Nếu coi tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chỉ có "hầu đồng" là hiểu phiến diện về di sản
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Nếu coi tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chỉ có "hầu đồng" là hiểu phiến diện về di sản
[Tuổi Trẻ online] Sau khi UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một số dư luận báo chí và trên mạng xã hội mặc nhiên cho rằng, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là… Hầu đồng. Thậm chí có những tờ báo còn giật tít “Hầu đồng được công nhận là Di sản thế giới”, dẫn đến suy luận, trong thời gian tới sẽ nở rộ phong trào hầu đồng.
Xung quanh vấn đề đang được quan tâm này, Văn Hóa đã có cuộc trao đổi đổi với TS Từ Thị Loan, Q.Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, cơ quan được giao xây dựng hồ sơ khoa học di sản.
P.V: Thưa bà, tại kỳ họp vừa qua, tên gọi chính xác di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là gì?
- TS Từ Thị Loan: Tại Kỳ họp lần thứ 11 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vừa qua, tên gọi chính xác di sản được công nhận của Việt Nam là “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
Vậy nội hàm của danh xưng Di sản này là gì?
- Ban đầu Hồ sơ quốc gia của VN khi đệ trình UNESCO có tên gọi “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, nhưng sau đó Ban Thư ký của Ủy ban Liên chính phủ đề nghị nên đổi tên thành “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
Theo ý kiến của các chuyên gia, gần đây trước những vấn đề nhạy cảm trong xung đột tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới, UNESCO không muốn sa vào vấn đề công nhận tôn giáo, tín ngưỡng mà chỉ ghi nhận việc thực hành chúng. Các ý kiến của chuyên gia cũng đã nhấn mạnh rằng phải hiểu và biết rõ tín ngưỡng thì mới thực hành tín ngưỡng được. Trong Hồ sơ cũng trình bày rất rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh sâu xa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Do vậy, trong danh xưng của di sản sẽ bao hàm cả việc thực hành tín ngưỡng lẫn những tri thức, hiểu biết về tín ngưỡng, những giá trị của tín ngưỡng.
Tuy nhiên, sau khi UNESCO công nhận, dư luận báo chí và cả mạng xã hội đang có sự “đánh đồng” giữa di sản này với lên đồng/hầu đồng? Bà nghĩ sao về cách hiểu này?
- Hầu đồng hay lên đồng chỉ là một thành tố của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, bên cạnh hệ thống nghi lễ và lễ hội phong phú và đa dạng của nó: Đó là các nghi thức cúng, lễ của người dân vào các dịp lễ, tết, ngày sóc, ngày vọng; việc chăm sóc đèn nhang của các thủ nhang vào ngày thường tại các đền, phủ, điện thờ; những hoạt động lễ hội rất quy mô diễn ra vào dịp tháng Ba, tháng Tám âm lịch hằng năm với lễ rước thỉnh kinh, hội kéo chữ (“hoa trượng hội”); sự thấm nhuần và niềm kính cẩn đối với các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, thần phả, văn chầu, các bài thơ giáng bút, các câu đối, văn bia, hiểu biết về di tích, điện thần, vị thần chủ… Có thể nói, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tích hợp rất nhiều biểu hiện và giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình dân gian, các hình thức sinh hoạt cộng đồng…
Bởi vậy, nếu chỉ nhấn mạnh đến hầu đồng là hiểu rất phiến diện về di sản. Hầu đồng là nghi lễ đặc trưng giúp phân biệt tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với các tín ngưỡng khác, nhưng chỉ có những người có “căn đồng”, có “căn số” thực sự mới có thể và cần thiết hầu đồng, chứ đa phần người dân vẫn cầu cúng, phụng thờ các Thánh Mẫu mà không nhất thiết phải tiến hành hầu đồng.
Dư luận xã hội đang lo ngại hầu đồng dễ bị biến tướng hoặc thương mại hóa. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử sâu xa và bản chất của hầu đồng.
Qua các nguồn sử liệu (Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư; Việt sử thông giám cương mục; Đại Việt Thông sử…) có thể thấy lên đồng đã được phản ánh về sự xuất hiện từ thời Lý và phát triển khá thịnh vào giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII.
Lên đồng cũng là hình thức nghi lễ có ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các dân tộc vùng Nam Phi, Nam Mỹ, có những điểm gần gũi với hình thức Shaman giáo, phổ biến ở Campuchia, Thái Lan, Lào, Java, Palawan, Madagascar, Nam Trung Hoa, Siberia...
Nếu đánh đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sinh hoạt lên đồng thì vô hình trung đã làm hạn hẹp lại di sản và nếu chỉ nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của lên đồng thì lại càng hạn hẹp hơn.
Nếu đánh đồng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sinh hoạt lên đồng là đã làm hạn hẹp lại di sản
Nếu vẫn theo cách hiểu của dư luận hiện nay thì sẽ ảnh hưởng như thế nào với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này?
- Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng bản địa độc đáo của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ, có nền tảng từ tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung. Tín ngưỡng thờ Mẫu lại bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần vốn phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Với những giá trị văn hóa, tâm linh và sức sống mãnh liệt, tín ngưỡng này đã theo chân người Việt lan tỏa tới nhiều địa phương khác trong cả nước, thậm chí ra cả hải ngoại.
Do vậy, để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản vừa được vinh danh, chúng ta phải hiểu rõ các cội nguồn lịch sử và xã hội sâu xa của di sản, nhận chân các giá trị của nó ở phương diện tổng thể. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có sức sống lâu bền và sự lan tỏa rộng lớn là bởi nó chứa đựng nhiều giá trị vừa mang tính địa phương, vừa mang tầm nhân loại. Trước hết, tín ngưỡng này tôn vinh và đề cao vai trò của người Mẹ, người phụ nữ.
Trong bối cảnh xã hội phụ quyền chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, việc đề cao, coi trọng người phụ nữ có giá trị đặc biệt. Tín ngưỡng này cũng gắn bó mật thiết với đạo lý uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên của người Việt, ý thức hướng về cội nguồn mà người Mẹ là biểu tượng cao nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng đề cao tinh thần yêu nước, thương nòi. Các Thánh Mẫu được phối thờ với các nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại đa phần là những người có công với nước, với dân như Trần Hưng Đạo hóa thân thành Đức Thánh Trần, mẹ Âu Cơ thành Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xí thành Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng Bảy là quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái...
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là thờ cúng Bà Mẹ Tự nhiên, hóa thân thành các Thánh Mẫu cai quản các miền của vũ trụ: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, Mẫu Thoải (Thủy) cai quản miền sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Cách nhận thức thế giới như vậy có mặt tích cực là giúp con người coi trọng Bà Mẹ Tự nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không phá hoại, xâm hại môi trường.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng chính là một “bảo tàng sống” lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trong các nghi thức, nghi lễ và lễ hội. Một điểm nữa là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ hướng về cuộc sống trần thế, về đời sống hiện tại với những ước mong về sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc được hiển thị ngay trong thế giới này chứ không phải trong cuộc sống tương lai, ở thế giới bên kia sau khi chết như đối với các tôn giáo khác. Đó là một nhân sinh quan hoàn toàn mang tính tích cực trong thế giới hiện đại ngày nay.
Qua cách phản ánh, tuyên truyền một cách phiến diện và dễ gây hiểu nhầm như vậy, bà có đề nghị gì để chúng ta có cách phản ánh đúng?
- Mấy hôm nay tôi cũng như các đồng nghiệp ở Viện rất quan tâm theo dõi tình hình dư luận, nhất là trên các trang mạng xã hội. Càng ngày chúng tôi càng ý thức được việc phải tuyên truyền, phổ biến, quảng bá rộng rãi về giá trị của di sản, tránh những cách hiểu phiến diện, hạn hẹp, bóp méo về di sản. Ở đây rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, các đơn vị chức năng, đặc biệt là các nhà báo, các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần định hướng dư luận hiểu đúng, đầy đủ, xác đáng về giá trị của di sản và tự hào về di sản của chúng ta vừa được vinh danh. Vinh dự này không phải quốc gia nào cũng dễ dàng có được!
Xung quanh vấn đề đang được quan tâm này, Văn Hóa đã có cuộc trao đổi đổi với TS Từ Thị Loan, Q.Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, cơ quan được giao xây dựng hồ sơ khoa học di sản.
P.V: Thưa bà, tại kỳ họp vừa qua, tên gọi chính xác di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là gì?
- TS Từ Thị Loan: Tại Kỳ họp lần thứ 11 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vừa qua, tên gọi chính xác di sản được công nhận của Việt Nam là “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
Vậy nội hàm của danh xưng Di sản này là gì?
- Ban đầu Hồ sơ quốc gia của VN khi đệ trình UNESCO có tên gọi “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, nhưng sau đó Ban Thư ký của Ủy ban Liên chính phủ đề nghị nên đổi tên thành “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.
" Hầu đồng hay lên đồng chỉ là một thành tố của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, bên cạnh hệ thống nghi lễ và lễ hội phong phú và đa dạng của nó. Nếu chỉ nhấn mạnh đến hầu đồng là hiểu rất phiến diện về di sản." (TS Từ Thị Loan) |
Tuy nhiên, sau khi UNESCO công nhận, dư luận báo chí và cả mạng xã hội đang có sự “đánh đồng” giữa di sản này với lên đồng/hầu đồng? Bà nghĩ sao về cách hiểu này?
- Hầu đồng hay lên đồng chỉ là một thành tố của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, bên cạnh hệ thống nghi lễ và lễ hội phong phú và đa dạng của nó: Đó là các nghi thức cúng, lễ của người dân vào các dịp lễ, tết, ngày sóc, ngày vọng; việc chăm sóc đèn nhang của các thủ nhang vào ngày thường tại các đền, phủ, điện thờ; những hoạt động lễ hội rất quy mô diễn ra vào dịp tháng Ba, tháng Tám âm lịch hằng năm với lễ rước thỉnh kinh, hội kéo chữ (“hoa trượng hội”); sự thấm nhuần và niềm kính cẩn đối với các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, thần phả, văn chầu, các bài thơ giáng bút, các câu đối, văn bia, hiểu biết về di tích, điện thần, vị thần chủ… Có thể nói, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tích hợp rất nhiều biểu hiện và giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình dân gian, các hình thức sinh hoạt cộng đồng…
Bởi vậy, nếu chỉ nhấn mạnh đến hầu đồng là hiểu rất phiến diện về di sản. Hầu đồng là nghi lễ đặc trưng giúp phân biệt tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với các tín ngưỡng khác, nhưng chỉ có những người có “căn đồng”, có “căn số” thực sự mới có thể và cần thiết hầu đồng, chứ đa phần người dân vẫn cầu cúng, phụng thờ các Thánh Mẫu mà không nhất thiết phải tiến hành hầu đồng.
Thưa bà, để nói một cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất về di sản vừa được UNESCO công nhận, thì chúng ta sẽ thể hiện như thế nào? - Tôi rất thích câu nói của một người thực hành di sản khi nghe tin vui tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO công nhận: “Thế giới vinh danh Mẹ Việt Nam!”. Đấy là cách hiểu rất nôm na, nhưng vô cùng gần gũi, giản dị về vị Thánh Mẫu của người Việt. Họ so sánh Thánh Mẫu với Đức Mẹ Maria của phương Tây, Thiên Hậu của người Trung Quốc và tự hào vì Việt Nam bây giờ đã có Thánh Mẫu được cả thế giới biết đến! |
Qua các nguồn sử liệu (Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư; Việt sử thông giám cương mục; Đại Việt Thông sử…) có thể thấy lên đồng đã được phản ánh về sự xuất hiện từ thời Lý và phát triển khá thịnh vào giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII.
Lên đồng cũng là hình thức nghi lễ có ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các dân tộc vùng Nam Phi, Nam Mỹ, có những điểm gần gũi với hình thức Shaman giáo, phổ biến ở Campuchia, Thái Lan, Lào, Java, Palawan, Madagascar, Nam Trung Hoa, Siberia...
Nếu đánh đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sinh hoạt lên đồng thì vô hình trung đã làm hạn hẹp lại di sản và nếu chỉ nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của lên đồng thì lại càng hạn hẹp hơn.
Ảnh: Blog Tuổi Trẻ
Ảnh: Blog Tuổi Trẻ
Nếu đánh đồng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với sinh hoạt lên đồng là đã làm hạn hẹp lại di sản
Nếu vẫn theo cách hiểu của dư luận hiện nay thì sẽ ảnh hưởng như thế nào với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này?
- Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng bản địa độc đáo của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ, có nền tảng từ tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung. Tín ngưỡng thờ Mẫu lại bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần vốn phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Với những giá trị văn hóa, tâm linh và sức sống mãnh liệt, tín ngưỡng này đã theo chân người Việt lan tỏa tới nhiều địa phương khác trong cả nước, thậm chí ra cả hải ngoại.
Được biết, trong những ngày tới Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức họp báo để công bố rộng rãi về sự kiện này, đồng thời cũng là dịp để cơ quan xây dựng Hồ sơ giải thích rõ hơn về giá trị của di sản và những vấn đề liên quan. |
Trong bối cảnh xã hội phụ quyền chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, việc đề cao, coi trọng người phụ nữ có giá trị đặc biệt. Tín ngưỡng này cũng gắn bó mật thiết với đạo lý uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên của người Việt, ý thức hướng về cội nguồn mà người Mẹ là biểu tượng cao nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng đề cao tinh thần yêu nước, thương nòi. Các Thánh Mẫu được phối thờ với các nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại đa phần là những người có công với nước, với dân như Trần Hưng Đạo hóa thân thành Đức Thánh Trần, mẹ Âu Cơ thành Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xí thành Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng Bảy là quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái...
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là thờ cúng Bà Mẹ Tự nhiên, hóa thân thành các Thánh Mẫu cai quản các miền của vũ trụ: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, Mẫu Thoải (Thủy) cai quản miền sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Cách nhận thức thế giới như vậy có mặt tích cực là giúp con người coi trọng Bà Mẹ Tự nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, không phá hoại, xâm hại môi trường.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng chính là một “bảo tàng sống” lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc trong các nghi thức, nghi lễ và lễ hội. Một điểm nữa là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ hướng về cuộc sống trần thế, về đời sống hiện tại với những ước mong về sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc được hiển thị ngay trong thế giới này chứ không phải trong cuộc sống tương lai, ở thế giới bên kia sau khi chết như đối với các tôn giáo khác. Đó là một nhân sinh quan hoàn toàn mang tính tích cực trong thế giới hiện đại ngày nay.
Qua cách phản ánh, tuyên truyền một cách phiến diện và dễ gây hiểu nhầm như vậy, bà có đề nghị gì để chúng ta có cách phản ánh đúng?
- Mấy hôm nay tôi cũng như các đồng nghiệp ở Viện rất quan tâm theo dõi tình hình dư luận, nhất là trên các trang mạng xã hội. Càng ngày chúng tôi càng ý thức được việc phải tuyên truyền, phổ biến, quảng bá rộng rãi về giá trị của di sản, tránh những cách hiểu phiến diện, hạn hẹp, bóp méo về di sản. Ở đây rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, các đơn vị chức năng, đặc biệt là các nhà báo, các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần định hướng dư luận hiểu đúng, đầy đủ, xác đáng về giá trị của di sản và tự hào về di sản của chúng ta vừa được vinh danh. Vinh dự này không phải quốc gia nào cũng dễ dàng có được!
Lâm Sơn / Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam
(thực hiện)
(thực hiện)
Similar topics
» Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt - vẹn tròn chữ Hiếu
» OPEN-SONG LONG KIẾM PHIÊN BẢN 3.52 CHUẨN CÀY QUỐC-ĐỒ HỌA CỰC ĐẸP - HIỆU ỨNG Chuẩn FPT Phiên BẢN 3D S
» Hầu đồng 36 giá - Tín ngưỡng dân gian lâu đời
» Hầu đồng 36 giá - Tín ngưỡng dân gian lâu đời
» Chiêm ngưỡng mẫu đồng hồ nam đẹp Orient
» OPEN-SONG LONG KIẾM PHIÊN BẢN 3.52 CHUẨN CÀY QUỐC-ĐỒ HỌA CỰC ĐẸP - HIỆU ỨNG Chuẩn FPT Phiên BẢN 3D S
» Hầu đồng 36 giá - Tín ngưỡng dân gian lâu đời
» Hầu đồng 36 giá - Tín ngưỡng dân gian lâu đời
» Chiêm ngưỡng mẫu đồng hồ nam đẹp Orient
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết