Hướng dẫn căn chỉnh loa sub siêu trầm cho dàn karaoke gia đình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Hướng dẫn căn chỉnh loa sub siêu trầm cho dàn karaoke gia đình Empty Hướng dẫn căn chỉnh loa sub siêu trầm cho dàn karaoke gia đình

Bài gửi by hoangaudio 23/5/2016, 15:53

Sau khi lắp đặt và định vị loa sub cho dàn karaoke gia đình, công việc cuối cùng là căn chỉnh loa sub cho chuẩn, nhằm khai thác tối đa những ưu điểm, tính năng của thiết bị âm thanh này, đồng thời, phát huy tối đa hiệu quả của bộ dàn karaoke.

Hoàng Audio xin hướng dẫn các bạn cách căn chỉnh loa sub siêu trầm giúp âm thanh dàn karaoke gia đình trở lên hài hòa hơn.

· Đấu nối thiết bị
Trước khi hướng dẫn căn chỉnh, chúng tôi vẫn xin nói lại một chút về các đấu nối loa sub với thiết bị ampli để các bạn nắm rõ. Nhìn qua phía sau loa sub nhiều người sẽ thấy rối vì có khá nhiều nút chỉnh, lỗ cắm với rất nhiều thông số. Tuy nhiên, cách đấu nối đơn giản và hiệu quả nhất là nối dây tín hiệu từ ampli/preampli đến đường “Sub in” phía sau loa sub hoặc trên một số sub đề là LFE / Direct / Bypass…

· Chỉnh âm lượng
Nút chỉnh âm lượng của loa siêu trầm có tác dụng rõ rệt. Nên điều chỉnh âm lượng ở mức vừa phải, không quá to cũng không được quá bé. Nếu chỉnh nút này quá lớn, tiếng siêu trầm sẽ lấn lướt, gây ra quá nhiều trầm, nghe nặng nề. Một số người thích nghe âm bass có thể đẩy tiếng sub lớn hơn một chút so với mức âm lượng chung của hệ thống loa chính. Khi đó, hệ thống sẽ mất đi sự cân bằng về các dải tần và thiên về âm bass. Còn nếu để quá nhỏ, hiệu quả của sub tạo ra sẽ không rõ ràng.

Với những người ưa sự hài hòa, âm lượng của loa sub sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với âm lượng của cặp loa chính và chất lượng âm thanh của dàn karaoke gia đình có thể đạt đến sự cân bằng và hài hòa nhất.

· Cắt tần số
Điều quan trọng khi chỉnh loa siêu trầm đó là chúng ta tìm được tần số cắt của loa sao cho hòa hợp với hệ thông âm thanh. Bạn có thể điều chỉnh cắt tần số bằng nút điều khiển để đặt tần số cắt cho loa. Tần số cắt của loa trầm càng thấp thì âm thanh nghe càng hay nhưng đừng thấp quá. Nếu chỉnh tần số cắt quá thấp thì lại không ổn chút nào, bởi dải âm sẽ xuất hiện một khoảng bị “hẫng”, ở đó có những tần số bị “bỏ rơi”, không loa nào chịu trách nhiệm. Đặt tần số cắt cho loa siêu trầm quá cao cũng khiến cho việc kết hợp giữa các loa không đồng bộ.

Ở một số dòng loa sub cho phép thay đổi dải tần ở khoảng rất rộng từ 40Hz đến 200Hz. Người chơi cần nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật của cặp loa chính và loa sub trên khía cạnh này để chọn được ngưỡng cắt tần số phù hợp cho loa sub. Một cách ước lượng tương đối để lựa chọn mức cắt tần trên loa sub sao cho phù hợp với loa chính như sau: Ngưỡng 150-200 Hz khi loa chính có đường kính loa bass 5-8cm; Ngưỡng 80Hz hoặc 100Hz với loa chính có đường kính loa bass 10-13cm; Ngưỡng 60Hz hoặc 80Hz với loa bookshelf cỡ lớn hoặc loa cột thanh mảnh. Việc chọn điểm cắt tần số rất quan trọng, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự phối hợp hài hòa giữa loa sub và cặp loa chính, cần cân chỉnh sao cho người nghe không nhận biết được sự thiếu hụt hoặc chồng chéo tần số giữa hai loại loa này.

· Chỉnh nút pha (phase)
Nút điều chỉnh pha (phase) có dạng một công tắc gạt hoặc một chiết áp. Núm điều chỉnh pha có tác dụng làm trễ sóng của loa siêu trầm để phát ra cùng lúc với sóng loa thường. Khi các sóng âm trùng pha với nhau, âm thanh sẽ trở nên thống nhất, hài hòa hơn.

Để kiểm tra các loa có hoạt động đồng pha với nhau không, hãy bật nhạc thật lớn với đoạn có nhiều âm bass và lắng nghe ở điểm hay nhất trong khoảng một phút. Đồng thời, bố trí người ngồi chỉnh nhẹ nút chỉnh pha 0/180 tại chỗ đặt loa sub. Điểm chuẩn là khi người nghe nhận thấy tại đó hệ thống cho nhiều âm bass nhất. Trong trường hợp người nghe không cảm thấy sự khác biệt khi chỉnh ở bất kỳ điểm nào từ 0 đến 180, hãy để nút ở vị trí 0.

Để điều chỉnh cho sóng âm trùng pha nhau, bạn có thể ngồi nghe rồi nhờ một người chỉnh núm pha cho tới khi bạn thấy tiếng bass mềm nhất. Mặc dù âm thanh siêu trầm hầu như không có hướng tính, nhưng vị trí của loa siêu trầm cũng ảnh hưởng đến lượng tiếng bass cũng như khả năng phối hợp giữa tiếng loa siêu trầm và loa khác trong hệ thống.

Đặt đúng chỗ, dải trầm sẽ trở nên trong trẻo, chắc chắn, linh hoạt và dứt khoát, đồng thời tiếng loa sẽ khớp với toàn bộ âm thanh còn lại. Song, nếu đặt không đúng chỗ, nó sẽ phát ra những tiếng bass nặng nề, chậm chạp, thiếu chi tiết... và bạn sẽ cảm thấy subwoofer và các loa còn lại trình diễn rời rạc, chả có gì ăn nhập với nhau. Nếu bạn muốn nghe tiếng siêu trầm mạnh và rõ hơn, hãy đặt nó gần chỗ ngồi nghe vì âm thanh khi ấy sẽ đi thẳng đến tai nghe nhiều hơn, bạn không phải nghe âm thanh phản xạ.

Bài viết trên đây của Hoàng Audio đã hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết về các bước căn chỉnh loa sub siêu trầm cho dàn karaoke gia đình của bạn. Giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc sắp đặt loa sub cũng như cách căn chỉnh loa sao dàn karaoke gia đình của bạn có thể khai thác tối đa những ưu điểm, tính năng của các thiết bị âm thanh, từ đó, mang tới cho bạn chất lượng âm thanh tốt nhất có thể.

Xem thêm các bộ dàn karaoke gia đình đã được Hoàng Audio setup sẵn :

Dàn karaoke gia đình

Loa karaoke

Amply karaoke
hoangaudio
hoangaudio
Cấp 1
Cấp 1

Bài gửi : 39
Điểm : 3274
Like : 0
Tham gia : 04/04/2016
Tuổi : 35
Đến từ : Ha Noi

https://www.facebook.com/HoangAudio/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết