Phát triển khả năng tư duy cho trẻ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Phát triển khả năng tư duy cho trẻ Empty Phát triển khả năng tư duy cho trẻ

Bài gửi by thaonguyenxanh_9x 16/1/2016, 00:06

Phát triển khả năng tư duy của trẻ là một việc quan trọng, nhất là đối với trẻ đặc biệt hay có khó khăn trong việc học vì các trẻ này rất kém trong khả năng bắt chước để tự phát triển như trẻ bình thường.Tuy nhiên,gia sư tiểu họcban không thể buộc trẻ học bằng những bài học khô khan hay cứng nhắc mà hãy biến nó thành một hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí là một trong những trò chơi vui của gia đình. Từ đó trẻ sẽ dàn dần tiếp nhận và phát triển mà không cảm thấy gò bó hay khó chịu.
Phát triển khả năng tư duy



Để phát triển kỹ năng tư duy của trẻ, bạn nên đặt những câu hỏi dùng từ ngữ đơn giản, gần gũi và chính xác; và quan trọng nhất là bạn đừng yêu cầu quá cao ở trẻ, chỉ nên tập trung thực hiện từng bước một một cách hệ thống và đúng cách.

Có 6 hình thức phát triển về kỹ năng tư duy. Đây là các loại phổ biến đối với mọi người, nên khi áp dụng với mỗi trẻ,gia sư tiểu học hà nộicần phải chỉnh sửa câu hỏi linh hoạt sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của bé, sao cho trẻ có thể hiểu một cách rõ ràng nhất.


Phát triển khả năng tư duy cho trẻ 33



1.Phát triển kỹ năng nhận biết:
Kỹ năng nhận biết bao gồm khả năng ghi nhớ, nhắc lại, sửa lại cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng – sai từ các dữ liệu có sẵn.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn nên sử dụng đúng những từ và cụm từ như: “khi nào”, “như thế nào”, “bao nhiêu”, “ở đâu”, “gì”… Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp trẻ có được những câu trả lời chính xác.

Câu hỏi gợi ý:
- trong dĩa này có bao nhiêu trái mận?
- Cái này màu đỏ hay xanh?
- Ngày Chủ nhật con có đi học không?

Trước khi dạy trẻ nhận biết về số lượng – cần phải giúp trẻ phân biệt được 3 đại lượng là :
Một ( 1 ) Hai ( 2 ) và Ba (3 ) – trẻ phải hiểu rằng 3 thì lớn ( > ) hơn 2 – 2 thì lớn ( > )hơn 1

Hoặc 3 thì nhiều hơn 2 - 2 Thì Nhiều hơn 1

Ngược lại : 1 thì nhỏ ( < ) hơn 2 – 2 thì nhỏ( < ) hơn 3 – 1 thì ít hơn 2 – 2 thì ít hơn 3.

Để hiểu được điều này, bạn cần sử dụng các hình ảnh mô tả, minh họa về số lượng và khối lượng. Hãy cho trẻ xem hai hình có độ lớn/nhỏ khác nhau : Trái banh lớn ( bóng đá ) trái banh nhỏ (bóng bàn) – Con voi lớn / con chó nhỏ - Cái bàn lớn/ cái ghế nhỏ.

Hãy cho trẻ xem các hình nhiều / ít : đĩa nhiều trái cây/ đĩa ít trái cây …Nếu có điều kiện nên cho trẻ em vật thực như khi đi chợ về, cho trẻ xem các loại bánh trái với số lượng khác nhau.

>> gia sư giỏi



Phát triển khả năng tư duy cho trẻ H4



2.Phát triển kỹ năng nhận thức:


Nhận thức tức là nắm vấn đề hoặc hiểu được chính xác ý nghĩa thực sự của vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhận biết các sự vật và chất liệu.

>>  tìm gia sư toán

>>  tìm gia sư tiếng anh

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Sử dụng các từ và cụm từ như: “giải thích”, “mô tả”, “đoán”, dự đoán”, “phát hiện”, “xác định”… để giúp con bạn có thể giải thích, mô tả và đoán được nhiều thứ trong thế giới tự nhiên.

Câu hỏi gợi ý:

- Con chỉ cho mẹ xem hình nào là hình ăn cơm – Hình nào là hình đi chơi ? ( Cho trẻ xem 5-7 hình khác nhau, trong đó có 2 hình mô tả hoạt động trên)

- Trời mưa thì ngoài đường như thế nào?

- Con có đoán được hình này là hình gì không? ( Cho trẻ xem một loạt 5 hình có các hoạt động khác nhau và chỉ vào một hình – tốt nhất là hình chụp )

Phát triển khả năng tư duy cho trẻ Gia%20s%C6%B0%20ti%E1%BB%83u%20h%E1%BB%8Dc

3.Phát triển kỹ năng ứng dụng:

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Sử dụng các từ để khuyến khích trẻ áp dụng vào các tình huống mới. Các từ này có thể là: “chứng minh”, “chỉ cho mẹ”, “nói cho mẹ”…
Câu hỏi gợi ý:
- Trái cam và quả bóng này có gì giống nhau?
- Chỉ cho mẹ xem cái cây to với cây bụi khác nhau thế nào.
- Nói cho mẹ nghe chó sủa thế nào nào?



4.Phát triển kỹ năng phân tích:

Kỹ năng này bao gồm việc tách thông tin thành nhiều phần, đoạn để xem xét một cách chi tiết. Đây là một kỹ năng quan trọng để giúp trẻ có thể học được các bài học dài có nhiều chi tiết khác nhau.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn có thể sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu như: “đâu là điểm khác nhau”, “giải thích”, “so sánh”… Khi được hỏi những câu có chứa các từ khóa này, bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách chia tách câu hỏi thành nhiều phần.

Câu hỏi gợi ý :

Cho trẻ xem 2 hình : Hình em bé và hình một con vật ( hay một cái cây ) và hỏi trẻ :

Nói cho mẹ điểm khác biệt giữa em bé và cái cây ?

Chấp nhận mọi trả lời miễn là là hợp lý hay quan trọng hơn là trẻ hiểu được sự khác biệt là gì ?

5.Phát triển kỹ năng tổng hợp:

Đây là kỹ năng hơi khó để trẻ em có thể học và hiểu được, vì nó liên quan đến việc vận dụng các thông tin, kiến thức hay kỹ năng trẻ đã được học và kết dính chúng lại thành một hình ảnh rõ ràng mà trước đó chính trẻ cũng chưa nghĩ đến. Theo quy luật phát triển bình thường thì trẻ trên 5 tuổi mới có khả năng phát triển kỹ năng này.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn nên sử dụng những từ và cụm từ đơn giản giúp con mình kết hợp các thông tin mà bé biết để tạo nên một ý niệm mới thật rõ ràng.

Câu hỏi gợi ý:
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con vứt bộ ghép hình này xuống sàn?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu cái ly nước bị đổ ?
- Theo con thì chúng ta nên để cái ghế này ở trước hay sau cái bàn?

Tùy theo độ tuổi và trình độ nhận thức mà bạn tập cho trẻ phát triển từ 3 kỹ năng cơ bản là Nhận biết – Nhận thức và ứng dụng cho đến các kỹ năng khó hơn là Phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nhưng tất cả đều là những kỹ năng mà bạn nên cố gắng tập cho trẻ vì đây là những kiến thức nền tảng cần thiết cho mọi hoạt động sau này của trẻ.

tritue24h.com

Chúc các bạn thành công!
thaonguyenxanh_9x
thaonguyenxanh_9x
Cấp 3
Cấp 3

Bài gửi : 185
Điểm : 3900
Like : 0
Tham gia : 17/09/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết