Max Mullen và bài toán giao hàng nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Max Mullen và bài toán giao hàng nhanh
Chọn lựa hoa quả cũng là cả một nghệ thuật – đó là một trong rất nhiều những bài học mà anh chàng Max Mullen 29 tuổi đã học được trong quá trình ra mắt dịch vụ cung cấp thực phẩm trực tuyến Instacart của mình.
Mullen kể lại: “Lúc đầu, ai cũng nói rằng làm như tôi chẳng ăn thua gì đâu.” Bản thân anh cũng biết một số công ty khởi nghiệp đã thử nhưng vẫn không đưa ra được những phương tiện hiệu quả để giao hàng nhanh thực phẩm tới tay người tiêu dùng. “Nhưng ai cũng phải mua thực phẩm thường xuyên, vì thế đây là một vấn đề đáng để giải quyết.”
Và Mullen, người từng theo học chuyên ngành doanh nghiệp ở Trường Đại học Nam California, Los Angeles, bắt đầu suy nghĩ lại về những mô hình trước đó. Năm 2012, anh cùng với Brandon Leonardo, 29 tuổi, và Apoorva Mehta, 28 tuổi, ra mắt Instacart tại San Francisco.
Không như các dịch vụ khác, vốn tích trữ thực phẩm trong các nhà kho và sử dụng các đội xe để giao hàng, Instacart dựa vào sự cộng tác với các cửa hàng thực phẩm trong vùng và một đội ngũ cộng tác viên độc lập gồm khoảng 7.000 người – những người này sẽ đi mua thực phẩm và giao hàng trong chưa đầy 1 tiếng. Công ty này cho biết, có lần một khách hàng vừa đặt yêu cầu thì 12 phút sau hàng đã đến nơi. “Ngoài pizza thì chưa mặt hàng nào được giao với thời gian nhanh như vậy cả,” Mullen tự hào nói.
Vì không cần vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nên Instacart phát triển nhanh chóng về quy mô: từ 3 khu vực nội thành ban đầu, tới năm 2014 họ đã mở rộng phạm vi hoạt động tới 15 khu vực nội thành lớn, bao gồm Chicago; Boston; Washington, D.C.; và Portland, Ore. Năm 2014, doanh thu của công ty là trên 100 triệu USD – tức tăng 10 lần so với năm 2013 – và Mullen cho biết dịch vụ này đang sinh lãi ở nhiều thị trường (anh không cho biết con số cụ thể). Anh nói: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng khách hàng muốn có dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp.”
Sức phát triển ấn tượng này đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tháng 1 năm nay, trong vòng gọi vốn Series C do hãng đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins Caufield & Byers dẫn đầu, Instacart thu được 220 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào Instacart lên 275 triệu USD. Công ty khởi nghiệp này được định giá ở mức 2 tỉ USD.
“Vậy là chúng tôi đã chứng tỏ được với tất cả mọi người rằng họ đã sai,” Mullen nói.
Nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng. Khi Instacart mới thành lập, phần mềm của họ không thể dự đoán được lượng cung và cầu, nên nhân viên toàn công ty thường xuyên phải đi tới các cửa hàng thực phẩm xung quanh San Francisco để thu gom, đóng gói và triển khai dịch vụ giao hàng nhanh. Mullen nhớ lại: “Chúng tôi bị “chìm” trong cácđơn đặt hàng và phải rất cố gắng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.”
Hiện nay Instacart đang sử dụng phần mềm độc quyền, có thể dự đoán khả năng thực hiện đơn hàng và ước lượng thời gian giao hàng dựa vào phương thức máy học (machine learning) và khoa học dữ liệu. Nhờ cách làm ứng dụng công nghệ cao để giải quyết một công việc thường nhật là mua sắm thực phẩm, công ty khởi nghiệp non trẻ này đã thiết lập được mối quan hệ với trên 65 nhà bán lẻ tại Mỹ - đa phần trong đó đều là những mối quan hệ độc quyền.
Ban đầu, các đại lý bán lẻ thực phẩm ngại ngần không muốn để bên thứ ba tham gia vào việc mua sắm và phân phát hàng; nhưng tới giờ họ đã bắt đầu nhận ra những lợi ích của nó. (Nghiên cứu của Instacart cho thấy người mua hàng dành thời gian mua sắm ở trên mạng nhiều gấp 2,5 lần so với thời gian họ bỏ ra ở các cửa hàng). Mullen nói: “Chúng tôi tập trung vào công nghệ để các nhà bán lẻ có thể tập trung vào mặt hàng.”
Trong mối quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ, Instacart phụ trách việc bán hàng online và giao hàng; đổi lại, các nhà bán lẻ sẽ chiết khấu phần trăm cho Instacart trên tổng doanh số bán. Ngoài ra, Instacart cũng có thêm nguồn thu nhập từ các khoản phí dịch vụ giao hàng áp dụng với khách hàng.
Tháng 4 năm nay, Instacart bổ sung thêm chuỗi bán lẻ phụ kiện và thực phẩm cho vật nuôi Petco vào danh sách đối tác của mình. Vậy là giờ đây những người nuôi thú cưng có thể đặt mua các mặt hàng, từ đồ ăn cho chó, tới đồ chơi và dây xích qua Instacart. Mullen chưa chia sẻ thông tin chi tiết về những đối tác khác của mình ngoài lĩnh vực thực phẩm, song anh cho hay đây cũng là một chiến lược thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của công ty.
Anh nói: “Lúc mới khởi nghiệp, chúng tôi biết rằng nếu có thể giao một que kem vốn dễ bị chảy nước trong vòng một giờ đồng hồ thì chúng tôi có thể giao được bất kỳ thứ gì. Chúng tôi đang dần dần chuyển sang các mặt hàng khác. Mọi người nghĩ rằng Instacart là một hãng dịch vụ chuyên giao đồ thực phẩm, nhưng chúng tôi thì lại có những ý nghĩ khác to lớn hơn về bản thân mình.”
Mullen kể lại: “Lúc đầu, ai cũng nói rằng làm như tôi chẳng ăn thua gì đâu.” Bản thân anh cũng biết một số công ty khởi nghiệp đã thử nhưng vẫn không đưa ra được những phương tiện hiệu quả để giao hàng nhanh thực phẩm tới tay người tiêu dùng. “Nhưng ai cũng phải mua thực phẩm thường xuyên, vì thế đây là một vấn đề đáng để giải quyết.”
Và Mullen, người từng theo học chuyên ngành doanh nghiệp ở Trường Đại học Nam California, Los Angeles, bắt đầu suy nghĩ lại về những mô hình trước đó. Năm 2012, anh cùng với Brandon Leonardo, 29 tuổi, và Apoorva Mehta, 28 tuổi, ra mắt Instacart tại San Francisco.
Không như các dịch vụ khác, vốn tích trữ thực phẩm trong các nhà kho và sử dụng các đội xe để giao hàng, Instacart dựa vào sự cộng tác với các cửa hàng thực phẩm trong vùng và một đội ngũ cộng tác viên độc lập gồm khoảng 7.000 người – những người này sẽ đi mua thực phẩm và giao hàng trong chưa đầy 1 tiếng. Công ty này cho biết, có lần một khách hàng vừa đặt yêu cầu thì 12 phút sau hàng đã đến nơi. “Ngoài pizza thì chưa mặt hàng nào được giao với thời gian nhanh như vậy cả,” Mullen tự hào nói.
Vì không cần vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nên Instacart phát triển nhanh chóng về quy mô: từ 3 khu vực nội thành ban đầu, tới năm 2014 họ đã mở rộng phạm vi hoạt động tới 15 khu vực nội thành lớn, bao gồm Chicago; Boston; Washington, D.C.; và Portland, Ore. Năm 2014, doanh thu của công ty là trên 100 triệu USD – tức tăng 10 lần so với năm 2013 – và Mullen cho biết dịch vụ này đang sinh lãi ở nhiều thị trường (anh không cho biết con số cụ thể). Anh nói: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng khách hàng muốn có dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp.”
Sức phát triển ấn tượng này đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tháng 1 năm nay, trong vòng gọi vốn Series C do hãng đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins Caufield & Byers dẫn đầu, Instacart thu được 220 triệu USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào Instacart lên 275 triệu USD. Công ty khởi nghiệp này được định giá ở mức 2 tỉ USD.
“Vậy là chúng tôi đã chứng tỏ được với tất cả mọi người rằng họ đã sai,” Mullen nói.
Nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng. Khi Instacart mới thành lập, phần mềm của họ không thể dự đoán được lượng cung và cầu, nên nhân viên toàn công ty thường xuyên phải đi tới các cửa hàng thực phẩm xung quanh San Francisco để thu gom, đóng gói và triển khai dịch vụ giao hàng nhanh. Mullen nhớ lại: “Chúng tôi bị “chìm” trong cácđơn đặt hàng và phải rất cố gắng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.”
Hiện nay Instacart đang sử dụng phần mềm độc quyền, có thể dự đoán khả năng thực hiện đơn hàng và ước lượng thời gian giao hàng dựa vào phương thức máy học (machine learning) và khoa học dữ liệu. Nhờ cách làm ứng dụng công nghệ cao để giải quyết một công việc thường nhật là mua sắm thực phẩm, công ty khởi nghiệp non trẻ này đã thiết lập được mối quan hệ với trên 65 nhà bán lẻ tại Mỹ - đa phần trong đó đều là những mối quan hệ độc quyền.
Ban đầu, các đại lý bán lẻ thực phẩm ngại ngần không muốn để bên thứ ba tham gia vào việc mua sắm và phân phát hàng; nhưng tới giờ họ đã bắt đầu nhận ra những lợi ích của nó. (Nghiên cứu của Instacart cho thấy người mua hàng dành thời gian mua sắm ở trên mạng nhiều gấp 2,5 lần so với thời gian họ bỏ ra ở các cửa hàng). Mullen nói: “Chúng tôi tập trung vào công nghệ để các nhà bán lẻ có thể tập trung vào mặt hàng.”
Trong mối quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ, Instacart phụ trách việc bán hàng online và giao hàng; đổi lại, các nhà bán lẻ sẽ chiết khấu phần trăm cho Instacart trên tổng doanh số bán. Ngoài ra, Instacart cũng có thêm nguồn thu nhập từ các khoản phí dịch vụ giao hàng áp dụng với khách hàng.
Tháng 4 năm nay, Instacart bổ sung thêm chuỗi bán lẻ phụ kiện và thực phẩm cho vật nuôi Petco vào danh sách đối tác của mình. Vậy là giờ đây những người nuôi thú cưng có thể đặt mua các mặt hàng, từ đồ ăn cho chó, tới đồ chơi và dây xích qua Instacart. Mullen chưa chia sẻ thông tin chi tiết về những đối tác khác của mình ngoài lĩnh vực thực phẩm, song anh cho hay đây cũng là một chiến lược thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của công ty.
Anh nói: “Lúc mới khởi nghiệp, chúng tôi biết rằng nếu có thể giao một que kem vốn dễ bị chảy nước trong vòng một giờ đồng hồ thì chúng tôi có thể giao được bất kỳ thứ gì. Chúng tôi đang dần dần chuyển sang các mặt hàng khác. Mọi người nghĩ rằng Instacart là một hãng dịch vụ chuyên giao đồ thực phẩm, nhưng chúng tôi thì lại có những ý nghĩ khác to lớn hơn về bản thân mình.”
_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
Similar topics
» [Familylove.vn] Túi đựng sữa mẹ. Giao hàng toàn quốc, thanh toán không nhận hàng.
» Gửi hàng đi canada giao tận nhà giá rẻ,CHuyển fát nhanh đi Pháp giao tận nhà
» dịch vụ ưu việc chuyển phát nhanh cod & lý do buộc phải chọn giao hàng nhanh thu hộ
» Giaohangtot.vn Dịch vụ giao hàng nhanh nội thành Hà Nội. Ứng trước 100% tiền hàng
» Liên quan cộng hưởng giữa giao hàng nhanh và địa chỉ bán hàng online
» Gửi hàng đi canada giao tận nhà giá rẻ,CHuyển fát nhanh đi Pháp giao tận nhà
» dịch vụ ưu việc chuyển phát nhanh cod & lý do buộc phải chọn giao hàng nhanh thu hộ
» Giaohangtot.vn Dịch vụ giao hàng nhanh nội thành Hà Nội. Ứng trước 100% tiền hàng
» Liên quan cộng hưởng giữa giao hàng nhanh và địa chỉ bán hàng online
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết