu trở đi là 1,8 lần; từ một tuổi giảm còn 1,4 lần và khi trẻ được 3 tuổi thì chỉ còn 1 lần.
Một số trẻ thường phải vặn mình, đỏ mặt, 2 chân co lên bụng một hồi lâu mới tiêu được, phân mềm không có đàm máu. Đây là giai đoạn “tập tành” của trẻ, hoàn toàn bình thường, rồi trẻ sẽ tiêu dễ dàng hơn khi lớn lên.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón do nguyên nhân bệnh lý
Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như: ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này, cần phải điều trị bệnh gốc mới hết táo bón. Cần lưu y các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích thước phân nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng hoặc đau hậu môn, nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu.
Táo bón do nguyên nhân chức năng
Táo bón do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Gọi là chức năng vì trẻ không có bất kỳ bệnh lý gì khác ngoại trừ táo bón. Các yếu tố làm trẻ dễ bị táo bón là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang thức ăn cứng); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như: bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp, trẻ cũng bị táo bón.
HẬU QUẢ TÁO BÓN Ở TRẺ EM
Táo bón có thể gây tác hại “tại chỗ” là làm bé đau do nứt hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi tiêu. Bé nín làm phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Bé lại nín nhiều hơn. Cứ thế, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian thường gọi là ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng.
Nguồn: benhtrihcm.com
truongphongit- Cấp 0
- Bài gửi : 4
Điểm : 4130
Like : 0
Tham gia : 01/08/2013
Similar topics
» Bạn có biết cách phân biệt nhà bóng, nhà banh cho bé chơi
» Gia chủ buộc phải biết gì khi ý tưởng cầu thang kính cường lực đẹp cho biệt thự?
» Bán Biệt thự Dịch Vọng, biệt thự Trần Thái Tông dt 210m2
» Bán Nhà Liền Kề , Biêt Thự Song Lập , Biệt Thự Đơn Lập Gamuda City Giá Gốc , Triết Khấu 3% , Hotline : 093456 1 353
» Kiến trúc khác biệt ở trong thiết kế biệt thự
» Gia chủ buộc phải biết gì khi ý tưởng cầu thang kính cường lực đẹp cho biệt thự?
» Bán Biệt thự Dịch Vọng, biệt thự Trần Thái Tông dt 210m2
» Bán Nhà Liền Kề , Biêt Thự Song Lập , Biệt Thự Đơn Lập Gamuda City Giá Gốc , Triết Khấu 3% , Hotline : 093456 1 353
» Kiến trúc khác biệt ở trong thiết kế biệt thự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết