ung thư khi mang thai có nguy hiểm ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
ung thư khi mang thai có nguy hiểm ?
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân mắc ung thư trùng với thời kỳ mang thai (xác xuất chỉ ở vào khoảng một phần nghìn). Các bệnh ung thư phổ biến nhất trong thai kỳ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư hạch, ung thư tuyến giáp và u ác tính.
Tuy nhiên, mang thai tự nó không gây ung thư, và phụ nữ mang thai không có nguy cơ bị ung thư cao hơn những phụ nữ khác.
Ung thư hiếm khi làm hại thai nhi, phụ nữ mang thai mắc bệnh ung thư vẫn có khả năng sinh ra một em bé khỏe mạnh như thường, và hiện nay có một số phương pháp điều trị ung thư đã được chứng minh là an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.
Chẩn đoán: Khả năng chẩn đoán phát hiện ra bệnh ung thư có thể bị trì hoãn khi đang mang thai. Các triệu chứng như bụng đầy hơi, nhức đầu thường xuyên, hoặc chảy máu trực tràng là dấu hiệu của u nang buồng trứng, u não, hoặc ung thư ruột kết. Nhưng những triệu chứng này cũng rất phổ biến trong thai kỳ và không được coi là đáng ngờ. Nếu các triệu chứng này có liên quan đến bệnh ung thư thì quá trình chẩn đoán phát hiện ung thư có thể bị chậm trễ. Nếu nghi ngờ ung thư trong khi mang thai, thầy thuốc có thể làm xét nghiệm chẩn đoán như X-quang. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ bức xạ trong X-quang là rất thấp và không có khả năng gây hại cho thai nhi. Các xét nghiệm chẩn đoán khác, chẳng hạn như thử nghiệm hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), siêu âm và sinh thiết cũng được xem là an toàn bởi vì chúng không chứa bức xạ. |
Chẩn đoán:
Khả năng chẩn đoán phát hiện ra bệnh ung thư có thể bị trì hoãn khi đang mang thai. Các triệu chứng như bụng đầy hơi, nhức đầu thường xuyên, hoặc chảy máu trực tràng là dấu hiệu của u nang buồng trứng, u não, hoặc ung thư ruột kết. Nhưng những triệu chứng này cũng rất phổ biến trong thai kỳ và không được coi là đáng ngờ. Nếu các triệu chứng này có liên quan đến bệnh ung thư thì quá trình chẩn đoán phát hiện ung thư có thể bị chậm trễ.
Nếu nghi ngờ ung thư trong khi mang thai, thầy thuốc có thể làm xét nghiệm chẩn đoán như X-quang. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ bức xạ trong X-quang là rất thấp và không có khả năng gây hại cho thai nhi. Các xét nghiệm chẩn đoán khác, chẳng hạn như thử nghiệm hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), siêu âm và sinh thiết cũng được xem là an toàn bởi vì chúng không chứa bức xạ.
Điều trị:
Tùy thuộc vào loại khối u, kích cỡ khối u, tuổi của thai nhi, giai đoạn ung thư, tình trạng di căn và sức khỏe chung của bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trong các trường hợp bình thường, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ung thư. Bước tiếp theo, thầy thuốc sẽ sử dụng các liệu pháp như bức xạ, hóa trị, hoặc kết hợp cả hai để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
Tuy nhiên, khi xử lý điều trị ung thư ở phụ nữ mang thai thì phức tạp hơn nhiều vì thuốc và phóng xạ được sử dụng trong điều trị có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, thầy thuốc sẽ phải cân nhắc điều chỉnh với phác đồ điều trị tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.
Trong các phương pháp điều trị ung thư khi mang thai thì phẫu thuật được xem là lựa chọn an toàn nhất vì nó ít gây nguy hiểm cho thai nhi.
Hóa trị là việc sử dụng thuốc hoặc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có khả năng làm tổn hại đến thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí gây sẩy thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ (khi các cơ quan của thai nhi còn đang trong giai đoạn phát triển). Vì vậy, hóa trị không được sử dụng trong thời gian này.
Một số loại hóa trị có thể được sử dụng từ tháng thứ tư của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển đầy đủ và khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất thấp. Tuy nhiên, hóa trị sử dụng trong thời gian này có thể gián tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe cho thai nhi, chẳng hạn như suy dinh dưỡng và thiếu máu, cân nặng lúc sinh thấp, cũng có thể gây sinh non. Bất cứ khi nào có thể, thầy thuốc sẽ cố gắng để trì hoãn việc sử dụng hóa trị trong thai kỳ để giảm thiểu các tác động trên thai nhi. Quyết định này phụ thuộc vào tình trạng phát triển của ung thư.
Bức xạ không được sử dụng điều trị trong thời gian mang thai vì nó làm tăng nguy cơ tử vong bào thai, dị tật bẩm sinh, và ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ lúc sinh, cũng làm tăng nguy cơ ung thư sau này trong cuộc sống của trẻ. Chẩn đoán xét nghiệm bằng bức xạ có thể được sử dụng nếu cần thiết; tuy nhiên, siêu âm và chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) được xem là an toàn hơn.
Nếu ung thư được chẩn đoán trong giai đoạn cuối của thai kỳ, việc đầu tiên là chờ em bé ra đời, sau đó mới bắt đầu điều trị. Khi phổi của bào thai đã phát triển đầy đủ, thầy thuốc có thể quyết định mổ lấy thai sớm để tiện cho việc điều trị mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Trường hợp ung thư được chẩn đoán trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, căn cứ vào mức độ cấp thiết phải điều trị bằng hóa trị và xạ trị, thầy thuốc có thể sẽ phải khuyên người bệnh nên phá bỏ bào thai.
Ảnh hưởng sau khi sinh:
Mặc dù tế bào ung thư không thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, nhưng những người đang được điều trị ung thư thường được khuyên không nên cho con bú. Hóa chất nguy hiểm có thể tích tụ trong sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh. Tương tự, các thành phần phóng xạ được điều trị nội khoa, chẳng hạn như iốt phóng xạ được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp, cũng có thể gây hại cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ.
_________________
[url=ossc.com.vn]https://ossc.com.vn[/url] - GIẢI PHÁP TIÊN TIẾN https://ossc.com.vn | https://ossc.com.vn
Similar topics
» Nạo thai sớm có nguy hiểm gì?
» Nguy hiểm nạo phá thai đối với sức khỏe phụ nữ
» Phá thai là gì có nguy hiểm không
» 6 biến chứng nguy hiểm từ nạo phá thai
» Uống thuốc phá thai liệu có gây nguy hiểm gì hay không?
» Nguy hiểm nạo phá thai đối với sức khỏe phụ nữ
» Phá thai là gì có nguy hiểm không
» 6 biến chứng nguy hiểm từ nạo phá thai
» Uống thuốc phá thai liệu có gây nguy hiểm gì hay không?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết