Học tiếng Đức: 5 nguyên tắc Cơ Bản cho người mới học tiếng Đức(A1,A2)
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Học tiếng Đức: 5 nguyên tắc Cơ Bản cho người mới học tiếng Đức(A1,A2)
5 Nguyên tắc ngữ pháp CƠ BẢN dành cho Người mới bắt đầu (A1 & A2) Trung tâm tiếng đức Hà Nội | Dạy học tiếng đức | Lớp học tiếng đức | Du học Đức Tham khảo: http://www.dfz.com.vn/ Dù bạn đang học tại Trung tâm Tiếng Đức hay Tự học tiếng Đức thì bạn cũng cần phải biết những hiện tượng ngữ pháp căn bản sau đây. 1. Danh từ trong tiếng ĐỨC có GIỐNG Điều khác biệt lớn nhất giữa tiếng Anh (ngôn ngữ được học nhiều tại Việt Nam) và tiếng Đức chính là GIỐNG của DANH TỪ. Trong tiếng ĐỨC, danh từ có 3 giống: đực – cái – trung. Vì vậy, các quán từ (mạo từ) xác định và không xác định phụ thuộc vào GIỐNG của danh từ. Các CÁCH chia (cách 1 – 2 – 3 – 4) cũng ảnh hưởng đến danh từ khi chúng là chủ ngữ, bổ ngữ trong câu. Phụ thuộc vào GIỐNG của danh từ mà chúng ta phải thay đổi quán từ (mạo từ) xác định và không xác định. Đây là 5 ví dụ điển hình trong trường hợp này: Der Hund ist braun. (Con chó màu nâu) Danh từ “Con chó” tr ong tiếng Đức có GIỐNG ĐỰC và làm chủ ngữ trong câu này nên được chia ở cách 1 (Nominativ) => vì vậy sử dụng quán từ DER Ich sehe den Hund. (Tôi nhìn con chó.) Trong trường hợp này, “Con chó” là bổ ngữ (tân ngữ) trong câu => điều này có nghĩa phải sử dụng cách 4 (Akkusativ) => vì vậy Der => DEN Ich kaufe dem Hund das Essen. (Tôi mua đồ ăn cho chó.) Ở đây, danh từ “Con chó” được chia ở cách 3 (Dativ) do nó là bổ ngữ gián tiếp. Vì vậy, Der => DEM Ich kaufe das Essen des Hunds. (Tôi mua đồ ăn của chó – đồ ăn dành cho chó) Cách 2 (Genitiv) được sử dụng để biểu thị sự sở hữu. Chúng ta sử dụng quán từ ở Cách 2 và Giống Đực -DES . Thêm vào đó, danh từ (khi được sử dụng ở cách 2) đứng đằng sau DES thường được thêm đuôi –shoặc -es . Đó là lý do vì sao Hund => Hunds. Den Mann beißt der Hund. (Con chó cắn người đàn ông) Nếu chỉ liếc qua thì rất có khả năng bạn nghĩ rằng câu trên có nghĩa là “Người đàn ông cắn con chó” ) Tuy nhiên, chúng ta nên biết ràng đây là cấu trúc câu của tiếng ĐỨC cho phép để bổ ngữ (tân ngữ) lên đầu câu. Vậy chúng ta phải phân biệt như thế nào? Làm thế nào để biết đâu là chủ ngữ, đâu là bổ ngữ? Dựa vào QUÁN TỪ. Danh từ giống đực mà có quán từ DEN => được sử dụng ở cách 4 (Akkusativ) => đây là bổ ngữ (tân ngữ) 2. Tính từ được chia đuôi theo GIỐNG của danh từ và CÁCH GIỐNG và CÁCH không chỉ ảnh hưởng đến QUÁN TỪ mà chúng còn ảnh hưởng đến TÍNH TỪ. Và tất nhiên một lần nữa chúng ta lại có các bảng thần thánh để giúp các bạn. Dưới đây là 5 ví dụ điển hình để giúp bạn hiểu vấn đề này hơn: Der schwarze Hund hat Hunger. (Con chó đen thì đói) Danh từ “Con chó” có giống Đực và được chia ở cách 1 (chủ ngữ) vì vậy, tính từ schwarz (đen) được thêm đuôi –e khi đứng đằng sau quán từ xác định. Ich habe einen schwarzen Hund gefunden. (Tôi đã tìm thấy 1 con chó đen.) Trong câu trên, con chó là bổ ngữ - có nghĩa nó phải được chia ở cách 4 (Akkusativ) và đứng sau quán từ không xác định => vì vậy, chúng ta thêm đuôi –en cho tính từ Das Essen des gelben Hunds ist hier. (Thức ăn của con chó vàng ở đây) Tính từ đứng trước danh từ giống đực được chia ở cách 2 thì phải thêm đuôi –en Ich gebe dem alten Hund das Essen. (Tôi đưa cho con chó già thức ăn.) “Con chó” là tân ngữ xác định trong câu này => nó được chia ở cách 3 và vì vậy, tính từ alt (già) phải thêm đuôi -en. Heißer Tee schmeckt gut. (Trà nóng thì ngon.) Nếu không có quán từ đằng trước danh từ thì vẫn phải thêm đuôi cho tính từ. Trong câu này, Tee (trà) là danh từ giống Đực và là chủ ngữ => tính từ heiß (nóng) phải thêm đuôi -er. 3. ĐỘNG TỪ (thường) đứng ở vị trí số 2 trong câuCó thể nói ĐỘNG TỪ trong tiếng Đức khá là bướng bỉnh ) chúng quanh quẩn ở vị trí số 2 trong câu. Tuy nhiên, đây là tiếng Đức và đương nhiên là có ngoại lệ. Cùng xem các ví dụ để hiểu rõ hơn nào. Ich sehe den Hund. (Tôi nhìn con chó.) Đây là câu cơ bản về vị trí của ĐỘNG TỪ: sehen (nhìn) đứng ở vị trí số 2 , sau chủ ngữ „ich“ Ich sehe den Hund und ich gebe ihm das Essen. (Tôi nhìn con chó và đưa nó thức ăn.) Ở đây chúng ta có 2 câu được nối với nhau bằng liên từ und (và). Nhưng điều đó không làm thay đổi trật tự trong câu, ở cả 2 câu, động từ đều đứng ở vị trí số 2, sau chủ ngữ. Ich gebe dem Hund das Essen, weil er Hunger hat. (Tôi đưa con chó thức ăn vì nó đói.) Câu này cũng được hình thành bởi 2 câu đơn như trong câu trước. Tuy nhiên, ở câu thứ hai thì động từ lại được đặt ở cuối câu. Lý do cho sự thay đổi này chính là do cấu trúc câu phụ khi sử dụng liên từ weil (vì):Trong câu sử dụng liên từ weil, động từ luôn để ở cuối câu. Weil ich ein Haustier wollte, kaufte ich einen Hund. (Vì tôi muốn có một vật nuôi trong nhà, tôi đã mua 1 con chó.) Ở trong câu này, nguyên tắc vàng “ĐỘNG TỪ ở vị trí số 2” hoàn toàn biến mất. Câu được bắt đầu bằng câu phụ sử dụng liên từ weil (như giải thích bên trên) và động từ được đặt ở cuối câu Tiếp đó, chúng ta biết đến 1 nguyên tắc mới: „ĐỘNG TỪ, ĐỘNG TỪ” . Sau một động từ và 1 dấu phẩy, chúng ta để động từ cho câu sau ngay Ich habe einen Hund gekauft. (tôi đã mua 1 con chó.) Ở thì quá khứ Perfekt, cần phải sử dụng cấu trúc haben/sein + Partizip II . Haben/ Sein được chia theo chủ ngữ và đứng ở vị trí số 2 trong câu nhưng Partizip II (quá khứ phân từ II) lại được đặt ở cuối câu. 4. Số nhiều của danh từ biến hóa khôn lườngTrong tiếng anh, mọi danh từ khi chuyển sang số nhiều thì thêm –s hoặc –es. Trong tiếng Việt thì bạn chỉ cần thêm “những”, “các”ở phía trước danh từ. Còn trong tiếng ĐỨC thì có rất nhiều dạng của số nhiều danh từ. Bên dưới là 5 ví dụ đơn giản về các dạng số nhiều thường gặp nhất trong tiếng : A) der Hund (chó) → die Hunde (những con chó) B) die Banane (chuối) → die Bananen (những trái chuối) (Nếu 1 danh từ có kết thúc là –e thì dạng số nhiều thường chỉ thêm –n ) C) das Auto (ô tô) → die Autos (những chiếc ô tô) Một vài danh từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài thì dạng số nhiều của chúng là thêm –s D) der Mann (người đàn ông) → die Männer (những người đàn ông) Một số danh từ khi chuyển sang số nhiều thì không chỉ thêm đuôi mà còn thêm dấu Umlaut . E) der Vater (người cha) → die Väter (những người cha) Nhiều danh từ trong tiếng Đức kết thúc bằng -el hay -er thì dạng số nhiều của chúng thường là thêm Umlaut. Xem kỹ hơn các dạng số nhiều của tiếng Đức tại đây. 5. Ngôi thứ 2 không đơn giản, lịch sử và thân mật:Có 2 dạng thức khác biệt của “bạn” – ngôi thứ 2 số ít trong tiếng Đức. Nếu bạn đang nối chuyện với gia đình, họ hàng, bạn bè hay là với trẻ nhỏ thì bạn sử dụng ngôi “du”. Còn nếu bạn đang nói hoặc viết với người lạ hay đang giao tiếp trong môi trường công sở thì bạn phải sử dụng ngôi “Sie”. Ich liebe dich. (I love you.) Dich là đại từ nhân xưng của du tại cách 4. Haben Sie schon gegessen? (Ngài đã dùng bữa chưa?) Ghi nhớ: khi Sie viết hoa chữ S thì nó có nghĩa là “ngài, ông, bà” Wie geht es Ihnen? (How are you?) Ở cách 3, đại từ nhân xưng Sie => Ihnen Trên đây là những điều căn bản nhất của 5 hiện tượng ngữ pháp chính trong tiếng Đức. Có thể nó hơi khó lúc ban đầu nhưng sẽ càng dễ hơn khi bạn chăm chỉ. Nên nhớ rằng người Đức có câu: Luyện tập làm nên sự hoàn hảo (Übung macht den Meister). Vì vậy, Chúng ta cùng cố gắng HỌC TIẾNG ĐỨC nào!!! Trung Tâm Tiếng Đức DfZ Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà 223 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội Tel: 04 6686 2323 - Hotline: 0932 32 5598 - 0904 63 8383. Email: dfz.zentrum@gmail.com- Webstie: ww.dfz.com.vn |
advant- Cấp 2
- Bài gửi : 91
Điểm : 4236
Like : 0
Tham gia : 16/12/2013
Tự học tiếng Đức: 5 lý do bạn dùng không đúng cách trong tiếng Đức
5 Lý Do bạn không dùng đúng CÁCH trong tiếng Đức
Trung tâm tiếng Đức DfZ | Trung tâm tiếng Đức Uy Tin Hà Nội | Học tiếng Đức | Học tiếng Đức cho người mới bắt đầu.
Trong tiếng Đức, chúng ta có 4 Cách (Nominativ - 1, Genitiv - 2, Dativ - 3, Akkusativ - 4)
Đầu tiên qua 2 bảng quán từ bên dưới để xem những sự khác biệt của quán từ trong tiếng Đức (khi chia ở 4 cách) và tiếng Anh (thứ tiếng quen thuộc với mọi người) để xem CÁCH đã ảnh hưởng đến quán từ như thế nào:
Trong tiếng Anh, quán từ “the” bất biến nhưng trong tiếng Đức, quán từ lại vô cùng đa dạng.
Có 5 “kim chỉ nam” quan trọng bạn cần phải biết để luôn luôn xác định đúng CÁCH trong tiếng Đức:
• Cách 1 (Nominativ) không phải lúc nào cũng đơn giản
• Sự khác biệt giữa Tân ngữ (bổ ngữ) gián tiếp và trực tiếp
• Cách sử dụng Cách 2 (Genitiv)
• Những Động từ nào luôn luôn đi với Cách 3 (Dativ)
• 30 Giới từ thường dùng nhất được chia thành 4 nhóm
Trong những trường hợp trên, bạn đã hiểu rõ được bao nhiêu? Mỗi trường hợp đều ẩn chứa 1 lý do khiến bạn không chia đúng CÁCH.
1. Cách 1 (Nominativ) không phải lúc nào cũng đơn giản
CÁCH 1 được sử dụng khi danh từ đứng ở vi trí chủ ngữ trong câu (người/ vật thực hiện hành động ). Nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên một vài ví dụ bên dưới chứng tỏ điều đó không phải hoàn toàn lúc nào cũng y như vậy.
Die neue Schülerin war eine Französin aus dem Süden.
Das Praktikum war die beste Erfahrung meines Lebens.
Nếu trong câu sử dụng động từ “SEIN” thì cả 2 danh từ đều chia ở CÁCH 1. Bởi thực chất trong câu này không có Tân ngữ mà nó chỉ có cùng 1 chủ ngữ 2 lần. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, bất kỳ quy tắc nào cũng có ngoại lệ và điều này không phải luôn đúng 100% mọi lúc.
Một trong những điều đầu tiên mà người học tiếng Đức cần phải học chính là: KHÔNG nói:
Ich bin kalt.
Thay vì có ý nghĩa rằng: bạn cảm thấy lạnh thì nó lại có nghĩa là: cơ thể của bạn lạnh – đây là câu bạn sẽ nghe thấy trong 1 tập Tatort (CSI của Đức) khi họ tìm thấy 1 xác chết
Cách người Đức nói trong trường hợp này chính là Mir ist kalt.
Câu này nhìn khác thường vì chỉ có 1 danh từ được chia ở CÁCH 3. Các bạn nên “suy ngẫm” một chút chỗ này, về mối quan hệ không trực tiếp giữa bạn và cái lạnh => Chia danh từ ở CÁCH 3 chỉ ra rằng: Nhiệt độ môi trường bên ngoài thấp so với thân nhiệt của bạn và khiến bạn cảm thấy lạnh.
Cũng có vài động từ mà danh từ là chủ ngữ lại được chia ở CÁCH 3 thay vì CÁCH 1:
Eigentlich gefällt es mir, früh aufzustehen.
Cách để phân biệt chúng:
Direct object – Tân ngữ Trực tiếp – Đối tượng nhận ảnh hưởng trực tiếp của hành động và là đối tượng chính.
Indirect object – Tân ngữ gián tiếp – là đối tượng bị tác động bị động của hành động và không phải là đối tượng chính .
Khi trong 1 câu có cả tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp : CÁCH 4 được sử dụng khi danh từ giữ vai trò tân ngữ trong câu, CÁCH 3 được sử dụng khi danh từ giữ vai trò tân ngữ gián tiếp trong câu. Điều này thường khá là dễ nhận thấy nếu danh từ có mối quan hệ trực tiếp với động từ:
Ich hab ihm das Geschenk gegeben.
Dat. Akk.
Er hat mir leider stundenlang die Photos von seiner Reise nach Thailand gezeigt.
Dat. Akk.
Ở đây, “món quà” và “những bức ảnh” chính là những thứ được đưa ra và cho xem – tân ngữ trực tiếp. Còn “anh ấy” và “tôi” là những người được đưa cho và được cho xem – tân ngữ gián tiếp .
Tuy nhiên:
Nếu ai đó nói điều gì đó cho bạn => luôn là CÁCH 3
Ich sagte dir, dass du dir etwas warmes anziehen solltest.
Sie hat mir gar nicht gesagt, dass sie nur veganisches Essen isst.
Một số động từ LUÔN LUÔN đi với CÁCH 3 :
danken, fehlen, folgen, gefallen, gehören, glauben, helfen, passieren, erlauben, bleiben
Kannst du mir helfen?
Dieses blaue Auto folgte mir den ganzen Tag.
Ich muss dir für deine Hilfe mit meiner Autoreparatur danken.
Khi bạn học 1 động từ, bạn cần phải học cả cách sử dụng cho đúng: động từ đó có phải là ĐT phản thân? Có giới từ đi kèm không? Phải đi với CÁCH 4 hay CÁCH 3. Luôn ghi lại cách sử dụng hay viết 1 vài ví dụ để nhớ cách sử dụng đúng.
Genitiv – CÁCH 2 được coi là một phần ngữ pháp tuyệt diệu và nó thì khá là rắc rối. Một số học sinh khi học về CÁCH 2 không thích và có xu hướng hạn chế sử dụng nó. Một vài ngôn ngữ địa phương của Đức thậm chí không dùng CÁCH 2 và có 1 cuốn sách về ngữ pháp khá nổi tiếng gần đây có tựa đề: Der Dativ ist dem Genitiv sein Tod.
Về cơ bản, CÁCH 2 – Genitiv có nghĩa sở hữu. Thay vì nói: Die Spezialität vom Haus (đặc sản của nhà hàng), bạn có thể viết:
Die Spezialität des Hauses
Ở CÁCH 2 – Genitiv, danh từ giống đực và giống trung thêm đuôi –s or –es :
Giống Đực: Das Bellen des Hundes.
Giống Cái: Ein Bild der Welt.
Giống Trung: Magst du den Geschmack des Bieres?
(1) Dual Prepositions Giới từ đi được với cả CÁCH 3 và 4:
Đó là các giới từ: an, auf, hinter, in, neben, über, unter, vor và zwischen.
Nếu chủ ngữ đứng yên, để nói về VỊ TRÍ của chủ ngữ => Giới từ + Cách 3
Dein Glas steht auf dem Tisch in der Küche.
Hinter meinem Haus wachsen viele Kastanienbäume.
Das Mädchen hatte über den Augen keine Augenbrauen, nur Tätowierungen.
Nếu chủ ngữ chuyển động, để nói về HƯỚNG chuyển động của chủ ngữ => Giới từ + Cách 4
Er rannte in das Zimmer hinein, ohne seine Schuhe auszuziehen.
Er lag sein Handy auf den Tisch.
Wir segelten über das Mittelmeer in nur einer Woche.
(2) Giới từ + Cách 3
Đó là các giới từ: ab, aus, bei, mit, nach, seit, von, zu, gegenüber.
Bei ihr gibt’s immer leckere Kuchen.
Von mir aus, können wir gerne eine Reise nach Spanien planen.
Wir werden Probleme mit deinem Chef kriegen, wenn wir in September weggehen.
Dem Platz gegenüber gab es eine kleine Gruppe von Breakdancern.
(3) Giới từ + Cách 4
Đó là các giới từ: bis, durch, für, gegen, ohne, um, entlang.
Ohne dich wäre das Projekt kein Erfolg gewesen.
Ich wurde durch seine Argumente überzeugt.
(4) Giới từ + Cách 2
Cuối cùng, các giới từ kỳ diệu nhất đi cùng Cách 2, nhóm này có khá nhiều nhưng các từ hay được sử dụng nhất chính là : außerhalb, innerhalb, jenseits, während, trotz, dank
Trotz seines schlechten Atems hat er immer eine hübsche Freundin gehabt.
Während seiner Zeit in Deutschland hat er immer versucht, Deutsch zu sprechen.
Die Wienerische Vorstadt befindet sich außerhalb der Ringstraße.
Vì vậy, chúc bạn may mắn và học tốt tiếng Đức. Một khi bạn đã thuần thục cách sử dụng các giới từ này thì bạn có thể bắt đầu nói và viết tiếng Đức trôi chảy. Và càng luyện tập, bạn càng có nhiều trải nghiệm, rồi dần dần có thể nhận ra mối liên hệ của các từ với nhau trong câu.
Dịch và biên tập: Cesle - DfZ
Theo fluentu.com
Trung Tâm Tiếng Đức DfZ
Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà 223 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Tel: 04 6686 2323 - Hotline: 0932 32 5598 - 0904 63 8383.
Email: dfz.zentrum@gmail.com- Webstie: ww.dfz.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tiengducchotuonglai/
Trung tâm tiếng Đức DfZ | Trung tâm tiếng Đức Uy Tin Hà Nội | Học tiếng Đức | Học tiếng Đức cho người mới bắt đầu.
Trong tiếng Đức, chúng ta có 4 Cách (Nominativ - 1, Genitiv - 2, Dativ - 3, Akkusativ - 4)
Đầu tiên qua 2 bảng quán từ bên dưới để xem những sự khác biệt của quán từ trong tiếng Đức (khi chia ở 4 cách) và tiếng Anh (thứ tiếng quen thuộc với mọi người) để xem CÁCH đã ảnh hưởng đến quán từ như thế nào:
Tiếng ĐỨC | Tiếng ANH |
m f n Plural Nom. der die das die Acc. den die das die Dat. dem der dem den Gen. des der des der | m f n Plural Nom. The The The The Akk. The The The The Dat. The The The The Gen. The The The The |
Trong tiếng Anh, quán từ “the” bất biến nhưng trong tiếng Đức, quán từ lại vô cùng đa dạng.
Có 5 “kim chỉ nam” quan trọng bạn cần phải biết để luôn luôn xác định đúng CÁCH trong tiếng Đức:
• Cách 1 (Nominativ) không phải lúc nào cũng đơn giản
• Sự khác biệt giữa Tân ngữ (bổ ngữ) gián tiếp và trực tiếp
• Cách sử dụng Cách 2 (Genitiv)
• Những Động từ nào luôn luôn đi với Cách 3 (Dativ)
• 30 Giới từ thường dùng nhất được chia thành 4 nhóm
Trong những trường hợp trên, bạn đã hiểu rõ được bao nhiêu? Mỗi trường hợp đều ẩn chứa 1 lý do khiến bạn không chia đúng CÁCH.
1. Cách 1 (Nominativ) không phải lúc nào cũng đơn giản
CÁCH 1 được sử dụng khi danh từ đứng ở vi trí chủ ngữ trong câu (người/ vật thực hiện hành động ). Nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên một vài ví dụ bên dưới chứng tỏ điều đó không phải hoàn toàn lúc nào cũng y như vậy.
- 2 CÁCH 1 đứng bên nhau
Die neue Schülerin war eine Französin aus dem Süden.
Das Praktikum war die beste Erfahrung meines Lebens.
Nếu trong câu sử dụng động từ “SEIN” thì cả 2 danh từ đều chia ở CÁCH 1. Bởi thực chất trong câu này không có Tân ngữ mà nó chỉ có cùng 1 chủ ngữ 2 lần. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, bất kỳ quy tắc nào cũng có ngoại lệ và điều này không phải luôn đúng 100% mọi lúc.
- Câu có chủ ngữ không chia ở CÁCH 1
Một trong những điều đầu tiên mà người học tiếng Đức cần phải học chính là: KHÔNG nói:
Ich bin kalt.
Thay vì có ý nghĩa rằng: bạn cảm thấy lạnh thì nó lại có nghĩa là: cơ thể của bạn lạnh – đây là câu bạn sẽ nghe thấy trong 1 tập Tatort (CSI của Đức) khi họ tìm thấy 1 xác chết
Cách người Đức nói trong trường hợp này chính là Mir ist kalt.
Câu này nhìn khác thường vì chỉ có 1 danh từ được chia ở CÁCH 3. Các bạn nên “suy ngẫm” một chút chỗ này, về mối quan hệ không trực tiếp giữa bạn và cái lạnh => Chia danh từ ở CÁCH 3 chỉ ra rằng: Nhiệt độ môi trường bên ngoài thấp so với thân nhiệt của bạn và khiến bạn cảm thấy lạnh.
Cũng có vài động từ mà danh từ là chủ ngữ lại được chia ở CÁCH 3 thay vì CÁCH 1:
Eigentlich gefällt es mir, früh aufzustehen.
2. Bạn cần phải phân biệt giữa Tân ngữ trực tiếp và gián tiếp
Cách để phân biệt chúng:
Direct object – Tân ngữ Trực tiếp – Đối tượng nhận ảnh hưởng trực tiếp của hành động và là đối tượng chính.
- Viết bài luận đi => bài luận là tân ngữ trực tiếp trong câu này.
- Ich kaufe eine Blume => Blume là tân ngữ trực tiếp trong câu này.
Indirect object – Tân ngữ gián tiếp – là đối tượng bị tác động bị động của hành động và không phải là đối tượng chính .
- Nói cho anh ấy tin tức đi => Tin tức chính là tân ngữ trực tiếp vì nó là điều được nói, trong khi anh ấy là tân ngữ gián tiếp vì không thực hiện hành động, mà chỉ thụ động được thông báo và tin tức có thể nói cho bất kì ai khác.
- Ich kaufe meiner Frau eine Blume => Blume là tân ngữ trực tiếp – thứ được mua. Frau là tân ngữ gián tiếp => người được hưởng từ hành động và hoa có thể mua cho bất kì ai khác.
3. Bạn phải học các động từ luôn đi cùng CÁCH 3
Khi trong 1 câu có cả tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp : CÁCH 4 được sử dụng khi danh từ giữ vai trò tân ngữ trong câu, CÁCH 3 được sử dụng khi danh từ giữ vai trò tân ngữ gián tiếp trong câu. Điều này thường khá là dễ nhận thấy nếu danh từ có mối quan hệ trực tiếp với động từ:
Ich hab ihm das Geschenk gegeben.
Dat. Akk.
Er hat mir leider stundenlang die Photos von seiner Reise nach Thailand gezeigt.
Dat. Akk.
Ở đây, “món quà” và “những bức ảnh” chính là những thứ được đưa ra và cho xem – tân ngữ trực tiếp. Còn “anh ấy” và “tôi” là những người được đưa cho và được cho xem – tân ngữ gián tiếp .
Tuy nhiên:
Nếu ai đó nói điều gì đó cho bạn => luôn là CÁCH 3
Ich sagte dir, dass du dir etwas warmes anziehen solltest.
Sie hat mir gar nicht gesagt, dass sie nur veganisches Essen isst.
Một số động từ LUÔN LUÔN đi với CÁCH 3 :
danken, fehlen, folgen, gefallen, gehören, glauben, helfen, passieren, erlauben, bleiben
Kannst du mir helfen?
Dieses blaue Auto folgte mir den ganzen Tag.
Ich muss dir für deine Hilfe mit meiner Autoreparatur danken.
Khi bạn học 1 động từ, bạn cần phải học cả cách sử dụng cho đúng: động từ đó có phải là ĐT phản thân? Có giới từ đi kèm không? Phải đi với CÁCH 4 hay CÁCH 3. Luôn ghi lại cách sử dụng hay viết 1 vài ví dụ để nhớ cách sử dụng đúng.
4. CÁCH 2 rất cần thiết nhưng lại thường bị bỏ qua
Genitiv – CÁCH 2 được coi là một phần ngữ pháp tuyệt diệu và nó thì khá là rắc rối. Một số học sinh khi học về CÁCH 2 không thích và có xu hướng hạn chế sử dụng nó. Một vài ngôn ngữ địa phương của Đức thậm chí không dùng CÁCH 2 và có 1 cuốn sách về ngữ pháp khá nổi tiếng gần đây có tựa đề: Der Dativ ist dem Genitiv sein Tod.
Về cơ bản, CÁCH 2 – Genitiv có nghĩa sở hữu. Thay vì nói: Die Spezialität vom Haus (đặc sản của nhà hàng), bạn có thể viết:
Die Spezialität des Hauses
Ở CÁCH 2 – Genitiv, danh từ giống đực và giống trung thêm đuôi –s or –es :
Giống Đực: Das Bellen des Hundes.
Giống Cái: Ein Bild der Welt.
Giống Trung: Magst du den Geschmack des Bieres?
5. 30 giới từ hay gặp nhất được phân loại thảnh 4 nhóm:
(1) Dual Prepositions Giới từ đi được với cả CÁCH 3 và 4:
Đó là các giới từ: an, auf, hinter, in, neben, über, unter, vor và zwischen.
Nếu chủ ngữ đứng yên, để nói về VỊ TRÍ của chủ ngữ => Giới từ + Cách 3
Dein Glas steht auf dem Tisch in der Küche.
Hinter meinem Haus wachsen viele Kastanienbäume.
Das Mädchen hatte über den Augen keine Augenbrauen, nur Tätowierungen.
Nếu chủ ngữ chuyển động, để nói về HƯỚNG chuyển động của chủ ngữ => Giới từ + Cách 4
Er rannte in das Zimmer hinein, ohne seine Schuhe auszuziehen.
Er lag sein Handy auf den Tisch.
Wir segelten über das Mittelmeer in nur einer Woche.
(2) Giới từ + Cách 3
Đó là các giới từ: ab, aus, bei, mit, nach, seit, von, zu, gegenüber.
Bei ihr gibt’s immer leckere Kuchen.
Von mir aus, können wir gerne eine Reise nach Spanien planen.
Wir werden Probleme mit deinem Chef kriegen, wenn wir in September weggehen.
Dem Platz gegenüber gab es eine kleine Gruppe von Breakdancern.
(3) Giới từ + Cách 4
Đó là các giới từ: bis, durch, für, gegen, ohne, um, entlang.
Ohne dich wäre das Projekt kein Erfolg gewesen.
Ich wurde durch seine Argumente überzeugt.
(4) Giới từ + Cách 2
Cuối cùng, các giới từ kỳ diệu nhất đi cùng Cách 2, nhóm này có khá nhiều nhưng các từ hay được sử dụng nhất chính là : außerhalb, innerhalb, jenseits, während, trotz, dank
Trotz seines schlechten Atems hat er immer eine hübsche Freundin gehabt.
Während seiner Zeit in Deutschland hat er immer versucht, Deutsch zu sprechen.
Die Wienerische Vorstadt befindet sich außerhalb der Ringstraße.
Vì vậy, chúc bạn may mắn và học tốt tiếng Đức. Một khi bạn đã thuần thục cách sử dụng các giới từ này thì bạn có thể bắt đầu nói và viết tiếng Đức trôi chảy. Và càng luyện tập, bạn càng có nhiều trải nghiệm, rồi dần dần có thể nhận ra mối liên hệ của các từ với nhau trong câu.
Dịch và biên tập: Cesle - DfZ
Theo fluentu.com
Trung Tâm Tiếng Đức DfZ
Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà 223 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
Tel: 04 6686 2323 - Hotline: 0932 32 5598 - 0904 63 8383.
Email: dfz.zentrum@gmail.com- Webstie: ww.dfz.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tiengducchotuonglai/
advant- Cấp 2
- Bài gửi : 91
Điểm : 4236
Like : 0
Tham gia : 16/12/2013
Similar topics
» 5 nguyên tắc để nói tiếng hàn như người bản địa
» 5 nguyên tắc để giỏi tiếng Anh như người bản xứ
» [Hà Nội] Lớp học tiếng Hàn Quốc cho người lao động, chất lượng tốt cho người học
» Tiếng Anh cho người mới bắt đầu - người học phải đi đúng hướng
» Học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh căn bản với người nước ngoài tại HCM
» 5 nguyên tắc để giỏi tiếng Anh như người bản xứ
» [Hà Nội] Lớp học tiếng Hàn Quốc cho người lao động, chất lượng tốt cho người học
» Tiếng Anh cho người mới bắt đầu - người học phải đi đúng hướng
» Học tiếng anh giao tiếp, tiếng anh căn bản với người nước ngoài tại HCM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết