Tư vấn cho bạn: Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Tư vấn cho bạn: Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì ?
Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì ?
Chế độ ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ tiết ra mật giúp hấp thu chất béo và vitamin A, D, E, K. Gan cũng là nơi sản xuất ra các chất dinh dưỡng giúp cấu trúc cơ thể (protein, lipid, glucid) tạo ra các loại men tiêu hóa, men chuyển hóa, các yếu tố đông máu, các nội tiết tố, và là cơ quan giải độc đặc biệt quan trọng của cơ thể.
Gan chuyển hóa các chất độc thành những chất không độc để thải ra ngoài theo phân và nước tiểu (rượu, thuốc lá, chất hóa học, các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như nitơ...).
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan chiếm trên 5% trọng lượng gan. Thường đây là một chẩn đoán trên siêu âm bụng tổng quát và các bác sĩ dựa vào nhiều yếu tố gợi ý thêm như thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, dấu hiệu xơ gan.
Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ là béo phì, đái tháo đường type 2 (thường gặp ở người lớn tuổi), nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng nội tiết tố thay thế, thuốc steroid, người có chế độ ăn nhiều năng lượng, nhiều mỡ hoặc quá ít đạm.
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức. Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Cân nặng nên có của một người trưởng thành tùy thuộc vào chiều cao. Có thế tính cân nặng lý tưởng bằng cách lấy số đo chiều cao (đơn vị là mét) nhân với chiều cao một lần nữa rồi nhân với 22.
Ví dụ, người cao 1,6 m thì cân nặng nên có là 1,6 x 1,6 x 22 = 56 kg. Nếu người cao 1,6 m mà nặng trên 64kg (trên chuẩn khoảng 20%) là đã quá thừa cân, nên giảm cân dần dần trong vài năm để đạt cân nặng lý tưởng, giúp giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm đường máu.
Chế độ ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái. Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Trong giai đoạn "gan còn khỏe" thì vẫn ăn chất đạm bình thường là khoảng 50g thịt, 100g cá hay một miếng đậu hũ trong một bữa ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan đã kém thì lượng đạm ăn vào phải giảm đi, giảm ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ suy gan.
Cần hạn chế tối đa chất béo no (béo bão hòa) từ mỡ, da, óc, nội tạng (tim, gan, cật), thức ăn chiên xào nhiều béo, nên ăn ít nhất 2 lần mỡ cá hay cá mỡ mỗi tuần (cần nhớ mỡ cá cũng giàu năng lượng, chỉ nên ăn một ít mỗi lần), dùng dầu thực vật để chiên xào (trừ dầu dừa và dầu cọ không nên dùng nhiều và thường xuyên). Mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau củ (khoảng 1 chén mỗi bữa, không tính nước) và 200g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bệnh gan nhiễm mỡ có ăn trứng được không?
Vì trứng là thực phẩm giàu đạm và cũng chứa nhiều chất béo trong lòng đỏ nên khi gan bị nhiễm mỡ, thoái hóa nhiều và lâu ngày làm chức năng gan giảm thì ăn nhiều trứng sẽ trở thành gánh nặng cho gan. Tuy nhiên, khi chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều như giai đoạn đầu thì vẫn có thể ăn trứng như người bình thường. Có thể dùng 2 - 4 trứng mỗi tuần và thay đổi cùng với các thực phẩm giàu đạm khác như thịt, cá, đậu hũ.
Gan nhiễm mỡ có phải kiêng dầu mỡ không?
Tùy theo từng người và giai đoạn bệnh mà khẩu phần chất béo sẽ thay đổi. Nếu thấy khó chịu khi ăn đồ béo thì nên hạn chế chất béo. Trung bình có thể sử dụng khoảng 30 - 40g chất béo mỗi ngày. Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ) và hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
Bệnh gan nhiễm mỡ có ăn ngọt được không?
Người bệnh cần ăn đủ chất bột đường để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Trung bình có thể ăn 300 - 400g thực phẩm cung cấp chất bột đường mỗi ngày. Nên chọn các thức ăn tinh bột thô, ít qua chế biến như gạo, gạo lức, khoai củ...
Đường trong trái cây tốt hơn đường trong chè. Tránh ăn nhiều đường đơn giản (đường cát, đường trái cây), nhất là trong giai đoạn bệnh gan cấp.
Làm sao để gan mau phục hồi?
Bảo vệ tế bào gan đang còn hoạt động bằng cách ngưng uống rượu, bia, ăn chất đạm vừa đúng với khả năng của gan. Tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn đóng hộp. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có độc tính đối với gan. Hỗ trợ chức năng tế bào gan bằng thuốc mát gan, lợi mật, trà atisô, trà hoa cúc...
Có thể phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách hạn chế rượu bia, giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý với chỉ số khối cơ thể BMI = cân nặng (kg) : chiều cao X 2 (m), từ 18,5 - 23. Cần thận trọng khi uống các thuốc giải độc gan và báo bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc. Nên khám sức khỏe định kỳ, xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng, vận động thể lực, sống năng động hằng ngày.
Chế độ ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái.
Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ tiết ra mật giúp hấp thu chất béo và vitamin A, D, E, K. Gan cũng là nơi sản xuất ra các chất dinh dưỡng giúp cấu trúc cơ thể (protein, lipid, glucid) tạo ra các loại men tiêu hóa, men chuyển hóa, các yếu tố đông máu, các nội tiết tố, và là cơ quan giải độc đặc biệt quan trọng của cơ thể.
Gan chuyển hóa các chất độc thành những chất không độc để thải ra ngoài theo phân và nước tiểu (rượu, thuốc lá, chất hóa học, các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như nitơ...).
Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì ?
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan chiếm trên 5% trọng lượng gan. Thường đây là một chẩn đoán trên siêu âm bụng tổng quát và các bác sĩ dựa vào nhiều yếu tố gợi ý thêm như thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, dấu hiệu xơ gan.
Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ là béo phì, đái tháo đường type 2 (thường gặp ở người lớn tuổi), nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng nội tiết tố thay thế, thuốc steroid, người có chế độ ăn nhiều năng lượng, nhiều mỡ hoặc quá ít đạm.
Khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ, cần được bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tổng quát khám để kiểm tra thêm những yếu tố hay bệnh lý liên quan như mỡ máu, chức năng gan, huyết áp, đái tháo đường, từ đó điều trị đúng mức. Người bệnh cần phải giảm cân nếu thừa cân, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (vẫn ăn cá, dầu thực vật vì có chất béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết, gia tăng vận động cơ thể.
Cân nặng nên có của một người trưởng thành tùy thuộc vào chiều cao. Có thế tính cân nặng lý tưởng bằng cách lấy số đo chiều cao (đơn vị là mét) nhân với chiều cao một lần nữa rồi nhân với 22.
Ví dụ, người cao 1,6 m thì cân nặng nên có là 1,6 x 1,6 x 22 = 56 kg. Nếu người cao 1,6 m mà nặng trên 64kg (trên chuẩn khoảng 20%) là đã quá thừa cân, nên giảm cân dần dần trong vài năm để đạt cân nặng lý tưởng, giúp giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm đường máu.
Chế độ ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ là chất bột đường theo nhu cầu, chất đạm vừa đủ, giảm chất béo và tăng cường rau trái. Các loại thực phẩm như cơm, bún, mì, phở, bánh mì nên ăn ít thì tốt hơn là ăn thừa vì sẽ làm dư năng lượng, càng làm tăng mỡ trong cơ thể và trong gan.
Trong giai đoạn "gan còn khỏe" thì vẫn ăn chất đạm bình thường là khoảng 50g thịt, 100g cá hay một miếng đậu hũ trong một bữa ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan đã kém thì lượng đạm ăn vào phải giảm đi, giảm ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ suy gan.
Cần hạn chế tối đa chất béo no (béo bão hòa) từ mỡ, da, óc, nội tạng (tim, gan, cật), thức ăn chiên xào nhiều béo, nên ăn ít nhất 2 lần mỡ cá hay cá mỡ mỗi tuần (cần nhớ mỡ cá cũng giàu năng lượng, chỉ nên ăn một ít mỗi lần), dùng dầu thực vật để chiên xào (trừ dầu dừa và dầu cọ không nên dùng nhiều và thường xuyên). Mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau củ (khoảng 1 chén mỗi bữa, không tính nước) và 200g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bệnh gan nhiễm mỡ có ăn trứng được không?
Vì trứng là thực phẩm giàu đạm và cũng chứa nhiều chất béo trong lòng đỏ nên khi gan bị nhiễm mỡ, thoái hóa nhiều và lâu ngày làm chức năng gan giảm thì ăn nhiều trứng sẽ trở thành gánh nặng cho gan. Tuy nhiên, khi chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều như giai đoạn đầu thì vẫn có thể ăn trứng như người bình thường. Có thể dùng 2 - 4 trứng mỗi tuần và thay đổi cùng với các thực phẩm giàu đạm khác như thịt, cá, đậu hũ.
Gan nhiễm mỡ có phải kiêng dầu mỡ không?
Tùy theo từng người và giai đoạn bệnh mà khẩu phần chất béo sẽ thay đổi. Nếu thấy khó chịu khi ăn đồ béo thì nên hạn chế chất béo. Trung bình có thể sử dụng khoảng 30 - 40g chất béo mỗi ngày. Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ) và hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
Bệnh gan nhiễm mỡ có ăn ngọt được không?
Người bệnh cần ăn đủ chất bột đường để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Trung bình có thể ăn 300 - 400g thực phẩm cung cấp chất bột đường mỗi ngày. Nên chọn các thức ăn tinh bột thô, ít qua chế biến như gạo, gạo lức, khoai củ...
Đường trong trái cây tốt hơn đường trong chè. Tránh ăn nhiều đường đơn giản (đường cát, đường trái cây), nhất là trong giai đoạn bệnh gan cấp.
Làm sao để gan mau phục hồi?
Bảo vệ tế bào gan đang còn hoạt động bằng cách ngưng uống rượu, bia, ăn chất đạm vừa đúng với khả năng của gan. Tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn đóng hộp. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có độc tính đối với gan. Hỗ trợ chức năng tế bào gan bằng thuốc mát gan, lợi mật, trà atisô, trà hoa cúc...
Có thể phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách hạn chế rượu bia, giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý với chỉ số khối cơ thể BMI = cân nặng (kg) : chiều cao X 2 (m), từ 18,5 - 23. Cần thận trọng khi uống các thuốc giải độc gan và báo bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc. Nên khám sức khỏe định kỳ, xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng, vận động thể lực, sống năng động hằng ngày.
Similar topics
» Đề phòng bênh cũ chưa chữa, nhiễm bệnh mới ở bệnh viện nhé bạn
» Bệnh viêm nhiễm âm đạo ở chị em phụ nữ
» Bệnh trĩ nội có lây nhiễm không?
» Thảo dược đặc trị các bệnh về gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ
» Bệnh viêm nhiễm âm đạo hay tái phát như nào?
» Bệnh viêm nhiễm âm đạo ở chị em phụ nữ
» Bệnh trĩ nội có lây nhiễm không?
» Thảo dược đặc trị các bệnh về gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ
» Bệnh viêm nhiễm âm đạo hay tái phát như nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết