Tạo rãnh thoát nước cho ruộng lúa một việc nên làm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Tạo rãnh thoát nước cho ruộng lúa một việc nên làm Empty Tạo rãnh thoát nước cho ruộng lúa một việc nên làm

Bài gửi by đức0728 15/11/2016, 14:26

Trong canh tác lúa, độ mặn tăng cao ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển cây lúa, gây thiệt hại về sản lượng, ảnh hưởng đến kết cấu đất canh tác lúa về sau. Vừa qua, do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, nắng nóng kéo dài hơn so với cùng kỳ nhiều năm, tình hình xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền. Vì vậy, việc phòng chống hạn mặn cho cây lúa cần mang tính thường xuyên và lâu dài.
 
 
Rãnh thoát nước tốt
      Đối với đất nhiễm mặn thì chỉ có biện pháp “đuổi” mặn bằng nước ngọt là có hiệu quả cao nhất, ít tốn chi phí nhất. Trong canh tác lúa vụ hè thu các nhà khoa học luôn khuyến cáo là nên tạo nhiều mương rãnh trên ruộng để tăng khả năng xổ xã nước cùng với phèn mặn trên ruộng.
 
>>>> Xem thêm mương cáp bê tông, ranh thoat nuoc, cống tròn D2000, cống D600
 
Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, phần lớn người nông dân quên mất giá trị đích thực của các mương rãnh trong việc “đuổi” mặn, nhất là trong điều kiện hạn mặn xâm nhập sâu như hiện nay.
 
Do các mương rãnh chiếm một phần diện tích canh tác nên hầu hết nông dân đều tiếc đất, quên luôn việc tạo các mương rãnh để thoát nước phèn mặn hoặc chỉ tạo các mương rãnh là các đường kéo nhỏ (bằng cuốc hoặc vật nặng, tròn). Các mương rãnh kiểu này chỉ cho khả năng thoát nước cục bộ, hiệu quả “đuổi” mặn rất kém.
 
 
 
Rãnh thoát nước phèn mặn tạm đạt yêu cầu
 
Trong thực tế, để có khả năng thoát nước tốt, các mương rãnh cần có độ sâu từ 20 – 30 cm, chiều rộng từ 20 – 40 cm. Khi thoát nước, xổ xã phèn mặn hiệu quả, cây lúa sẽ sinh trưởng tốt, tránh nước đọng làm lúa chết vũng. So ra, hiệu quả thu lại lớn hơn nhiều so với diện tích ruộng bị “mất” đi.
 
Nếu chân ruộng nhiễm mặn thì việc xổ xã liên tục cũng làm giảm được mặn trên ruộng, tuy nhiên mặn ở tầng sâu vẫn chưa rửa sạch. Khi tiến hành cày xới ruộng, lượng muối trong chân ruộng sẽ được đưa lên mặt ruộng, dẫn đến khi tiến hành xuống giống sẽ ảnh hưởng đến hạt giống và sự phát triển của cây lúa. Chính vì vậy, đối với các ruộng có các mương rãnh sâu, nước trong chân ruộng sẽ thấm qua và vào các mương, khi tiến hành xổ xã sẽ rửa sạch lượng muối mặn trong chân ruộng đảm bảo được điều kiện thuận lợi cho hạt giống phát triển.
 
Song song đó, đối với điều kiện mưa bão trong vụ Hè thu, việc tạo các mương rãnh sẽ giúp bề mặt ruộng thoát nước dễ dàng và nhanh chóng, tránh được hiện tượng chết giống do ngập úng; đồng thời lợi dụng nguồn nước mưa để rửa mặn thông qua hệ thống mương rãnh càng đem lại hiệu quả cao.
 

Tạo mương rãnh, công việc đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp chúng ta canh tác lúa hiệu quả hơn trong điều kiện mặn xâm nhập và trên chân ruộng có phèn.
đức0728
đức0728
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 60
Điểm : 3140
Like : 0
Tham gia : 17/10/2016

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết