Bánh chưng ngon ở Hà Nội
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Bánh chưng ngon ở Hà Nội
Các loại bánh chưng ngon đặc biệt
Bên cạnh bánh chưng xanh truyền thống là bánh chưng xanh, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm xanh và bánh chưng cẩm là những bánh chưng đặc biệt để thêm những vị khác nhau cho chiếc bánh chưng. Cửa hàng Bánh chưng ngon Hà Nội sẽ đem đến cho các bạn:
1. Bánh chưng cốm
Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm bao gồm cốm khô, gạp nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong.
Bánh chưng cốm
Bánh chưng cốm cầm chiếc bánh chắc nịch, vỏ mỏng, thơm phức là đã thấy thèm thuồng khó tả.
Bánh chưng cốm được nhiều bà mẹ trẻ, nhiều cô dâu hiền chọn làm quà biếu trong dịp tết từ trong Nam ngoài Bắc.
2. Bánh chưng gấc
Bánh chưng gấc đỏ được nhiều người đón nhận nồng nhiệt vì bánh vừa có màu đỏ đẹp mắt nhìn như xôi gấc, khi ăn lại có vị dẻo, nhuyễn của bánh chưng.
Bánh chưng ngon làm bằng gấc
Về cơ bản, bánh chưng gấc có vỏ ngoài vẫn là màu xanh truyền thống, nhưng bên trong là màu đỏ au rất đẹp, thơm ngầy ngậy vị gấc. Nhân bánh chưng vẫn là đỏ xanh nhưng trộn thêm đường, vẫn có thịt lợn nhưng nạc nhiều hơn mỡ.
Những người gói bánh không cần khuôn mà vẫn vuông và chặt. Nguyên liệu làm bánh cũng được lựa chọn rất kỹ. Muốn bánh ngon phải chọn nếp cái hoa vàng của Hải Hậu, Hải Dương, gấc đỏ tươi vừa độ chín, lá phải là lá dong nếp rừng và phải dùng nước sạch. Luộc bánh cũng đòi hỏi kỷ thuật cao. Bánh khi được luộc xong được ép để có độ dền, chặt.
3. Bánh chưng nếp cẩm
Bánh chưng đen hay còn gọi là bánh chưng cẩm là món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của người dân tộc Tày ở huyện miền núi Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Bánh chưng đen làm từ lùa nếp nương
Điểm độc đáo của món bánh này chính là màu đen của bánh. Đó là một màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát.
Nhìn bề ngoài, bánh chưng đen cũng gói bằng lá dong xanh nhưng không có hình vuông như bánh chưng xanh mà hình dạng tròn, dài, gần giống bánh tét ở miền Nam.
Nguyên liệu làm bánh cũng có nhiều thứ khá đặc biệt mang phong vị vùng cao: lúa nếp nương, thảo quả, thịt lợn, đỗ xanh và đặc biệt là màu đen của bánh được tạo ra từ than gỗ của cây núc nác trên rừng hoặc tro nếp.
Nguyên liệu làm bánh phải được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô, lúa nếp nương phải là thứ nếp thơm ngon, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba rọi, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, quả thảo quả khô, nướng cho thơm lừng, giã nhỏ trộn vào thịt cùng với tiêu, ớt bột.
Bánh phải được gói thủ công, trước khi luộc bánh, người ta đem ngâm qua nước lạnh một lần, xếp vào nồi đổ nước cho ngập mặt lá, đun khoảng 4 – 5 tiếng thì vớt ra.
Bánh chưng đen ăn trong dịp tết, ngon nhất vẫn là nướng. Bánh cứ để cả lá, đặt lên lớp than hồng, phủ than nóng lên, đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, của thảo quả, của thịt mỡ lan tỏa trong không khí đánh thức cảm giác muốn thưởng thức của mọi người.
4. Bánh chưng chay
Bánh chưng chay được nhiều người theo đạo Phật ưa dùng vào ngày Tết. Bánh chưng chay chủ yếu do hộ gia đình tự làm hoặc đặt cửa hàng làm chứ chưa được bày bán phổ biến.
Bánh chưng chay nhân thơm với nấm hương
Cũng gạo nếp vo kĩ trắng tinh, đỗ xanh xát vỏ đãi cẩn thận. Nhưng bí quyết làm món bánh chưng chay lại nằm ở nhân bánh. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi trộn với nấm hương được xao tẩm kĩ.
Chính những sợi nấm hương vừa thơm vừa đằm làm cho chiếc bánh chưng không thịt mỡ dưa hành tuy nhã đạm nhưng vẫn có một nét duyên riêng đậm đà hương vị.
Theo kinh nghiệm, sau khi bánh chín nên vớt bánh ra và rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Sau đó để bánh lên mặt phẳng, ép 1 – 2 tiếng cho nước ra hết. Bánh chưng chay có thể giữ được hàng tháng nếu rửa sạch và ép cho ráo nước.
5. Bánh chưng rán
Chảo làm nóng rồi cho bánh chưng đã cắt nhỏ vào chảo. Đậy vung chảo khoảng 5 phút để cho hơi nước làm bánh mềm ra rồi dùng một cái thìa hoặc muôi gỗ miết để bánh chưng đóng lại thành một tảng bánh. Bánh chưng rán vàng 2 mặt.
Đĩa bánh bưng ra có thế khiến nhiều người thấy nửa lạ nửa quen. Lạ vì chẳng ở đâu bán thế, quen vì nhớ đến ngày Tết, chiếc bánh chưng to với thịt chạy dài rán ăn rất thích thú. Cứ một đĩa là 2 lát cắt dọc của chiếc bánh. Bánh chưng ngon hà nội.
Bánh rán khéo lắm, vừa tới, không non cũng không già, đủ có độ vàng ươm đẹp mắt. Khi ăn thì giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm dẻo thơm mùi gạo nếp, đậu xanh thượng hạng, quyện với dải thịt ba chỉ béo ngậy, “nhai đến đâu trôi đến đó” chứ chẳng hề thấy khó chịu, mỏi hàm vì rắt cái răng.
Món bánh chưng rán nóng và mềm, có vỏ cháy vàng, giòn, ít ngấm dầu mỡ, có mùi thơm lại trở thành khoái khẩu, ăn nhiều cũng không ngán.
Đặt mua bánh chưng ngon website: http://banhchungngon.vn/
- Tại địa chỉ: Số 72A, Ngõ 592 Trường Chinh, Hà Nội
- Điện thoại: 096 831 8765
- Email: banhgiayngon.vn@gmail.com
-Cửa hàng Bánh giầy ngon ở Hà Nội: http://banhgiayngon.vn/
Bên cạnh bánh chưng xanh truyền thống là bánh chưng xanh, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm xanh và bánh chưng cẩm là những bánh chưng đặc biệt để thêm những vị khác nhau cho chiếc bánh chưng. Cửa hàng Bánh chưng ngon Hà Nội sẽ đem đến cho các bạn:
1. Bánh chưng cốm
Nguyên liệu để làm bánh chưng cốm bao gồm cốm khô, gạp nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong.
Bánh chưng cốm
Bánh chưng cốm cầm chiếc bánh chắc nịch, vỏ mỏng, thơm phức là đã thấy thèm thuồng khó tả.
Bánh chưng cốm được nhiều bà mẹ trẻ, nhiều cô dâu hiền chọn làm quà biếu trong dịp tết từ trong Nam ngoài Bắc.
2. Bánh chưng gấc
Bánh chưng gấc đỏ được nhiều người đón nhận nồng nhiệt vì bánh vừa có màu đỏ đẹp mắt nhìn như xôi gấc, khi ăn lại có vị dẻo, nhuyễn của bánh chưng.
Bánh chưng ngon làm bằng gấc
Về cơ bản, bánh chưng gấc có vỏ ngoài vẫn là màu xanh truyền thống, nhưng bên trong là màu đỏ au rất đẹp, thơm ngầy ngậy vị gấc. Nhân bánh chưng vẫn là đỏ xanh nhưng trộn thêm đường, vẫn có thịt lợn nhưng nạc nhiều hơn mỡ.
Những người gói bánh không cần khuôn mà vẫn vuông và chặt. Nguyên liệu làm bánh cũng được lựa chọn rất kỹ. Muốn bánh ngon phải chọn nếp cái hoa vàng của Hải Hậu, Hải Dương, gấc đỏ tươi vừa độ chín, lá phải là lá dong nếp rừng và phải dùng nước sạch. Luộc bánh cũng đòi hỏi kỷ thuật cao. Bánh khi được luộc xong được ép để có độ dền, chặt.
3. Bánh chưng nếp cẩm
Bánh chưng đen hay còn gọi là bánh chưng cẩm là món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của người dân tộc Tày ở huyện miền núi Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Bánh chưng đen làm từ lùa nếp nương
Điểm độc đáo của món bánh này chính là màu đen của bánh. Đó là một màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát.
Nhìn bề ngoài, bánh chưng đen cũng gói bằng lá dong xanh nhưng không có hình vuông như bánh chưng xanh mà hình dạng tròn, dài, gần giống bánh tét ở miền Nam.
Nguyên liệu làm bánh cũng có nhiều thứ khá đặc biệt mang phong vị vùng cao: lúa nếp nương, thảo quả, thịt lợn, đỗ xanh và đặc biệt là màu đen của bánh được tạo ra từ than gỗ của cây núc nác trên rừng hoặc tro nếp.
Nguyên liệu làm bánh phải được chọn lựa kỹ càng: lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô, lúa nếp nương phải là thứ nếp thơm ngon, nhân đỗ xanh đãi sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba rọi, nhiều mỡ một chút, thái mỏng, ướp với gia vị, quả thảo quả khô, nướng cho thơm lừng, giã nhỏ trộn vào thịt cùng với tiêu, ớt bột.
Bánh phải được gói thủ công, trước khi luộc bánh, người ta đem ngâm qua nước lạnh một lần, xếp vào nồi đổ nước cho ngập mặt lá, đun khoảng 4 – 5 tiếng thì vớt ra.
Bánh chưng đen ăn trong dịp tết, ngon nhất vẫn là nướng. Bánh cứ để cả lá, đặt lên lớp than hồng, phủ than nóng lên, đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, của thảo quả, của thịt mỡ lan tỏa trong không khí đánh thức cảm giác muốn thưởng thức của mọi người.
4. Bánh chưng chay
Bánh chưng chay được nhiều người theo đạo Phật ưa dùng vào ngày Tết. Bánh chưng chay chủ yếu do hộ gia đình tự làm hoặc đặt cửa hàng làm chứ chưa được bày bán phổ biến.
Bánh chưng chay nhân thơm với nấm hương
Cũng gạo nếp vo kĩ trắng tinh, đỗ xanh xát vỏ đãi cẩn thận. Nhưng bí quyết làm món bánh chưng chay lại nằm ở nhân bánh. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi trộn với nấm hương được xao tẩm kĩ.
Chính những sợi nấm hương vừa thơm vừa đằm làm cho chiếc bánh chưng không thịt mỡ dưa hành tuy nhã đạm nhưng vẫn có một nét duyên riêng đậm đà hương vị.
Theo kinh nghiệm, sau khi bánh chín nên vớt bánh ra và rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Sau đó để bánh lên mặt phẳng, ép 1 – 2 tiếng cho nước ra hết. Bánh chưng chay có thể giữ được hàng tháng nếu rửa sạch và ép cho ráo nước.
5. Bánh chưng rán
Chảo làm nóng rồi cho bánh chưng đã cắt nhỏ vào chảo. Đậy vung chảo khoảng 5 phút để cho hơi nước làm bánh mềm ra rồi dùng một cái thìa hoặc muôi gỗ miết để bánh chưng đóng lại thành một tảng bánh. Bánh chưng rán vàng 2 mặt.
Đĩa bánh bưng ra có thế khiến nhiều người thấy nửa lạ nửa quen. Lạ vì chẳng ở đâu bán thế, quen vì nhớ đến ngày Tết, chiếc bánh chưng to với thịt chạy dài rán ăn rất thích thú. Cứ một đĩa là 2 lát cắt dọc của chiếc bánh. Bánh chưng ngon hà nội.
Bánh rán khéo lắm, vừa tới, không non cũng không già, đủ có độ vàng ươm đẹp mắt. Khi ăn thì giòn bên ngoài, bên trong vẫn mềm dẻo thơm mùi gạo nếp, đậu xanh thượng hạng, quyện với dải thịt ba chỉ béo ngậy, “nhai đến đâu trôi đến đó” chứ chẳng hề thấy khó chịu, mỏi hàm vì rắt cái răng.
Món bánh chưng rán nóng và mềm, có vỏ cháy vàng, giòn, ít ngấm dầu mỡ, có mùi thơm lại trở thành khoái khẩu, ăn nhiều cũng không ngán.
Đặt mua bánh chưng ngon website: http://banhchungngon.vn/
- Tại địa chỉ: Số 72A, Ngõ 592 Trường Chinh, Hà Nội
- Điện thoại: 096 831 8765
- Email: banhgiayngon.vn@gmail.com
-Cửa hàng Bánh giầy ngon ở Hà Nội: http://banhgiayngon.vn/
Similar topics
» Daily cake bánh ngon mỗi ngày : Bánh sinh nhật in ảnh, bánh kem 3D, bánh tổ chức sự kiện
» Những kinh nghiệm và nấu bánh chưng ngày Tết ngon nhất
» Chế biến món ngon Bánh bao nướng
» bánh kem, bánh sinh nhật ngon tại TPHCM
» Bánh bao nhỏ, nhân thịt (cực ngon) tại Hà Nội
» Những kinh nghiệm và nấu bánh chưng ngày Tết ngon nhất
» Chế biến món ngon Bánh bao nướng
» bánh kem, bánh sinh nhật ngon tại TPHCM
» Bánh bao nhỏ, nhân thịt (cực ngon) tại Hà Nội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết