Những bước chuẩn bị khi chuẩn bị xây nhà

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Những bước chuẩn bị khi chuẩn bị xây nhà Empty Những bước chuẩn bị khi chuẩn bị xây nhà

Bài gửi by huynhtran 28/10/2015, 17:19

Xây nhà là một kế hoạch hệ trọng trong cuộc đời mỗi người mà không phải ai cũng làm tốt kế hoạch đó một cách trọn vẹn. Xoay quanh đó là những lo lắng, băn khoăn. Và luôn đặt ra những câu hỏi “làm thế nào để xây một ngôi nhà đẹp mà tiết kiệm tối đa chi phí?” hay “với một khoản đầu tư như vậy làm thế nào để có một căn nhà tiện nghi”.


 Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nếu chúng ta không định hình rõ ngay từ ban đầu thì kế hoạch “lớn lao” ấy không thể thực hiện một cách sun sẻ.
     Bài viết này chúng tôi muốn truyền tải những thông tin, kinh nghiệm thực tế nhất đến bạn đọc.Chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết từ những bước đầu tiên quan trọng nhất.
Những bước chuẩn bị khi chuẩn bị xây nhà Biet-thu-du-an-175

1. Hoạch định tài chính

Đây được xem là bước đầu tiên quan trọng nhất để trong quá trình thực hiện kế hoạch chúng ta không bị phát sinh những vấn đề ngoài khả năng tài chính. Trước tiên hãy xác định rõ mức tài chính của gia đình để đưa ra phương hướng cho những bước tiếp theo. Tổng hợp lại toàn bộ nguồn tài chính mà mình có với một con số chính xác hoặc dư ra nếu có thể và nắm chắc số tiền bạn có trong tay. Không ước lượng bằng cảm tính. Khi đã thống nhất được tài chính của mình thì những việc làm tiếp theo sẽ là giải pháp để trả lời câu hỏi “ ít tiền những vấn đề có thể xây nhà đẹp?”
Trong chi phí tài chính đầu tư có: Chi phí xây dựng cơ bản và chi phí trang trí nội thất.
Chi phí xây dựng cơ bản hay còn gọi là chi phí xây thô để hoàn thiện phần khung nhà kiên cố và có thể đã bao gồm ốp lát, trần thạch cao, sơn … Bạn có thể tính theo cách nhân chi phí vật tư với mét vuông sàn xây dựng bằng khả năng tìm hiểu của mình. Nhưng tốt hơn hết bạn nên tìm một người tư vấn bên lĩnh vực xây dựng để biết một cách chính xác chi phí cần đầu tư.
Chi phí trang trí nội thất trước mắt bạn nên hoạch tính những thiết bị cần thiết trước như: thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp, bàn ghế cho phòng khách, giường tủ cho các phòng ngủ… Và sau đó mới đến các thiết bị trang trí. Như vậy bạn sẽ có một hệ thống đầu tư hợp lý nhất.
Phương án tài chính: Khi bạn đã hệ thống lại hết tài chính của mình đang có nhưng chưa đủ cho dự trù chi phí xây dựng thì bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây dựng. Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp, hoặc thế chấp chính căn nhà đó. Nếu bạn đang xây nhà với mục đích kinh doanh thì bạn hoàn toàn nên chọn phương án này, bạn có thể thu lãi nhiều hơn số lãi mà bạn vay.

2. Tìm hiểu về pháp lý

Vấn đề pháp lý ở đây liên quan đến quyền sở hữu tức là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Bạn nên kiểm tra lại hiện trạng pháp lý của khu đất chuẩn bị xây dựng để tránh được những rắc rối khi xin giấy phép xây dựng. Nếu có những rắc rối có thể giải quyết ổn thỏa trước thời gian bắt đầu thi công

3. Tìm hiểu về thông tin quy hoạch, pháp luật xây dựng và quy tắc cộng đồng

Thông tin quy hoạch tại vị trí khu đất chuẩn bị xây dựng
Những quy định chung như chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, khống chế tầng cao, màu sắc, vật liệu, diện tích sân vườn, phần đất sử dụng chung với các nhà xung quanh. Hay những vấn đề với hàng xóm như lối đi chung, đường, hẻm, ống thoát nước…

3. Thời gian xin giấy phép xây dựng cho nhà ở dân dụng

Nếu không kể thời gian gia chủ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì theo luật hiện hành như sau:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:
Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời thì thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.

4. Tham khảo ý kiến “chuyên gia”

“Chuyên gia” không nhất thiết phải là những người trong lĩnh vực kiến trúc hay xây dựng mà đơn giản chỉ là những người đã từng xây nhà và tin cậy, họ sẽ truyền lại những kinh nghiệm cần thiết cho kế hoạch của bạn.
Nhưng hơn hết với thời đại công nghệ thông tin hiện đại, thì bạn không quá khó để tìm cho mình một chuyên gia tư vấn miễn phí như những diễn đàn kiến trúc, xây dựng hay tốt hơn hết là các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc. Họ sẽ sẵn sàng truyền tải cho bạn những thông tin cần thiết nhất mà các bạn cần bỏ ra duy nhất là thời gian.
Để tiết kiệm chi phí xây nhà xét về tính lâu dài bạn nên tìm đến sự trợ giúp của kiến trúc sư. Để ngôi nhà của bạn được hợp lý hóa, an toàn và kiên cố nếu chưa xét đến tính thẩm mỹ. Để tránh phải sửa chữa hay phá hỏng không gian ngôi nhà về sau sẽ mất rất nhiều chi phí không đáng có.

5. Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm

Thời điểm để xây nhà phù hợp và an toàn cũng là một trong những băn khoăn không nhỏ cho kế hoạch xây nhà của bạn. Với kinh nghiệm của một kiến trúc sư lâu năm, tôi khẳng định xây nhà vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn về kết cấu. Thi công vào mùa mưa sẽ giảm thiểu những rủi ro như giãn nở, nứt bề mặt bê tông, mặt khác còn dễ dàng phát hiện ra những lỗi rò rỉ và xử lý chống thấm. Nhược điểm xây dựng vào mùa mưa là thời gian thi công lâu hơn do ảnh hưởng của thời tiết làm gián đoạn quá trình thi công. Ngược lại thi công vào mùa khô lại rút ngắn thời gian thi công nhưng khó đạt chất lượng chuẩn và khó trong việc kiểm tra những lỗi thi công rò rỉ, chống thấm.
Khi xác định rõ được những ưu nhược điểm trong thời gian hi công bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất và có những phương án dự phòng hay chủ động ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra.

6. Tìm nhà tư vấn và thầu thiết kế

Để có một ngôi nhà đẹp về thẩm mỹ, hợp lý khi sử dụng và tối ưu về chi phí đầu tư bạn cần tìm đến một kiến trúc sư chuyên nghiệp để hợp tác và đưa ra bản thiết kế tốt nhất.
Nên đặt ra những tiêu chí rõ ràng khi chọn một nhà thầu thiết kế. Mỗi công ty đều có những thế mạnh riêng, bạn cần gặp và trao đổi trực tiếp. Đề nghị tham khảo những công trình công ty đã thiết kế, đánh giá tổng quan về những đồ án qua những tiêu chí: Tính sáng tạo, chất lượng thiết kế, thương hiệu uy tín.
Khi đã quyết định lựa chọn nhà thầu thiết kế việc cuối cùng bạn phải làm là làm việc với kiến trúc sư qua các giai đoạn như: khảo sát hiện trạng khu đất, đưa ra bản thiết kế xin giấy phép xây dựng, thiết kế bản vẽ thi công, tìm nhà thầu xây dựng, lựa chọn vật liệu xây dựng.
Trong suốt quá trình làm việc với kiến trúc sư bạn cần thường xuyên đưa ra quan điểm để thống nhất phương án để đưa ra bản thiết kế tối ưu nhất cho ngôi nhà của bạn.
Các bạn có thể tham khảo thêm: thiết kế nhà 3 tầng, thiết kế nội thất văn phòng đẹpthiết kế biệt thự 2 tầng
huynhtran
huynhtran
Cấp 0
Cấp 0

Bài gửi : 4
Điểm : 3318
Like : 0
Tham gia : 27/10/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết