Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản Empty Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản

Bài gửi by Hoanghieu123 12/4/2016, 09:12

Nguồn tham khảo : http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản

Khám phá những nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước và con người Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc dân tộc

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa hiện đại và truyền thống tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của con người Nhật Bản. Có ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa. Ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của con người Nhật Bản.
Tuy người dân Nhật Bản không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người sự cần cù, chịu khó và bền bỉ. Cũng chính từ đó là tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí, nghị lực và quyết tâm.

Tôn giáo chủ yếu ở Nhật Bản là Thần đạo và Phật giáo, với bề dày về lịch sử đã tạo nên những nghi lễ, những tập tục trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản Chuyen-tinh-du-hoc-han-quoc
>>>> Xem tiếp chủ đề Cùng học tiếng Nhật

Văn hóa giao tiếp của người Nhật

Người Nhật có những quy tắc, lễ nghi riêng trong giao tiếp truyền thống mà mọi người đều phải tuân theo, tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên, khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

Kiểu khẽ cúi chào:

thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.

Kiểu cúi chào bình thường:

thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

Kiểu Saikeirei:

cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo truyền thống và nghệ thuật trà đạo được phát triển từ cuối thế kỷ XII được coi là nét nổi bật trong văn hóa Nhật Bản. Ở Nhật Bản, Trà đạo được coi như một biểu tượng của tâm hồn, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm hồn cũng như ý nghĩa về tinh thần đối với con người và đất nước Nhật Bản.
                                                <còn tiếp...>

>>>> Xem thêm : học tiếng Nhật cơ bản

Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88

_________________
Đăng kí học tiếng nhật cơ bản   cùng học tiếng nhật với những khóa học tiếng nhật tốt nhất
Hoanghieu123
Hoanghieu123
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 96
Điểm : 3548
Like : 0
Tham gia : 24/12/2015

http://tiengnhatcoban.edu.vn/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết