Nghìn lẻ một “bẫy” mua bán hàng qua mạng
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Nghìn lẻ một “bẫy” mua bán hàng qua mạng
Hiện nay, hình thức kinh doanh online đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với phần đông người tiêu dùng (NTD) Việt. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này đang gián tiếp tạo kẽ hở cho những đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo cả người bán lẫn người mua.
Người mua cũng đi… lừa!
Đối với khách hàng ở các tỉnh xa, người bán thường yêu cầu chuyển khoản 100% tiền hàng rồi mới gửi sản phẩm cho khách. Nhiều người mua “cao tay”, biện nhiều lý do như cần hàng gấp, sắp phải đi du lịch, không còn nhiều thời gian… nên giục người bán giao hàng nhanh ngay. Thường thì họ căn đúng thời điểm các ngân hàng sắp đến giờ nghỉ, thường là cuối ngày thứ sáu để gửi ảnh xác nhận đã chuyển tiền.
Các chủ shop phần lớn đều không muốn mất “mối” khách nên làm theo yêu cầu không bình thường này. Trên thực tế, giấy chuyển tiền ngân hàng bị làm giả bằng phần mềm Photoshop. Khi chủ shop phát hiện ra thì cũng là lúc “thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được”.
Đối với những khách hàng trong phạm vi gần hơn, người bán không yêu cầu chuyển khoản mà sẽ ship (chuyển) hàng trực tiếp đến tận nơi, sau đó người mua sẽ chi trả chi phí món đồ và phí ship. Hà My (sinh viên ĐH Công đoàn) - chủ một cửa hàng quần áo online - bức xúc kể: “Bán hàng online mình mới biết có rất nhiều khách hàng “không phải dạng vừa”. Không ít lần khách đặt cả đống đồ, nhưng khi dịch vụ giao hàng nhanh ship mới biết là địa chỉ “ma”, gọi điện không nhấc máy. Trời thì nắng, gặp phải những trường hợp thế này, bức xúc vô cùng, vừa mất công, mất sức lại tốn tiền xăng xe”.
Đưa “thượng đế” vào tròng
Trong các kênh bán hàng trực tuyến hiện nay, Facebook vẫn là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả bởi những tính năng nổi bật: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, mật độ người dùng cao và khả năng tương tác mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm “chết người” khiến các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.
Tráo hàng giá rẻ, kém chất lượng là một trong những chiêu thức mà chủ cửa hàng online hay áp dụng. Trao đổi với PV Báo Lao Động, Thùy Chi (nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: “Vì điều kiện làm việc nên mình hay order (đặt) hàng UK qua các shop trên Facebook cho tiện. Một lần mình bị “sốc” khi nhận được chiếc váy thương hiệu Zara kiểu dáng thô kệch như kiểu hàng nhái. Chưa kể vải thì nhăn nhúm, mỏng dính, đường kim mũi chỉ may ẩu, toàn chỉ thừa, chẳng khác nào hàng chợ”.
Đáng nói là, khi phản hồi lại cho chủ shop, khách hàng hầu như chỉ nhận được lời biện minh qua quýt hoặc thậm chí bị chặn cuộc gọi, thuê bao không liên lạc được.
Gần đây, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PC50) đã bắt hai đối tượng N.Đ.A và N.T.D ở Ninh Bình vì hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Sau khi lập Facebook mạo danh người kinh doanh túi xách có tiếng trên mạng, hai đối tượng này đã câu kéo các nạn nhân mua hàng theo chương trình giảm giá và yêu cầu khách chuyển khoản đặt cọc trước để giữ hàng. Số tiền chiếm đoạt lên tới gần 100 triệu đồng!
Để thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, các đối tượng này đều bỏ thời gian, “âm thầm” quan sát các shop online nổi tiếng trên mạng, sau đó tiếp cận với nhóm khách hàng đang có nhu cầu mua sắm. Mặt khác, việc trao đổi thông tin giữa người mua và người bán là hoàn toàn công khai nên đây cũng chính là điểm để đối tượng xấu lợi dụng.
Việc mua hàng online luôn tiềm ẩn nhiều “bẫy” do khả năng tương tác không giới hạn. Trước hoàn cảnh đó, NTD cần tỉnh táo khi mua hàng qua mạng, dịch vụ giao hàng, tốt nhất nên chọn những cửa hàng có địa chỉ và thông tin liên lạc rõ ràng. Người bán cũng nên linh động khi giao dịch với khách hàng, tránh bị qua mặt nhưng vẫn tạo được uy tín bởi chất lượng sản phẩm.
Người mua cũng đi… lừa!
Đối với khách hàng ở các tỉnh xa, người bán thường yêu cầu chuyển khoản 100% tiền hàng rồi mới gửi sản phẩm cho khách. Nhiều người mua “cao tay”, biện nhiều lý do như cần hàng gấp, sắp phải đi du lịch, không còn nhiều thời gian… nên giục người bán giao hàng nhanh ngay. Thường thì họ căn đúng thời điểm các ngân hàng sắp đến giờ nghỉ, thường là cuối ngày thứ sáu để gửi ảnh xác nhận đã chuyển tiền.
Các chủ shop phần lớn đều không muốn mất “mối” khách nên làm theo yêu cầu không bình thường này. Trên thực tế, giấy chuyển tiền ngân hàng bị làm giả bằng phần mềm Photoshop. Khi chủ shop phát hiện ra thì cũng là lúc “thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được”.
Đối với những khách hàng trong phạm vi gần hơn, người bán không yêu cầu chuyển khoản mà sẽ ship (chuyển) hàng trực tiếp đến tận nơi, sau đó người mua sẽ chi trả chi phí món đồ và phí ship. Hà My (sinh viên ĐH Công đoàn) - chủ một cửa hàng quần áo online - bức xúc kể: “Bán hàng online mình mới biết có rất nhiều khách hàng “không phải dạng vừa”. Không ít lần khách đặt cả đống đồ, nhưng khi dịch vụ giao hàng nhanh ship mới biết là địa chỉ “ma”, gọi điện không nhấc máy. Trời thì nắng, gặp phải những trường hợp thế này, bức xúc vô cùng, vừa mất công, mất sức lại tốn tiền xăng xe”.
Đưa “thượng đế” vào tròng
Trong các kênh bán hàng trực tuyến hiện nay, Facebook vẫn là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả bởi những tính năng nổi bật: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, mật độ người dùng cao và khả năng tương tác mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm “chết người” khiến các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.
Tráo hàng giá rẻ, kém chất lượng là một trong những chiêu thức mà chủ cửa hàng online hay áp dụng. Trao đổi với PV Báo Lao Động, Thùy Chi (nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: “Vì điều kiện làm việc nên mình hay order (đặt) hàng UK qua các shop trên Facebook cho tiện. Một lần mình bị “sốc” khi nhận được chiếc váy thương hiệu Zara kiểu dáng thô kệch như kiểu hàng nhái. Chưa kể vải thì nhăn nhúm, mỏng dính, đường kim mũi chỉ may ẩu, toàn chỉ thừa, chẳng khác nào hàng chợ”.
Đáng nói là, khi phản hồi lại cho chủ shop, khách hàng hầu như chỉ nhận được lời biện minh qua quýt hoặc thậm chí bị chặn cuộc gọi, thuê bao không liên lạc được.
Gần đây, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PC50) đã bắt hai đối tượng N.Đ.A và N.T.D ở Ninh Bình vì hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Sau khi lập Facebook mạo danh người kinh doanh túi xách có tiếng trên mạng, hai đối tượng này đã câu kéo các nạn nhân mua hàng theo chương trình giảm giá và yêu cầu khách chuyển khoản đặt cọc trước để giữ hàng. Số tiền chiếm đoạt lên tới gần 100 triệu đồng!
Để thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, các đối tượng này đều bỏ thời gian, “âm thầm” quan sát các shop online nổi tiếng trên mạng, sau đó tiếp cận với nhóm khách hàng đang có nhu cầu mua sắm. Mặt khác, việc trao đổi thông tin giữa người mua và người bán là hoàn toàn công khai nên đây cũng chính là điểm để đối tượng xấu lợi dụng.
Việc mua hàng online luôn tiềm ẩn nhiều “bẫy” do khả năng tương tác không giới hạn. Trước hoàn cảnh đó, NTD cần tỉnh táo khi mua hàng qua mạng, dịch vụ giao hàng, tốt nhất nên chọn những cửa hàng có địa chỉ và thông tin liên lạc rõ ràng. Người bán cũng nên linh động khi giao dịch với khách hàng, tránh bị qua mặt nhưng vẫn tạo được uy tín bởi chất lượng sản phẩm.
_________________
du lich dao | cong ty giao hang | the duc tham my
Similar topics
» Thay đổi vận mạng nhờ cái sim số phong thủy giá 690 nghìn
» Gửi tự động hàng nghìn Email một ngày với chỉ 6đ/mail
» Chỉ từ 13đ/SMS, tự động gửi hàng nghìn SMS/ngày
» chuyển nhà trọn gói cho hàng nghìn khách mỗi năm
» Vingroup tiếp tục góp hàng nghìn tỷ đồng thành lập công ty con
» Gửi tự động hàng nghìn Email một ngày với chỉ 6đ/mail
» Chỉ từ 13đ/SMS, tự động gửi hàng nghìn SMS/ngày
» chuyển nhà trọn gói cho hàng nghìn khách mỗi năm
» Vingroup tiếp tục góp hàng nghìn tỷ đồng thành lập công ty con
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết