Bí quyết để học thuộc từ vựng tiếng anh hiệu quả nhất
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Bí quyết để học thuộc từ vựng tiếng anh hiệu quả nhất
Học 4000 từ vựng siêu nhanh, nhớ lâu và hiệu quả bằng "Phương pháp âm thanh tương tự"
Các bạn đã thử nhiều cách để có thể học được thật nhiều từ mới như: học những từ có liên quan với nhau, học những từ mà bạn thấy hứng thú, dùng từ điển có hình ảnh minh họa, xem video, dùng flashcard, đọc đi đọc lại hàng trăm lần một từ vựng để ghi nhớ, hay thậm chí làm hàng trăm bài test để nhớ từ vựng nhưng dường như chúng đều không thực sự hiệu quả và mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có rất nhiều lần các bạn cảm thấy bực bội vì một từ vựng mình vừa mới học, hay gặp đi gặp lại rất nhiều lần rồi mà khi gặp lại trong bài test thì lại không thể nhớ ra nghĩa của từ hoặc phải mất một lát mới nhớ ra mà không thể bật ra luôn được như kiểu phản xạ.
Lí do của việc học không hiệu quả là do các cách làm trên đều chưa đúng với các nguyên tắc hoạt động của bộ não mà ít người biết đến, và số người biết đến nhưng chưa biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo lại càng ít hơn. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách vận dụng sức mạnh của não bộ để có thể học thuộc một từ mới chỉ với 2-3 lần ôn tập lại, mỗi lần chỉ đọc 5-10 lần và nhớ nhiều tháng liền sau đó mà tốn rất ít công sức. Bạn có thể học thuộc được hết 3000 từ vựng thông dụng nhất của oxford (đủ để hiểu 95% tất cả nội dung tiếng anh trong hầu hết hoàn cảnh thông thường) và 1000 từ vựng nâng cao khác đủ để vượt qua các kì thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC, học tieng anh giao tiep hiệu quả
1) Não bộ ghi nhớ thông tin mới như thế nào
Một cách dễ dàng, chúng ta hãy hình dung vùng ghi nhớ thông tin của bộ não giống như một chiếc máy tính khổng lồ với hàng triệu triệu file, mỗi file lưu trữ một mẩu thông tin chúng ta có được từ nhỏ tới lớn, qua cuộc sống hàng ngày, qua những gì ta trải nghiệm như cảm xúc đau, ghét, vui,… ; màu sắc của một đồ vật xanh, xám, đỏ…; hay hình ảnh, hình dạng của đồ vật, cây cối, con người,…
Để ghi nhớ một từ mới chưa có trong bộ não, ví dụ như từ advertisement (danh từ) = quảng cáo, bộ não sẽ tạo mối liên kết từ những thông tin đã có sẵn trong bộ não là:
- mặt chữ: các chữ cái tạo nên từ advertisement và cách sắp xếp chúng để tạo ra từ đó
- mặt âm thanh: cách phát âm của từ advertisement
- mặt nghĩa tiếng việt: nghĩa của từ advertisement là “quảng cáo”
Để rồi tạo nên một từ vựng hoàn chỉnh trong bộ não. Tuy nhiên, vì có hàng triệu triệu file nằm lung tung lẫn nhau trong bộ não, nên 3 file thông tin ở trên cũng nằm cách xa nhau, và lẫn nhau trong hàng triệu triệu file đó, giữa đường liên kết giữa 3 file trên là hàng triệu file khác. Vậy nên, liên kết đó cực kì yếu và rất dễ bị bẻ gãy.
Khi liên kết bị gãy, thì ta quên luôn từ vựng đó. Đó là lí do tại sao chỉ đọc từ vựng một vài lần thì chỉ vài phút sau là quên ngay, nên chúng ta cần đọc đi đọc lại một từ mới hàng trăm lần để ghi nhớ từ đó theo nguyên tắc ghi nhớ thông tin bằng cách lặp lại.
2) Ưu và nhược điểm của các cách học từ vựng mới chúng ta đang dùng
- Đọc đi đọc lại hàng trăm lần, và làm rất nhiều bài test để nhớ từ vựng: Như trên giải thích là bộ não tạo một sợi dây liên kết giữa 3 file trên để ghi nhớ từ advertisement. Và chúng ta cũng nghe nhiều đến cụm từ “bộ não ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại”. Nguyên lý của cách đọc là mỗi lần chúng ta học lại một lần từ advertisement, mối liên kết giữa 3 file đó lại chắc hơn một chút. Sau hàng trăm, hàng nghìn lần học thì bộ sợi dây liên kết đã đủ chắc để chúng ta nhớ mãi về sau.
Nhược điểm của cách này: Tốn nhiều thời gian và công sức, nhất là rất dễ khiến ta nản chí (nản chí là lí do chính khiến ta không giỏi tiếng anh chứ không phải là do ta không có năng khiếu). Ví dụ mỗi lần học lại chúng ta mất 1 phút cho một từ, thì hàng vài trăm lần học lại đã tốn hàng vài trăm phút/1 từ rồi. Chưa kể việc phải học đi học lại quá nhiều lần dễ khiến ta nản lòng vì học mãi không thuộc, rồi sau đó bỏ cuộc và tự nghĩ ra các lí do để bào chữa cho bản thân đỡ cảm thấy tội lỗi như là:”do mình không có năng khiếu nên học mãi mới không giỏi như người ta” hoặc “học tiếng anh rất khó, nên chắc mình không học được đâu”
- Cách dùng flashcard: Flashcard là một tờ giấy nhỏ nhỏ, xinh xinh, mặt trước thì ghi từ vựng, mặt sau thì ghi nghĩa của từ, hoặc tốt hơn một chút thì có thêm hình ảnh minh họa cho dễ nhớ
Phương pháp này vẫn giống cách đọc đi đọc lại hàng trăm lần như trên, nhưng có cải tiến hơn một chút là thay vì cầm cuốn sổ dày cộp ghi hàng ngàn từ vựng thì chúng ta chỉ cầm vài chục tờ flashcard cho mỗi lần học cho tiện, và lúc nào cũng có thể mang theo bên mình.
3) Vậy "phương pháp âm thanh tương tự” để học được 4000 từ vựng một cách dễ dàng, nhanh, hiệu quả, và nhớ lâu là gì?
Mình biết, đây chính là phần các bạn muốn biết nhất. Đây là bí quyết đã được rất nhiều anh chị cao thủ về tiếng anh sử dụng và cũng đạt được kết quả tuyệt vời, tuy nhiên cách này đòi hỏi các bạn phải có một chút sáng tạo thì mới thực hiện được. Tuy nhiên không có nghĩa là không làm được.
Bí kíp này chính là chúng ta tìm cách việt hóa từ vựng sang cụm từ tiếng việt gần giống với cách phát âm hoặc mặt chữ của từ vựng đó, và có thêm hình minh họa. Ví dụ như là:
- Appetizing (phát âm: /'æpitaiziɳ/ ) = ngon lành => apple tái ninh ==> món apple (apple = táo) nấu tái ninh thì hiển nhiên là ngon lành rồi.
- Stimulate (phát âm: /'stimjuleit/ )= kích thích, làm cho trở nên hoạt động hơn => sợ tim mau chết ==> khi hồi sức cấp cứu,các bác sĩ ấn vào lồng ngực nạn nhân để kích thích tim hoạt động mạnh hơn trở lại.
- Afford (phát âm: /ə'fɔ:d/) = đủ khả năng, đủ điều kiện chi trả => a ford ==> bạn có đủ tiền mua một chiếc ô tô ford ( = a ford)
Sau nhiều lần đọc thì bộ não sẽ tạo ra được kết nối logic giữa từ và hình ảnh minh họa, nên bộ não sẽ ghi nhớ rất nhanh và gán hình ảnh minh họa đó với từ vựng. Lần sau gặp lại từ vựng đó, bộ não sẽ tự động phản xạ và hiện ra hình ảnh minh họa, giúp bạn hiểu luôn nghĩa của từ, chứ không như cách học cũ là bạn sẽ dịch ra nghĩa tiếng việt của từ rồi sau đó mới hiểu được. Khi đó tiếng anh của bạn sẽ là tiếng anh phản xạ. (Nên hiểu rằng não bộ của chúng ta ghi nhớ hình ảnh hiệu quả hơn rất nhiều lần ghi nhớ chữ viết).
Chúc các bạn thành công với cách học hiệu quả này.
Xem thêm bài viết những lỗi phát âm tiếng anh cơ bản tại blog Học tiếng anh giao tiếp tại Hà Nội
Các bạn đã thử nhiều cách để có thể học được thật nhiều từ mới như: học những từ có liên quan với nhau, học những từ mà bạn thấy hứng thú, dùng từ điển có hình ảnh minh họa, xem video, dùng flashcard, đọc đi đọc lại hàng trăm lần một từ vựng để ghi nhớ, hay thậm chí làm hàng trăm bài test để nhớ từ vựng nhưng dường như chúng đều không thực sự hiệu quả và mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có rất nhiều lần các bạn cảm thấy bực bội vì một từ vựng mình vừa mới học, hay gặp đi gặp lại rất nhiều lần rồi mà khi gặp lại trong bài test thì lại không thể nhớ ra nghĩa của từ hoặc phải mất một lát mới nhớ ra mà không thể bật ra luôn được như kiểu phản xạ.
Lí do của việc học không hiệu quả là do các cách làm trên đều chưa đúng với các nguyên tắc hoạt động của bộ não mà ít người biết đến, và số người biết đến nhưng chưa biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo lại càng ít hơn. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách vận dụng sức mạnh của não bộ để có thể học thuộc một từ mới chỉ với 2-3 lần ôn tập lại, mỗi lần chỉ đọc 5-10 lần và nhớ nhiều tháng liền sau đó mà tốn rất ít công sức. Bạn có thể học thuộc được hết 3000 từ vựng thông dụng nhất của oxford (đủ để hiểu 95% tất cả nội dung tiếng anh trong hầu hết hoàn cảnh thông thường) và 1000 từ vựng nâng cao khác đủ để vượt qua các kì thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC, học tieng anh giao tiep hiệu quả
1) Não bộ ghi nhớ thông tin mới như thế nào
Một cách dễ dàng, chúng ta hãy hình dung vùng ghi nhớ thông tin của bộ não giống như một chiếc máy tính khổng lồ với hàng triệu triệu file, mỗi file lưu trữ một mẩu thông tin chúng ta có được từ nhỏ tới lớn, qua cuộc sống hàng ngày, qua những gì ta trải nghiệm như cảm xúc đau, ghét, vui,… ; màu sắc của một đồ vật xanh, xám, đỏ…; hay hình ảnh, hình dạng của đồ vật, cây cối, con người,…
Để ghi nhớ một từ mới chưa có trong bộ não, ví dụ như từ advertisement (danh từ) = quảng cáo, bộ não sẽ tạo mối liên kết từ những thông tin đã có sẵn trong bộ não là:
- mặt chữ: các chữ cái tạo nên từ advertisement và cách sắp xếp chúng để tạo ra từ đó
- mặt âm thanh: cách phát âm của từ advertisement
- mặt nghĩa tiếng việt: nghĩa của từ advertisement là “quảng cáo”
Để rồi tạo nên một từ vựng hoàn chỉnh trong bộ não. Tuy nhiên, vì có hàng triệu triệu file nằm lung tung lẫn nhau trong bộ não, nên 3 file thông tin ở trên cũng nằm cách xa nhau, và lẫn nhau trong hàng triệu triệu file đó, giữa đường liên kết giữa 3 file trên là hàng triệu file khác. Vậy nên, liên kết đó cực kì yếu và rất dễ bị bẻ gãy.
Khi liên kết bị gãy, thì ta quên luôn từ vựng đó. Đó là lí do tại sao chỉ đọc từ vựng một vài lần thì chỉ vài phút sau là quên ngay, nên chúng ta cần đọc đi đọc lại một từ mới hàng trăm lần để ghi nhớ từ đó theo nguyên tắc ghi nhớ thông tin bằng cách lặp lại.
2) Ưu và nhược điểm của các cách học từ vựng mới chúng ta đang dùng
- Đọc đi đọc lại hàng trăm lần, và làm rất nhiều bài test để nhớ từ vựng: Như trên giải thích là bộ não tạo một sợi dây liên kết giữa 3 file trên để ghi nhớ từ advertisement. Và chúng ta cũng nghe nhiều đến cụm từ “bộ não ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại”. Nguyên lý của cách đọc là mỗi lần chúng ta học lại một lần từ advertisement, mối liên kết giữa 3 file đó lại chắc hơn một chút. Sau hàng trăm, hàng nghìn lần học thì bộ sợi dây liên kết đã đủ chắc để chúng ta nhớ mãi về sau.
Nhược điểm của cách này: Tốn nhiều thời gian và công sức, nhất là rất dễ khiến ta nản chí (nản chí là lí do chính khiến ta không giỏi tiếng anh chứ không phải là do ta không có năng khiếu). Ví dụ mỗi lần học lại chúng ta mất 1 phút cho một từ, thì hàng vài trăm lần học lại đã tốn hàng vài trăm phút/1 từ rồi. Chưa kể việc phải học đi học lại quá nhiều lần dễ khiến ta nản lòng vì học mãi không thuộc, rồi sau đó bỏ cuộc và tự nghĩ ra các lí do để bào chữa cho bản thân đỡ cảm thấy tội lỗi như là:”do mình không có năng khiếu nên học mãi mới không giỏi như người ta” hoặc “học tiếng anh rất khó, nên chắc mình không học được đâu”
- Cách dùng flashcard: Flashcard là một tờ giấy nhỏ nhỏ, xinh xinh, mặt trước thì ghi từ vựng, mặt sau thì ghi nghĩa của từ, hoặc tốt hơn một chút thì có thêm hình ảnh minh họa cho dễ nhớ
Phương pháp này vẫn giống cách đọc đi đọc lại hàng trăm lần như trên, nhưng có cải tiến hơn một chút là thay vì cầm cuốn sổ dày cộp ghi hàng ngàn từ vựng thì chúng ta chỉ cầm vài chục tờ flashcard cho mỗi lần học cho tiện, và lúc nào cũng có thể mang theo bên mình.
3) Vậy "phương pháp âm thanh tương tự” để học được 4000 từ vựng một cách dễ dàng, nhanh, hiệu quả, và nhớ lâu là gì?
Mình biết, đây chính là phần các bạn muốn biết nhất. Đây là bí quyết đã được rất nhiều anh chị cao thủ về tiếng anh sử dụng và cũng đạt được kết quả tuyệt vời, tuy nhiên cách này đòi hỏi các bạn phải có một chút sáng tạo thì mới thực hiện được. Tuy nhiên không có nghĩa là không làm được.
Bí kíp này chính là chúng ta tìm cách việt hóa từ vựng sang cụm từ tiếng việt gần giống với cách phát âm hoặc mặt chữ của từ vựng đó, và có thêm hình minh họa. Ví dụ như là:
- Appetizing (phát âm: /'æpitaiziɳ/ ) = ngon lành => apple tái ninh ==> món apple (apple = táo) nấu tái ninh thì hiển nhiên là ngon lành rồi.
- Stimulate (phát âm: /'stimjuleit/ )= kích thích, làm cho trở nên hoạt động hơn => sợ tim mau chết ==> khi hồi sức cấp cứu,các bác sĩ ấn vào lồng ngực nạn nhân để kích thích tim hoạt động mạnh hơn trở lại.
- Afford (phát âm: /ə'fɔ:d/) = đủ khả năng, đủ điều kiện chi trả => a ford ==> bạn có đủ tiền mua một chiếc ô tô ford ( = a ford)
Sau nhiều lần đọc thì bộ não sẽ tạo ra được kết nối logic giữa từ và hình ảnh minh họa, nên bộ não sẽ ghi nhớ rất nhanh và gán hình ảnh minh họa đó với từ vựng. Lần sau gặp lại từ vựng đó, bộ não sẽ tự động phản xạ và hiện ra hình ảnh minh họa, giúp bạn hiểu luôn nghĩa của từ, chứ không như cách học cũ là bạn sẽ dịch ra nghĩa tiếng việt của từ rồi sau đó mới hiểu được. Khi đó tiếng anh của bạn sẽ là tiếng anh phản xạ. (Nên hiểu rằng não bộ của chúng ta ghi nhớ hình ảnh hiệu quả hơn rất nhiều lần ghi nhớ chữ viết).
Chúc các bạn thành công với cách học hiệu quả này.
Xem thêm bài viết những lỗi phát âm tiếng anh cơ bản tại blog Học tiếng anh giao tiếp tại Hà Nội
Similar topics
» Bí quyết học từ vựng tiếng Anh siêu hiệu quả
» BÍ QUYẾT HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT
» Thuốc mọc râu nào hiệu quả nhất với vùng da ở dưới râu ?
» Các cách học tư vựng tiếng anh cơ bản hiệu quả nhất
» Cách học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả
» BÍ QUYẾT HỌC THUỘC BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT
» Thuốc mọc râu nào hiệu quả nhất với vùng da ở dưới râu ?
» Các cách học tư vựng tiếng anh cơ bản hiệu quả nhất
» Cách học từ vựng tiếng Nhật hiệu quả
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết