Cách phân biệt đời máy khi thuê máy chiếu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Cách phân biệt đời máy khi thuê máy chiếu Empty Cách phân biệt đời máy khi thuê máy chiếu

Bài gửi by TVJSC 28/7/2016, 14:39

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CHIẾU
Thật ra, để sử dụng Thuê máy chiếu (Projector) không hề khó, chỉ hơi bỡ ngỡ cho người mới sử dụng lần đầu. Tôi xin đưa ra một số hướng dẫn cơ bản để các bạn sử dụng được tốt hơn
 Bước 1:Kết nối dây tín hiệu 

Trước hết bạn phải dùng cáp VGA (2 đầu giống nhau), cắm vào cổng có ký hiệu VGA trên cả laptop lẫn máy chiếu. (Nếu sử dụng để chiếu Video thì dùng dây Video hoắc S-Video để kết nối vào máy chiếu và các nguồn tín hiệu thích hợp). Chú ý: Khi cắm, quý khách cầm phần đầu cắm đẩy mạnh vào khe cắm, vặn vít cố định đầu cắm vào máy. Khi tháo, quý khách cầm phần đầu cắm (không cầm dây) để kéo ra, không bẻ lên bẻ xuống phần dây cắm.
Bước 2: Kết nối nguồn điện

Phích cắm dây nguồn của máy và ổ cắm phải vừa vặn, không để lỏng quá. Máy chiếu có khả năng hoạt động tốt và ổn định ở điện áp 100 – 240V AC, nhưng rất nhạy cảm với các đột biến hay dao động điện áp. Đây thường là nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng cho Board nguồn, Bóng đèn, và Ballast unit.Quý khách không tắt điện đột ngột, điều này khiến cho bóng đèn chiếu bên trong sẽ bị giảm tuổi thọ, cần thực hiện tắt mở máy theo đúng qui trình của hãng đưa ra (Sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy). Quý khách có thể trang bị nguồn UPS cho máy chiếu.
Bước 3: Bật máy

Mở nắp che đèn chiếu (nếu có), bật công tắc nguồn phía sau máy (nếu có) sau đó Nhấn nút Power (1 lần). Trong trường hợp máy chiếu vừa tắt, để mở lại quý khách vui lòng chờ cho quạt trong máy ngừng quay mới bật lại.
Bước 4: Xuất hình ra máy chiếu.

Khi máy tính (các nguồn tín hiệu khác) và máy chiếu đã kết nối và khởi động xong, nếu tín hiệu vẫn chưa xuất ra quý khách cần lưu ý các điểm sau:
* Kiểm tra Cable nối và máy chiếu: Chọn đúng cổng suất tín hiệu
        + Một số dòng máy chiếu dùng AUTO
        + Máy chiếu TOSHIBA, SONY: Nhấn INPUT (trên máy chiếu)
        + Máy chiếu NEC, ACER, OPTOMA: Nhấn SOURCE (trên máy chiếu)
        + Máy chiếu PANASONIC: Nhấn INPUT SELECT (trên máy chiếu)
* Kiểm tra máy tính xách tay (hoặc các nguồn tín hiệu khác) mở cổng tín hiệu
       + Laptop TOSHIBA, HP, SHARP: [Fn] + [F5]
       + Laptop SONY, IBM: [Fn] + [F7]
       + Laptop PANASONIC, NEC: [Fn] + [F3]
       + Laptop DELL, EPSON: [Fn] + [F8]
       + Laptop FUJUTSU: [Fn] + [F10]
       + Các dòng Laptop khác: [Fn] + Phím có biểu tượng màn hình
* Trong trường hợp không xuất được tín hiệu ta làm các bước sau
         + Click chuột phải tại Desktop // Graphics Option // Output to // Desktop
         + Hoặc kết nối và bật máy chiếu trước khi bật Laptop
Bước 5: Sử dụng các nút điều khiển trên máy chiếu

Tùy vào vị trí, khoảng cách giữa đèn và màn chiếu chúng ta sử dụng các nút lệnh để tinh chỉnh, điều khiển để nội dung trình chiếu sao cho người học dễ đọc nhất.
      + Điều chỉnh nút TILT: Dùng để nâng cao, hạ thấp độ cao của đèn
      + Điều chỉnh nút Zoom: để phóng to, thu nhỏ kích thước hình ảnh
      + Điều chỉnh nút Focus: Để chỉnh độ nét của hình ảnh (Một số dòng dùng Auto Focus).
      + Các bạn cần kết hợp nút Zoom và Focus để chỉnh đèn sao cho nội dung thấy rõ nhất.
Trong trường hợp hình trên màn hình khi chiếu ra có hình thang các bạn kiểm tra lại máy chiếu đã đặt vuông góc với màn hình chưa? Đặt máy chiếu theo hướng chiếu vuông góc với màn chiếu (tường). Nếu hình chiếu lên màn (tường) có hình thang, quý khách chỉnh tăng giảm KEYSTONE (một số dòng AUTO SETUP, hoặc AUTO KEYSTONE)
Bước 6: Tắt máy

Tắt máy chiếu bằng cách nhấn nút POWER (2 lần). Quý khách chờ cho quạt của máy chiếu ngưng hẳn mới rút dây điện khỏi nguồn an toàn (tránh nguy cơ hư hỏng và giảm tuổi thọ đèn chiếu)ũng giống như HDTV, những chiếc máy chiếu hiện nay có mức giá cực kỳ hấp dẫn so với những gì mà bạn có thể nhận được. Có 3 loại công nghệ thường được sử dụng cho máy chiếu là DLP, LCD và LCoS. Cả 3 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để rõ hơn, dưới đây sẽ là những so sánh cơ bản.


Khái niệm
DLP là từ viết tắt của Digital Light Processing - xử lý ánh sáng kỹ thuật số. Công nghệ này sử dụng một hệ thống vi gương siêu nhỏ (micromirror) để hắt ánh sáng lên màn chiếu. Những vi gương này được lập trình để có thể hắt ánh sáng về phía màn hình (trạng thái ON) hoặc theo hắt ánh sáng ra hướng khác (trạng thái OFF). Các trạng thái ON hoặc OFF của mỗi vi gương sẽ tạo ra một điểm ảnh sáng hoặc tối trên màn hình, và mỗi vi gương có thể chuyển trạng thái ON/OFF lên đến 10 ngàn lần mỗi giây.

Để tạo ra màu sắc liên tục, hệ thống DLP phải sử dụng đến bánh xe 3 màu. Một số model cao cấp sẽ được trang bị tới 3 chip DLP để xử lý riêng rẽ cho màu đỏ, màu xanh lá và xanh dương. Mức giá máy chiếu DLP hiện nay giao động từ vài trăm đến vài chục ngàn USD, thậm chí là cao hơn nữa. Hầu hết các máy chiếu sử dụng trong rạp chiếu phim hiện nay đều là DLP. Một số thương hiệu nổi tiếng đang sử dụng công nghệ DLP là Optoma, BenQ, Mitsubishi...

 
LCD là từ viết tắt của Liquid Crystal Display - công nghệ hiển thị tinh thể lỏng. Về cơ bản, công nghệ LCD trên máy chiếu khá giống với công nghệ trên TV LCD. Mỗi chiếc máy chiếu LCD sẽ sử dụng 3 tấm nền LCD, trong đó mỗi tấm sẽ đảm nhận tái tạo một trong 3 màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Ánh sáng từ cả 3 tấm nền sẽ được chiếu lên màn hình cùng 1 lúc để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh.

Những chiếc máy chiếu LCD hiện nay có giá từ vài trăm đến vài ngàn USD, và được sản xuất bởi Epson, Pansonic....
 
LCoS là từ viết tắt của Liquid Crystal on Silicon - tinh thể lỏng trên silicon, và là công nghệ lai giữa LCD và DLP. Loại máy chiếu này sử dụng chip tinh thể lỏng với hệ thống vi gương, hay nói cách khác, ánh sáng được phát ra từ tấm nền LCD sau đó được phản xạ trên gương giống như DLP.

Hầu hết các máy chiếu LCoS hiện nay đều được sản xuất bởi Sony và JVC. Sony gọi công nghệ LCoS của hãng là SXRD, còn JVC lại gọi là D-ILA. Mức giá của chúng giao động từ vài ngàn hoặc vài chục ngàn USD.
  

So sánh
Độ tương phản: DLP < LCD < LCoS

Độ tương phản là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh. Ở khía cạnh này, máy chiếu D-ILA của JVC thường được đánh giá cao nhất, thậm chí cao hơn cả máy chiếu SXRD của Sony (xếp ở vị trí thứ 2).

Máy chiếu DLP trong nhiều năm qua không có nhiều thay đổi về độ tương phản, và vẫn phải chịu thua LCD, vốn đã được các hãng cải tiến một cách rõ rệt.


Độ sâu màu đen: DLP < LCD < LCoS

Độ sâu màu đen là một phần của độ tương phản, và giống như độ tương phản, máy chiếu DLP có độ sâu màu đen thấp nhất, sau đó đến LCD, và cuối cùng là LCoS. Điều này có thể được kiểm chức với các model máy chiếu của JVC và Sony với màu đen rất sâu và màu trắng rất sáng.


Độ sáng (brightness): LCoS < LCD = DLP

Những chiếc máy chiếu thường có độ sáng rất khác nhau và đây là tiêu chí lựa chọn quan trọng của nhiều người. Nhìn chung, máy chiếu LCoS thường không được sáng như máy chiếu LCD hay DLP. Mặc dù gần đây các model LCoS đã được cải thiện với độ sáng cao, tuy nhiên nếu xét dựa trên toàn bộ số lượng thì LCD và DLP vẫn vượt trội.


Độ chính xác màu sắc: "hên xui"

Về lý thuyết, tất cả các công nghệ máy chiếu đều có thể cho ra màu sắc cực kỳ chính xác. Trong thực tế, chúng ta cần những đánh giá khách quan và khoa học để nói rằng máy chiếu này tái tạo màu sắc tốt hơn máy chiếu kia.

Hiện tượng bóng mờ (Motion Blur): LCD = LCoS < DLP

Motion Blur hay hiện tượng bóng mờ là một vấn đề thực sự của công nghệ LCD và LCoS. Mặc dù thông thường một số người dùng không cảm thấy khó chịu hay khác biệt về Motion Blur, nhưng khi đặt các cạnh nhau, máy chiếu DLP thực sự trình diễn cách cảnh chuyển động tốt hơn so với máy chiếu LCD và LCoS. 


Hiện tượng "cầu vồng": DLP đơn chip < LCD = LCoS = DLP 3 chip cao cấp 

"Cầu vồng" là hiện tượng thường xuất hiện trong các cảnh có các đối tượng sáng (đặc biệt là ở trên nền tối) với dải màu bị phân cấp ra thành nhiều màu khác nhau. Các máy chiếu DLP 3 chip cao cấp đắt tiền hoặc LCD và LCoS đều không có hiện tượng cầu vồng.

Thông thường, máy chiếu DLP đơn chip sẽ bị dính cầu vồng. Tuy nhiên vấn đề là bộ não của con người có thực sự đủ nhanh để nhìn thấy hiện tượng này hay không? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể phân ra 3 loại người xem như sau:ầu hết mọi người đều rơi vào trường hợp thứ 2 hoặc thứ 3, tuy nhiên một số videophile lại rơi vào trường hợp 1 - và nếu bạn ở trong số đó, đừng bao giờ lựa chọn máy chiếu DLP đơn chip.


Độ hội tụ (convergence): DLP 3 chip = LCD = LCoS < DLP đơn chip

Các con chip dùng để tạo ra hình ảnh ở trong máy chiếu có kích thước rất nhỏ, và một vài sự chênh lệch rất nhỏ giữa các con chip cũng có thể được hiển thị ở trên màn chiếu. Hiện tượng thường thấy đó là các đối tượng trên hình ảnh sẽ bị dính viền trắng hoặc tệ hơn là quầng trắng. Hầu hết những model DLP 3 chip đều có chức năng tinh chỉnh độ hội tụ, nhưng tính năng này cũng không thể loại bỏ hết các hiện tượng trên.

Máy chiếu DLP đơn chip thường không có vấn đề về độ hội tụ, lý do rất đơn giản, bởi chúng chỉ sử dụng 1 chip duy nhất. 
Kết luận

Một chiếc máy chiếu tốt hay dở không thể quyết định được ở công nghệ. Điểm yếu và điểm mạnh của chúng chỉ mang tính chất tham khảo cho tất cả mọi người, và không phải lúc nào chúng cũng thể hiện rõ trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Thuê TiVi LCD
Thuê Laptop
TVJSC
TVJSC
Cấp 1
Cấp 1

Bài gửi : 12
Điểm : 3080
Like : 0
Tham gia : 28/07/2016

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết