Nhật Bản và những nơi tôi qua phần 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Nhật Bản và những nơi tôi qua phần 1
Nguồn tham khảo : http://tiengnhatcoban.edu.vn/
Nhật Bản & Những nơi tôi qua (1)
HIROSHIMA – QUÁ KHỨ XIN HÃY NGỦ YÊN
Tạm biệt chuỗi ngày dài đơn điệu, lên đường thực hiện chuyến đi xa đầu tiên trên đất Nhật. Không ngỡ trước được rằng địa điểm đến thăm không phải là Kyoto hay Osaka hay một thành phố sôi động nào khác, mà là Hiroshima – thành phố phía tây Nhật Bản, vốn được biết đến từ thuở còn đi học, là nơi đầu tiên trên thế giới đón nhận thảm họa bom nguyên tử. Chỉ nghe qua sách báo thì không thể cảm nhận được nỗi đau mà con người phải gánh chịu từ thảm họa hạt nhân. Có tận mắt chứng kiến những hiện vật, những câu chuyện được trưng bày trong Bảo tàng tưởng niệm mới thật sự xúc động mạnh mẽ.
Trong ký ức của người dân thành phố Hiroshima, Nhật Bản, có một thời khắc không thể nào nguôi ngoai. Nhiều chiếc đồng hồ đã vĩnh viễn dừng lại ở giây phút này, 8 giờ 15 phút sáng ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima.
Chỉ trước đó ít phút, thành phố vẫn khang trang hiền hòa. Trẻ em đang tung tăng, vui bước đến trường.
Trong giây lát, quả bom nguyên tử phát nổ đã san bằng cả thành phố, cướp đi hàng nghìn sinh mạng những người dân vô tội.
Sức nóng khủng khiếp phát ra từ quả bom làm tan chảy mọi thứ, từ sắt thép cho đến da thịt con người. Những chiếc phù hiệu vương trên những mảnh áo rách bươm là thứ duy nhất giúp có thể nhận dạng những thi hài trẻ em. Tác hại lớn nhất của bom nguyên tử chính là từ chất phóng xạ. Có những nạn nhân bị chết tức khắc vì phóng xạ, nhưng cũng có người phải chịu đựng nỗi đau hàng chục năm trời do những biến chứng ung thư từ tác động của phóng xạ. Tổng số nạn nhân thiệt mạng tính đến hiện tại ước trên 140.000 người.
Cách không xa tòa nhà này là vị trí phát nổ của quả bom. Quả bom dài 3m, mang theo 50 kg uranium, được thả xuống và phát nổ khi cách mặt đất 600m.
Ngày nay, tòa nhà được gìn giữ, trở thành một chứng tích lịch sử, là một trong những biểu tượng của thành phố Hiroshima.
Ngọn lửa vĩnh hằng trong khuôn viên Công viên tưởng niệm hòa bình. Phía sau là Bảo tàng tưởng niệm (công trình do KTS nổi tiếng Kenzo Tange thiết kế).
Những ngọn nến của du khách từ khắp 5 châu với lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình được thắp lên trong đêm để sưởi ấm linh hồn những nạn nhân đã khuất.
Ước mong một thế giới chung sống hòa bình, trẻ em được vui chơi an lành, không còn đau thương.
Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima nhìn thẳng hướng về phía tòa nhà mái vòm. Tại quảng trường này, vào ngày 6/8 hàng năm, diễn ra lễ tưởng niệm và cầu an cho những nạn nhân của vụ ném bom, có sự hiện diện của Hoàng gia, và nhiều quan khách quốc tế.
Đài tưởng niệm ôm trọn tòa nhà mái vòm, di tích cuối cùng còn sót lại từ vụ ném bom, như gửi lời thông điệp: “Hãy để quá khứ ngủ yên, và cùng hướng tới tương lai tốt đẹp”.
>>>> xem thêm các chủ đề khác tại : Cách học tiếng Nhật
Khép lại quá khứ đau thương, Hiroshima đã hồi sinh mạnh mẽ. Thành phố ngày nay khang trang, xứng đáng với vị trí của một trong những thành phố quan trọng ở phía tây Nhật Bản.
Thảm họa hạt nhân sẽ còn để lại nỗi đau thể xác và tinh thần đối với nhiều thế hệ người dân Hiroshima, nhưng nỗi đau ấy sẽ dần lùi xa, một thế hệ trẻ đang lớn lên, lạc quan và mạnh mẽ nhìn về tương lai tươi sáng.
>>>> Xem thêm chủ đề Khóa học nói tiếng Nhật
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Nhật Bản & Những nơi tôi qua (1)
HIROSHIMA – QUÁ KHỨ XIN HÃY NGỦ YÊN
Tạm biệt chuỗi ngày dài đơn điệu, lên đường thực hiện chuyến đi xa đầu tiên trên đất Nhật. Không ngỡ trước được rằng địa điểm đến thăm không phải là Kyoto hay Osaka hay một thành phố sôi động nào khác, mà là Hiroshima – thành phố phía tây Nhật Bản, vốn được biết đến từ thuở còn đi học, là nơi đầu tiên trên thế giới đón nhận thảm họa bom nguyên tử. Chỉ nghe qua sách báo thì không thể cảm nhận được nỗi đau mà con người phải gánh chịu từ thảm họa hạt nhân. Có tận mắt chứng kiến những hiện vật, những câu chuyện được trưng bày trong Bảo tàng tưởng niệm mới thật sự xúc động mạnh mẽ.
Trong ký ức của người dân thành phố Hiroshima, Nhật Bản, có một thời khắc không thể nào nguôi ngoai. Nhiều chiếc đồng hồ đã vĩnh viễn dừng lại ở giây phút này, 8 giờ 15 phút sáng ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã được quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima.
Chỉ trước đó ít phút, thành phố vẫn khang trang hiền hòa. Trẻ em đang tung tăng, vui bước đến trường.
Trong giây lát, quả bom nguyên tử phát nổ đã san bằng cả thành phố, cướp đi hàng nghìn sinh mạng những người dân vô tội.
Sức nóng khủng khiếp phát ra từ quả bom làm tan chảy mọi thứ, từ sắt thép cho đến da thịt con người. Những chiếc phù hiệu vương trên những mảnh áo rách bươm là thứ duy nhất giúp có thể nhận dạng những thi hài trẻ em. Tác hại lớn nhất của bom nguyên tử chính là từ chất phóng xạ. Có những nạn nhân bị chết tức khắc vì phóng xạ, nhưng cũng có người phải chịu đựng nỗi đau hàng chục năm trời do những biến chứng ung thư từ tác động của phóng xạ. Tổng số nạn nhân thiệt mạng tính đến hiện tại ước trên 140.000 người.
Cách không xa tòa nhà này là vị trí phát nổ của quả bom. Quả bom dài 3m, mang theo 50 kg uranium, được thả xuống và phát nổ khi cách mặt đất 600m.
Ngày nay, tòa nhà được gìn giữ, trở thành một chứng tích lịch sử, là một trong những biểu tượng của thành phố Hiroshima.
Ngọn lửa vĩnh hằng trong khuôn viên Công viên tưởng niệm hòa bình. Phía sau là Bảo tàng tưởng niệm (công trình do KTS nổi tiếng Kenzo Tange thiết kế).
Những ngọn nến của du khách từ khắp 5 châu với lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình được thắp lên trong đêm để sưởi ấm linh hồn những nạn nhân đã khuất.
Ước mong một thế giới chung sống hòa bình, trẻ em được vui chơi an lành, không còn đau thương.
Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima nhìn thẳng hướng về phía tòa nhà mái vòm. Tại quảng trường này, vào ngày 6/8 hàng năm, diễn ra lễ tưởng niệm và cầu an cho những nạn nhân của vụ ném bom, có sự hiện diện của Hoàng gia, và nhiều quan khách quốc tế.
Đài tưởng niệm ôm trọn tòa nhà mái vòm, di tích cuối cùng còn sót lại từ vụ ném bom, như gửi lời thông điệp: “Hãy để quá khứ ngủ yên, và cùng hướng tới tương lai tốt đẹp”.
>>>> xem thêm các chủ đề khác tại : Cách học tiếng Nhật
Khép lại quá khứ đau thương, Hiroshima đã hồi sinh mạnh mẽ. Thành phố ngày nay khang trang, xứng đáng với vị trí của một trong những thành phố quan trọng ở phía tây Nhật Bản.
Thảm họa hạt nhân sẽ còn để lại nỗi đau thể xác và tinh thần đối với nhiều thế hệ người dân Hiroshima, nhưng nỗi đau ấy sẽ dần lùi xa, một thế hệ trẻ đang lớn lên, lạc quan và mạnh mẽ nhìn về tương lai tươi sáng.
>>>> Xem thêm chủ đề Khóa học nói tiếng Nhật
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
_________________
Đăng kí học tiếng nhật cơ bản cùng học tiếng nhật với những khóa học tiếng nhật tốt nhất
Similar topics
» Tổng đại lý phân phối và lắp đặt máy lạnh PANASONIC rẻ nhất - cam kết hài lòng những khách hàng khó tính nhất
» Những phần thưởng tết bá đạo nhất quả đất :))
» Những điều thú vị trong văn hóa Nhật Bản – Phần 1
» NHỮNG LÝ DO NÊN DU HỌC NHẬT BẢN – TÔI CÓ THỂ, BẠN THÌ SAO ? ( PHẦN 1)
» NHỮNG LÝ DO NÊN DU HỌC NHẬT BẢN – TÔI CÓ THỂ, BẠN THÌ SAO ? ( PHẦN 1)
» Những phần thưởng tết bá đạo nhất quả đất :))
» Những điều thú vị trong văn hóa Nhật Bản – Phần 1
» NHỮNG LÝ DO NÊN DU HỌC NHẬT BẢN – TÔI CÓ THỂ, BẠN THÌ SAO ? ( PHẦN 1)
» NHỮNG LÝ DO NÊN DU HỌC NHẬT BẢN – TÔI CÓ THỂ, BẠN THÌ SAO ? ( PHẦN 1)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết