Du lịch Đà Nẵng thăm lễ hội độc đáo
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Du lịch Đà Nẵng thăm lễ hội độc đáo
Lễ hội du lịch Đà Nẵng
Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác như: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải… Tới giờ khi Đà Nẵng phát triển và thay đổi rất nhiều, tuy vậy những lễ hội ấy vẫn được duy trì, bên cạnh đó cũng có thêm một số lễ hội mới hiện đại.
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng được tổ chức tại Đà Nẵng lần đầu tiên vào năm 2008. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần diễn ra 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hoặc vào 30 tháng 4 và 1 tháng 5.
Lễ hội quy tụ các đội pháo hoa lớn trên thế giới tham gia với mỗi năm một chủ đề khác nhau và kèm theo là các hoạt động như: Lễ hội ẩm thực, Đêm nhạc lớn, triễn lãm tranh… Du khách đến Đà Nẵng vào dịp này sẽ được thưởng thức một đại tiệc ánh sáng vô cùng lung linh, huyền ảo bên bờ sông Hàn.
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Và từ đó được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.
Lễ hội Quán Thế Âm là dịp cầu nguyện cho quốc thái dân an, là dịp mọi người soi mình để ngày một sống đẹp hơn. Hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.
* Phần lễ:
– Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
– Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
– Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
– Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
– Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18.
* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá – thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng… các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay…
Lễ Hội Làng Túy Loan
Lễ hội Túy Loan được tổ chức tại đình làng cổ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng và được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 Tết.
Phần lễ gồm Lễ rước Sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co, nướng bánh tráng,.. diễn ra ngay trước sân đình. Bên cạnh đó các cuộc thi như đua thueyenf, thi gói bánh tét,.. cũng được tổ chức ở mọi nơi trong làng thêm phần náo nhiệt.
Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Lễ Hội Rước Mục Đồng
Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.
Lễ rước Mục Đồng – lễ hội dành cho trẻ chăn trâu – ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Lễ Hội Cầu Ngư
Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Về phần hội, là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, có hát tuồng, hát hò khoan, múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.
Xem thêm:
du lịch đà nẵng 4 ngày 3 đêm
du lịch đà nẵng 5 ngày 4 đêm
du lịch hà nội đà nẵng
du lịch đà nẵng tự túc
Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác như: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải… Tới giờ khi Đà Nẵng phát triển và thay đổi rất nhiều, tuy vậy những lễ hội ấy vẫn được duy trì, bên cạnh đó cũng có thêm một số lễ hội mới hiện đại.
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng được tổ chức tại Đà Nẵng lần đầu tiên vào năm 2008. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần diễn ra 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hoặc vào 30 tháng 4 và 1 tháng 5.
Lễ hội quy tụ các đội pháo hoa lớn trên thế giới tham gia với mỗi năm một chủ đề khác nhau và kèm theo là các hoạt động như: Lễ hội ẩm thực, Đêm nhạc lớn, triễn lãm tranh… Du khách đến Đà Nẵng vào dịp này sẽ được thưởng thức một đại tiệc ánh sáng vô cùng lung linh, huyền ảo bên bờ sông Hàn.
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Và từ đó được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Du Lịch Đà Nẵng.
Lễ hội Quán Thế Âm là dịp cầu nguyện cho quốc thái dân an, là dịp mọi người soi mình để ngày một sống đẹp hơn. Hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.
* Phần lễ:
– Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
– Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
– Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
– Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
– Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18.
* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá – thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng… các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay…
Lễ Hội Làng Túy Loan
Lễ hội Túy Loan được tổ chức tại đình làng cổ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng và được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 Tết.
Phần lễ gồm Lễ rước Sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co, nướng bánh tráng,.. diễn ra ngay trước sân đình. Bên cạnh đó các cuộc thi như đua thueyenf, thi gói bánh tét,.. cũng được tổ chức ở mọi nơi trong làng thêm phần náo nhiệt.
Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Lễ Hội Rước Mục Đồng
Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.
Lễ rước Mục Đồng – lễ hội dành cho trẻ chăn trâu – ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Lễ Hội Cầu Ngư
Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Về phần hội, là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Về văn nghệ, có hát tuồng, hát hò khoan, múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.
Xem thêm:
du lịch đà nẵng 4 ngày 3 đêm
du lịch đà nẵng 5 ngày 4 đêm
du lịch hà nội đà nẵng
du lịch đà nẵng tự túc
nguyetdlcv- Cấp 1
- Bài gửi : 38
Điểm : 3275
Like : 0
Tham gia : 15/03/2016
Similar topics
» THÁM TỬ TƯ ĐÀ NẴNG – CÔNG TY THÁM TỬ DDT- THÁM TỬ CHUYÊN GIÁM SÁT NGOẠI TÌNH – THEO DÕI THEO YÊU CẦU – KẾT QUẢ NHANH CHÓNG
» Kinh nghiệm du lịch: Du lịch tiết kiệm với khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng
» Kinh nghiệm du lịch bụi Đà Nẵng : Du lịch cùng gia đình siêu tiết kiệm
» Tour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm lịch trình hợp lý
» Thám Tử - Công Ty Thám Tử - Thám Tử Đà Nẵng
» Kinh nghiệm du lịch: Du lịch tiết kiệm với khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng
» Kinh nghiệm du lịch bụi Đà Nẵng : Du lịch cùng gia đình siêu tiết kiệm
» Tour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm lịch trình hợp lý
» Thám Tử - Công Ty Thám Tử - Thám Tử Đà Nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết