Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1) Empty Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1)

Bài gửi by anhtran 14/11/2015, 15:17

Trong những bài viết trước đây, Smart Goal đã từng đề cập đến những chủ kinh doanh nhà hàng xuất phát là “dân tay ngang”. Họ là những người chỉ đóng vai trò thực khách, ngoài ra không có mối liên hệ nào trong ngành dịch vụ nhà hàng.


Xuất phát điểm của nhóm đối tượng này là con số 0. Nếu bạn là họ, hướng đi nào dành cho bạn để thành công trong ngành kinh doanh nhà hàng? Hãy khám phá loạt bài viết này nhé. Ở phần đầu, Smart Goal sẽ chia sẻ với bạn về câu chuyện kinh doanh nhà hàng nhờ mối quan hệ và thương hiệu cá nhân.


Khi dân “tay mơ” kinh doanh nhà hàng


Thông thường, chúng ta sẽ bắt đầu bằng ngành nghề mà bạn thực sự giỏi, am hiểu tường tận và có thể sống được bằng nghề đó. Sau đó bạn mới tính đến nghề tay trái, kinh doanh nhà hàng cũng là một trong số những nghề được lựa chọn thứ hai.


Phần lớn các các nhà hàng tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, đa số chủ đầu tư là những “dân tay ngang” chuyển nghề. Đây là lý do khiến ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam trở nên thiếu chuyên nghiệp. Bởi chủ nhà hàng thường không được đào tạo bài bản, không được tôi luyện trong môi trường áp lực, không có kinh nghiệm,…


Vậy nhưng tại sao nhà hàng của họ vẫn tồn tại? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ. Hầu hết khi mới bắt đầu, nhà hàng của bạn gần như là vô danh, và khi đó kinh doanh trước tiên là từ những mối quan hệ của chủ nhà hàng. Tuỳ chất lượng của nhà hàng mà các mối quan hệ lại rẽ nhánh và bạn lại có thêm khách hàng mới.


Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1) Kinh-doanh-nha-hang-kieu-showbiz


Đây cũng là một phương thức kinh doanh chấp nhận được, nhất là khi người Việt có văn hoá truyền miệng. Nhưng vấn đề là, khi khai thác mối quan hệ thì sự trùng lặp xảy ra rất nhiều. Ví dụ như thế này, giả sử bạn là A và người quen của bạn là B. Khi bạn mời B đến dùng bữa tại nhà hàng, B thấy ngon và giới thiệu thêm khoảng 10 người nữa. Nhưng trong số đấy có đến 8 người cũng là người quen của bạn và cũng đã dùng thử đồ. Vậy là khả năng tìm kiếm khách hàng mới của bạn bị hạn chế rất nhiều. Chưa kể đến việc mối quan hệ của bạn cũng ất nhỏ hẹp, chỉ bó gọn trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Do đó, khả năng mở rộng lượng khách hàng dường như rất khó khăn.


Bên cạnh đó, nếu có xung đột nào phát sinh thì sẽ rất khó xử cho bạn khi phải cân nhắc giữa lợi ích nhà hàng và mối quan hệ của bạn. Nếu làm mất lòng khách hàng dạng này thì khả năng cao là họ sẽ kéo theo cơ số khách hàng khác cùng ra đi. Tóm lại, việc kinh doanh nhà hàng dựa trên nền tảng quan hệ không được ổn định cho lắm.


Vấn đề là bạn muốn nhà hàng của mình chỉ dừng lại ở mức lập lờ hay là thành công rực rỡ. Nếu bạn chọn phương án thứ hai, xin mời đọc tiếp.
Khi người nổi tiếng cũng kinh doanh nhà hàng


Bạn thử nhẩm tính xem, có bao nhiêu người nổi tiếng kinh doanh? Phần lớn các nghệ sĩ đều kinh doanh sau khi đã thành danh. Từ Đàm Vĩnh Hưng hay đến những cô hotgirl mới nổi. Có người bảo họ thừa tiền, rỗi việc, nhưng chúng tôi thì lại nhận thấy họ có trí làm giàu, biết cách toan tính.


Hãy nhìn vào sự thật, dù họ chẳng mấy khi xuất hiện để điều hành, hay có khi chất lượng đồ ăn những nhà hàng của người nổi tiếng cũng chẳng đặc sắc, nhưng quán ăn của họ vẫn đông khách. Nguyên nhân nằm ở việc họ kinh doanh nhà hàng bằng chính danh tiếng, thương hiệu cá nhân của mình.


Khi bạn nổi tiếng, bạn giàu có, đúng vậy. Nhưng hơn thế, bạn còn sở hữu sự ngưỡng mộ, một hình thức giá trị khó có thể đong đếm bằng tiền. Người ta vẫn nói vẻ đẹp của người thiếu nữ không nằm trên đôi má hồng mà ở trong mắt của kẻ si tình. Điều này không sai, nếu dành được thiện cảm của công chúng thì dù bạn kinh doanh nhà hàng hay làm gì đều nhận được sự ủng hộ.


Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1) Kinh-doanh-nha-hang-kieu-showbiz_smartgoal


Bên cạnh đó, khi nổi tiếng, mức độ tin cậy ở bạn gia tăng và bạn sẽ nhận được nhiều lời mời hợp tác, khả năng tiếp cận với các nguồn hỗ trợ cũng tăng theo, các cơ hội sẽ tự đến với bạn. Có thể đối tác không quan tâm đến năng lực hay điều kiện tài chính của bạn, nhưng việc có được bạn trong danh sách cổ đông đã là một phương thức truyền thông vô cùng hiệu quả và tiết kiệm.


Đây là lý do những người nổi tiếng rất dễ thành công với sự nghiệp thứ hai, nghề tay trái của mình. Bạn có thể điểm danh nhà hàng Vua biển của Đàm Vĩnh Hưng, Crab Snack của Tăng Thanh Hà, Linh Nga mở nhà hàng mang tên Gạo, … tất cả đều rất thành công, mà phần nhiều sự đắt khách đến từ sự nổi tiếng của chủ nhân nhà hàng.
Giải pháp từ sự khác biệt


Cùng chọn kinh doanh nhà hàng là nghề tay trái, cùng khai thác mối quan hệ nhưng khác biệt lại lớn đến vậy. Vấn đề là ở chỉ số NQ (Networking quotient), đây là chỉ số quan hệ xã hội. Và những người nổi tiếng hơn bạn ở điểm này, chắc chắn rồi.


Quay lại phân tích về những chủ nhà hàng “tay mơ”. Nhược điểm của họ chúng ta đã cùng nhắc đến ở phần đầu. Nhưng điều này có thể khoả lấp bằng cách thuê quản lý nhà hàng có kinh nghiệm, tham gia các khoá học quản lý nhà hàng ngắn hạn. Nhưng lợi thế mà họ có được là cơ hội phát triền mối quan hệ và khả năng thành danh trong lĩnh vực chính.


Đầu tiên, hãy xây dựng cho một thương hiệu cá nhân thành công. Cụ thể như sau, nếu bạn là một người thiết kế game, hãy làm được như Nguyễn Hà Đông; nếu bạn là kiến trúc sư hãy nổi tiếng như Nguyễn Trọng Nghĩa,… Tóm lại, bạn có thể làm bất cứ điều gì để được ghi danh, miễn sao khi nhắc đến lĩnh vực đó tên của bạn được biết đến nhiều nhất hoặc không thì cũng thuộc hàng top.


Đến khi bạn chuyển hướng kinh doanh nhà hàng, dù bạn có đảm nhiệm vị trí nào: chủ nhà hàng hay quản lý nhà hàng ăn uống,… thì cũng nhận được sự chú ý và quan tâm của công chúng. Là người nổi tiếng trong một lĩnh vực bất kì, như vậy cũng đủ để lượng khách hàng của bạn mở rộng hơn rất nhiều.


Kinh doanh nhà hàng kiểu showbiz (P1) Kinh-doanh-nha-hang-kieu-showbiz_smartgoal1


Tiếp theo, dành cho những chủ kinh doanh nhà hàng không thể đạt được thành tích trên. Hãy cố gắng mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đơn giản nhất, bạn muốn nhắm đến đối tượng khách hàng nào, hãy tham gia vào những hội nhóm tập trung các thành phần đó. Không chỉ mở rộng được các mối quan hệ, mà bạn còn có cơ hội phân tích khách hàng, tiếp cận và hiểu rõ hành vi của họ.


Thật ra cách làm này tự thân giới nghệ sĩ cũng như vậy, dù có thành danh hay chưa, họ cũng cố gắng tiếp xúc với những đối tượng hoạt động cùng hoặc khác lĩnh vực. Nhìn kĩ lại thì không có một nghệ sĩ nào lại không quen biết ai đúng không. Việc duy trì các mối quan hệ này cũng sẽ giúp nâng cao và củng cố uy tín của bạn. Đến đấy thì quay lại mệnh đề chúng ta đã nhắc đến ở phần hai.


Kết lại, nếu việc kinh doanh nhà hàng của bạn gặp bất lợi về nhiều yếu tố, hãy bù đắp chúng bằng việc đầu tư cho các quan hệ xã hội. Để thành công trong ngành dịch vụ này, ngoài việc học cách kinh doanh nhà hàng, học cách quản lý nhà hàng tốt, bạn còn cần phải học cách phát triển mối quan hệ cá nhân.
avatar
anhtran
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 95
Điểm : 3717
Like : 0
Tham gia : 05/07/2015

http://399best.com/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết