Máy ozone xử lý nước thải ngành dệt may

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Máy ozone xử lý nước thải ngành dệt may Empty Máy ozone xử lý nước thải ngành dệt may

Bài gửi by nicbap94 7/3/2016, 17:26

Máy ozone công nghiệp xử lý nước thải ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, tránh hủy hoại môi trường.
Ô nhiễm môi trường do nước thải ngành dệt may là một thực tế cần có giải pháp xử lý và là nhiệm vụ rất cần thiết. Nước thải dệt nhuộm đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu với nhiều phương pháp xử lý khác nhau.
Máy ozone xử lý nước thải ngành dệt may Xu-ly-nuoc-thai-det-may

Ô nhiễm ngành dệt may

Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là một vấn đề toàn cầu. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các nguồn nước thải không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường bao gồm từ: các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Trong đó, nước thải từ các hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường do tính đa dạng và phức tạp.


Trong nước thải công nghiệp, thành phần khó xử lý nhất là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Với bản chất khó phân hủy bởi vi sinh, tồn tại bền vững trong môi trường, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ là mối nguy hại lâu dài tới sức khỏe con người và môi trường. 
Trong ngành dệt may, nước thải dệt nhuộm chứa thuốc nhuộm hoạt tính, một nguồn thải tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay và đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu của thị trường và vì thuốc nhuộm hoạt tính là một chất hữu cơ mang màu khó phân hủy sinh học, khi được thải vào môi trường, nó sẽ làm cản trở khả năng xuy ên qua của ánh sáng mặt trời, giảm nồng độ hoà tan oxy trong nước. 
Nhiều chất màu là chất độc đối với các loài sinh vật, thực vật trong nước, dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một phương pháp nào xử lý nước thải dệt nhuộm chứa thuốc nhuộm hoạt tính thực sự hiệu quả và kinh tế. 

Các phương pháp xử lý nước thải dệt may

Nhiều phương pháp xử lý đã được nghiên cứu trên thế giới như hấp phụ, keo tụ-tạo bông kết hợp lọc, oxi hoá hoá học, phương pháp điện hoá, phương pháp vi sinh, các phương pháp oxi hoá tiên tiến. Do các chất màu đa dạng về thành phần cấu tạo và tương đối bền vững nên việc áp dụng các phương pháp thông thường như hấp phụ, keo tụ-tạo bông, xử lý vi sinh thường không đạt hiệu quả cao. 
Ngoài ra, công nghệ tiên tiến từ máy ozone gia đình giúp lọc nước, xử lý nước thải đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực xử lý nước thải tại nhiều nơi trên cả nước.

Đặc trưng nước thải dệt nhuộm 

Nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm là công nghệ sản xuất gồm nhiều công đoạn, thay đổi theo mặt hàng nên việc xác định thành phần tính chất lưu lượng nước thải gặp nhiều khó khăn
Công nghệ dệt nhuộm sử dụng nước khá lớn: từ 12 đến 65 lít nước cho 1 mét vải và thải ra từ 10 đến 40 lít nước. Sự phân phối nước trong nhà máy dệt nhuộm như sau:  
- Sản xuất hơi: 5,3% 
- Nước làm sạch thiết bị: 6,4% 
- Nước làm mát và xử lí bụi trong thiết bị dệt nhuộm: 7,8% 
- Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt nhuộm: 72,3% 
- Nước vệ sinh: 7,6% 
- Nước cho việc PCCC và các vấn đề khác: 0,6%
Qua đó cho thấy lượng nước phát sinh từ các nhà máy dệt nhuộm là rất lớn và ứng với mỗi công đoạn khác nhau trong quá trình dệt nhuộm sẽ có lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.

Máy ozone xử lý nước thải dệt may

Hiện nay, máy ozone đang được sử dụng như là thiết bị hỗ trợ xử lý nước thải dệt may hiện nay, với công nghệ ozone từ máy ozone sẽ giúp xử lý triệt để các thành phần gây ô nhiễm trong nước, chất Ozone sẽ khử mùi hôi, chất độc hại trước khi tiến hành trả nước ra môi trường.
Nguồn: http://congnghevina.com/index.php/tin-tuc/239-may-ozone-xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-may.html
nicbap94
nicbap94
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 55
Điểm : 3374
Like : 0
Tham gia : 18/12/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết