Tầm nhìn trên những tầng cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Tầm nhìn trên những tầng cao
Nơi nào có thể chiêm ngưỡng Sài Gòn đẹp nhất về đêm? Nơi nào có thể ngắm nhìn thành phố nhấp nháy đủ sắc màu giữa màn đêm đen huyền như mái tóc của thiếu nữ mười tám tuổi và lắng nghe hơi thở cuộc sống đập vào những ô cửa sổ trông ra bốn hướng? Chắc chắn phải từ tầm cao nào đấy của một trong những tòa nhà, cao ốc khách sạn, văn phòng cho thuê hàng chục tầng đang mọc lên, ken dày giữa trung tâm.
Tuần trước khách sạn 6 sao The Reverie bắt đầu chào bán căn phòng đẹp nhất rộng 313 mét vuông ở góc của tòa nhà Times Square trên tầng 38 được trang trí nội thất bởi hãng Provasi (Ý) với giá 15.000 đô la Mỹ/đêm - một mức giá bỏ xa các phòng sang trọng của Park Hyatt, Caravelle, Sheraton. Đừng tưởng chỉ có Paris, London hay New York mới có mức giá phòng trên trời cho giới thượng lưu, nhà giàu quốc tế. Sài Gòn cũng có vậy.
Khi mà Times Square rực rỡ ánh sáng, cách đó không xa, tòa nhà Vietcombank Tower nhìn ra sông Sài Gòn ở vòng xoay bến Bạch Đằng, chưa hề có ánh điện. Phải vài tuần nữa sự hoàn thiện xây dựng mới kết thúc. Đứng trên tầng cao của những tòa nhà xung quanh nhìn sang, dáng hình Vietcombank Tower với màu trắng và kiến trúc hiện đại của những đường kẻ dọc, hiện rõ trên nền trời. Nhiều người thừa nhận đó là tòa nhà đẹp, gợi sự liên tưởng đến khu Manhattan của New York.
Một doanh nhân đã lưỡng lự khi đề cập đến việc chuyển văn phòng về Vietcombank Tower dù nó ở vị trí thuận lợi đến thế và có thể giá thuê thời gian đầu sẽ linh hoạt. Lý do của ông rất đơn giản: Vietcombank là ngân hàng nửa Nhà nước, và sẽ khó mà kỳ vọng một cơ chế thông thoáng trong tiếp thị văn phòng cho thuê quận 1 như những doanh nghiệp tư nhân khác.
Cảm tưởng của ông có lẽ không cách xa thực tế là mấy. Vietcombank vẫn khoác chiếc áo quốc doanh vì Nhà nước đang nắm giữ cổ phần áp đảo tại đây. Nhưng Vietcombank đang nỗ lực cởi dần chiếc áo ấy. Gần đây Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, lên tiếng đề nghị Nhà nước nâng room ngân hàng lên 35% - một phương thức để Nhà nước bán bớt cổ phần sở hữu. Cũng đúng thôi. Ngân sách đang bội chi. Chính phủ đã quyết định thoái hết vốn nhà nước ở 10 doanh nghiệp, kể cả Vinamilk, thì khả năng nới room ở ngân hàng không phải không hiện thực.
Song, động thái đáng chú ý của Vietcombank không chỉ ở phát biểu của ông Nghiêm Xuân Thành, mà còn ở việc Vietcombank đã mua thêm 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ nữa, kỳ hạn năm năm ở mức lãi suất 4,4%/năm. Lần mua 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ trước có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 4,8%/năm. Thời điểm thương lượng 1 tỉ đô la Mỹ thứ hai rơi vào lúc lãi suất huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh và Bộ Tài chính “cứng rắn” ở mức 4%/năm, trong khi Vietcombank vẫn “đòi” giữ nguyên lãi suất như lần đầu. Thống nhất được mức lãi suất cao hơn 4%/năm không dễ, bởi suy cho cùng nếu Bộ Tài chính “ép” quá, Vietcombank vẫn phải chịu.
Vietcombank cuối cùng đã tiến tới được 4,4%/năm. Trong sự quyết đoán này, hẳn không thể chỉ có yếu tố của một ngân hàng quốc doanh. Nó đã mang ít nhiều hơi hướng của một tổ chức tín dụng cổ phần niêm yết, vì lợi ích của cổ đông (không phải Nhà nước).
“Tấm gương” Vietcombank đang khích lệ một số ngân hàng khác. Có thông tin chưa được kiểm chứng Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đang xem xét mua vài trăm triệu đô la Mỹ trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ. Một quan chức cấp cao Bộ Tài chính trao đổi với TBKTSG rằng các ngân hàng bây giờ “khôn” lắm, họ tính toán chán, có lợi mới đàm phán với ngân khố quốc gia. Mua trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ an toàn quá còn gì. Ý ngầm của ông là “đừng có “dồn” ngân sách quá và đừng tưởng Bộ Tài chính không đủ sức xoay xở với tình hình bội chi”. Ông bảo hiện nay là thời điểm tốt để minh bạch hóa ngân sách, để bàn dân thiên hạ cùng rõ áp lực quá lớn của tăng lương, của chi thường xuyên, do đó việc cải cách bộ máy công chức là chuyện tất phải đến và làm mạnh mẽ.
Ngoài 2 tỉ đô la Mỹ, nói chính xác, là đã “vay” của Vietcombank, Bộ Tài chính đang chờ Quốc hội chuẩn y cho phép phát hành 3 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế. Việc phát hành không nhất thiết làm ngay một đợt. Bộ Tài chính nói đã nghiên cứu kỹ lãi suất đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, đã ấn định khoảng lãi suất Việt Nam có thể chấp nhận, đã chuẩn bị kỹ các đợt roadshow (giới thiệu) ở nước ngoài. Lần phát hành đầu tiên có thể chỉ huy động 1-1,5 tỉ đô la Mỹ. “Chúng tôi hiểu rõ cần phát hành trước khi Mỹ tăng lãi suất, trước khi giới tài chính quốc tế bắt đầu kỳ nghỉ Giáng sinh hàng năm. Thông thường vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, việc thu xếp vốn cho các dự án lớn của giới tài chính bên ngoài ít khi còn nằm trong lịch trình”, đại diện Bộ Tài chính giãi bày.
Cơ quan nắm giữ tay hòm chìa khóa ngân khố quốc gia đang chứng tỏ sự tính toán quyết liệt. Cũng tuần trước, đại diện Bộ Tài chính đã làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về thoái vốn nhà nước ở 10 doanh nghiệp. Sẽ không có chuyện bán thỏa thuận ngoài sàn cao hơn biên độ của Hose như tổng giám đốc SCIC từng đề cập khi trả lời phỏng vấn VTV. Bộ Tài chính đã chỉ đạo sẽ đấu giá công khai, chọn thời điểm thích hợp, nếu cần có thể đấu giá nhiều đợt, cho mọi đối tượng tham gia.
Trở lại với những tòa cao ốc và những khách sạn sang trọng của Sài Gòn. Trong thang máy của The Reverie, một lần, một số doanh nhân ngoại hỏi nhau về chủ đầu tư khách sạn, căn hộ và văn phòng ảo cho thuê này. Vốn nước ngoài chảy vào các tòa nhà có không? Có. Nhưng bao nhiêu phần trăm thì không ai biết. Trong dòng chảy tài chính vốn vào, vốn ra, có phần không nhỏ tiền giải ngân của ngân hàng. Đôi khi bạn cũng có thể thấy được những dòng chảy len lỏi ấy khi đứng ở các tầng cao, bỏ qua ấn tượng của sự nguy nga, lộng lẫy.
Tuần trước khách sạn 6 sao The Reverie bắt đầu chào bán căn phòng đẹp nhất rộng 313 mét vuông ở góc của tòa nhà Times Square trên tầng 38 được trang trí nội thất bởi hãng Provasi (Ý) với giá 15.000 đô la Mỹ/đêm - một mức giá bỏ xa các phòng sang trọng của Park Hyatt, Caravelle, Sheraton. Đừng tưởng chỉ có Paris, London hay New York mới có mức giá phòng trên trời cho giới thượng lưu, nhà giàu quốc tế. Sài Gòn cũng có vậy.
Khi mà Times Square rực rỡ ánh sáng, cách đó không xa, tòa nhà Vietcombank Tower nhìn ra sông Sài Gòn ở vòng xoay bến Bạch Đằng, chưa hề có ánh điện. Phải vài tuần nữa sự hoàn thiện xây dựng mới kết thúc. Đứng trên tầng cao của những tòa nhà xung quanh nhìn sang, dáng hình Vietcombank Tower với màu trắng và kiến trúc hiện đại của những đường kẻ dọc, hiện rõ trên nền trời. Nhiều người thừa nhận đó là tòa nhà đẹp, gợi sự liên tưởng đến khu Manhattan của New York.
Một doanh nhân đã lưỡng lự khi đề cập đến việc chuyển văn phòng về Vietcombank Tower dù nó ở vị trí thuận lợi đến thế và có thể giá thuê thời gian đầu sẽ linh hoạt. Lý do của ông rất đơn giản: Vietcombank là ngân hàng nửa Nhà nước, và sẽ khó mà kỳ vọng một cơ chế thông thoáng trong tiếp thị văn phòng cho thuê quận 1 như những doanh nghiệp tư nhân khác.
Cảm tưởng của ông có lẽ không cách xa thực tế là mấy. Vietcombank vẫn khoác chiếc áo quốc doanh vì Nhà nước đang nắm giữ cổ phần áp đảo tại đây. Nhưng Vietcombank đang nỗ lực cởi dần chiếc áo ấy. Gần đây Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, lên tiếng đề nghị Nhà nước nâng room ngân hàng lên 35% - một phương thức để Nhà nước bán bớt cổ phần sở hữu. Cũng đúng thôi. Ngân sách đang bội chi. Chính phủ đã quyết định thoái hết vốn nhà nước ở 10 doanh nghiệp, kể cả Vinamilk, thì khả năng nới room ở ngân hàng không phải không hiện thực.
Song, động thái đáng chú ý của Vietcombank không chỉ ở phát biểu của ông Nghiêm Xuân Thành, mà còn ở việc Vietcombank đã mua thêm 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ nữa, kỳ hạn năm năm ở mức lãi suất 4,4%/năm. Lần mua 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ trước có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 4,8%/năm. Thời điểm thương lượng 1 tỉ đô la Mỹ thứ hai rơi vào lúc lãi suất huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh và Bộ Tài chính “cứng rắn” ở mức 4%/năm, trong khi Vietcombank vẫn “đòi” giữ nguyên lãi suất như lần đầu. Thống nhất được mức lãi suất cao hơn 4%/năm không dễ, bởi suy cho cùng nếu Bộ Tài chính “ép” quá, Vietcombank vẫn phải chịu.
Vietcombank cuối cùng đã tiến tới được 4,4%/năm. Trong sự quyết đoán này, hẳn không thể chỉ có yếu tố của một ngân hàng quốc doanh. Nó đã mang ít nhiều hơi hướng của một tổ chức tín dụng cổ phần niêm yết, vì lợi ích của cổ đông (không phải Nhà nước).
“Tấm gương” Vietcombank đang khích lệ một số ngân hàng khác. Có thông tin chưa được kiểm chứng Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đang xem xét mua vài trăm triệu đô la Mỹ trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ. Một quan chức cấp cao Bộ Tài chính trao đổi với TBKTSG rằng các ngân hàng bây giờ “khôn” lắm, họ tính toán chán, có lợi mới đàm phán với ngân khố quốc gia. Mua trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ an toàn quá còn gì. Ý ngầm của ông là “đừng có “dồn” ngân sách quá và đừng tưởng Bộ Tài chính không đủ sức xoay xở với tình hình bội chi”. Ông bảo hiện nay là thời điểm tốt để minh bạch hóa ngân sách, để bàn dân thiên hạ cùng rõ áp lực quá lớn của tăng lương, của chi thường xuyên, do đó việc cải cách bộ máy công chức là chuyện tất phải đến và làm mạnh mẽ.
Ngoài 2 tỉ đô la Mỹ, nói chính xác, là đã “vay” của Vietcombank, Bộ Tài chính đang chờ Quốc hội chuẩn y cho phép phát hành 3 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế. Việc phát hành không nhất thiết làm ngay một đợt. Bộ Tài chính nói đã nghiên cứu kỹ lãi suất đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, đã ấn định khoảng lãi suất Việt Nam có thể chấp nhận, đã chuẩn bị kỹ các đợt roadshow (giới thiệu) ở nước ngoài. Lần phát hành đầu tiên có thể chỉ huy động 1-1,5 tỉ đô la Mỹ. “Chúng tôi hiểu rõ cần phát hành trước khi Mỹ tăng lãi suất, trước khi giới tài chính quốc tế bắt đầu kỳ nghỉ Giáng sinh hàng năm. Thông thường vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, việc thu xếp vốn cho các dự án lớn của giới tài chính bên ngoài ít khi còn nằm trong lịch trình”, đại diện Bộ Tài chính giãi bày.
Cơ quan nắm giữ tay hòm chìa khóa ngân khố quốc gia đang chứng tỏ sự tính toán quyết liệt. Cũng tuần trước, đại diện Bộ Tài chính đã làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về thoái vốn nhà nước ở 10 doanh nghiệp. Sẽ không có chuyện bán thỏa thuận ngoài sàn cao hơn biên độ của Hose như tổng giám đốc SCIC từng đề cập khi trả lời phỏng vấn VTV. Bộ Tài chính đã chỉ đạo sẽ đấu giá công khai, chọn thời điểm thích hợp, nếu cần có thể đấu giá nhiều đợt, cho mọi đối tượng tham gia.
Trở lại với những tòa cao ốc và những khách sạn sang trọng của Sài Gòn. Trong thang máy của The Reverie, một lần, một số doanh nhân ngoại hỏi nhau về chủ đầu tư khách sạn, căn hộ và văn phòng ảo cho thuê này. Vốn nước ngoài chảy vào các tòa nhà có không? Có. Nhưng bao nhiêu phần trăm thì không ai biết. Trong dòng chảy tài chính vốn vào, vốn ra, có phần không nhỏ tiền giải ngân của ngân hàng. Đôi khi bạn cũng có thể thấy được những dòng chảy len lỏi ấy khi đứng ở các tầng cao, bỏ qua ấn tượng của sự nguy nga, lộng lẫy.
_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
Similar topics
» Bán kính nhìn xuyên màn đêm trên toàn quốc
» Sai Gon Mia vừa công bố nhưng nhiều dự án khác phải ngước nhìn
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
» Sai Gon Mia vừa công bố nhưng nhiều dự án khác phải ngước nhìn
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
» Nhìn lại những scandal của sao Việt
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết