Một vài kinh nghiệm du lịch Đức
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Một vài kinh nghiệm du lịch Đức
Đức là một quốc gia có nhiều thứ đáng để khám phá bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng với những thắng cảnh độc đáo, những lâu đài nguy nga tráng lệ và còn bởi những di tích lịch sử đáng trân trọng cũng như những kho tàng di sản văn hóa của nhân loại. Đến bới nước Đức bạn có thể đến những vùng tuyết phủ quanh năm hay đi vòng quanh những thành phố nổi tiếng như Berlin, Munich, Frankfurt…Ngoài ra bạn cũng có cơ hội tham gia những lễ hội đường phố, những sự kiện thể thao, những buổi hòa nhạc hay những cuộc triển lãm nghệ thuật tuyệt diệu. Hy vọng những kinh nghiệm đi du lịch Đức mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ là một phần hành trang hữu ích cho bạn trong những ngày thăm thú nước Đức.
Visa
Liên hệ với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam để xin cấp Visa. Hiện nay có rất nhiều công ty du lịch nhận làm Visa du lịch Đức cho khách du lịch, để việc xin cấp Visa của bạn đơn giản và xuôn xẻ hơn bạn có thể liên hệ với các công ty lữ hành để nhận được sự trợ giúp nhiều nhất có thể. Nếu bạn đi du lịch theo tour của các công ty du lịch thì họ sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình xin cấp Visa.
Dưới đây là những giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin cấp Visa.
1) 01 đơn xin cấp Visa theo mẫu của đại sứ quán được điền đầy đủ thông tin có chữ ký và dán ảnh.
2) 01 bản chính và 01 bản sao hộ chiếu hợp lệ của của người xin cấp thị thực còn hạn 6 tháng.
3) 03 ảnh thẻ 4×6 mới chụp, đầu trần, nền trắng
4) 01 bản chính và 01 bản sao giấy bảo lãnh theo mẫu thống nhất toàn liên bang của Sở Ngoại Kiều. 01 bản sao công chứng hộ chiếu và giấy phép cư trú của người mời nếu người đó không có quốc tịch Đức.
5) Dịch sang tiếng Đức và công chứng quyết định nghỉ phép, giấy đăng ký kinh doanh, giấy cho nghỉ phép của nhà trường, các giấy tờ chứng minh nhân thân như giấy đăng kí kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con…
6) 01 bản gốc và 01 bản sao các giấy tờ chứng minh tài chính như sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe, số dư trong tài khoản ngân hàng, bảng lương…
7) Các giấy tờ khác như vé máy bay khứ hồi, lịch trình tour, booking khách sạn…
Bảo hiểm y té du lịch với mức chịu trách nhiệm > 30000 Euro và có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen.
Vé máy bay
Hãng Vietnam Airlines đã có chuyến bay trực tiếp sang Frankfurt của Đức từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hà Nội – Frankfurt: có 2 chuyến lúc 23h40 vào thứ Hai và thứ Năm hàng tuần.
+ TP. Hồ Chí Minh – Frankfurt: có một chuyến khởi hành lúc 23h40 thứ Bẩy hàng tuần.
Bạn cũng có thể mua vé giá rẻ của hãng Thais Airway với giá mùa thấp điểm là 855 $ (giá vé chưa bao gồm thuế và các chi phí phát sinh vào mùa thấp điểm. Transit tại Bangkok).
Khí hậu
+ Đức có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tháng ấm nhất là tháng 7 (nhiệt độ từ 18 độ C đến 20 độ C). Mùa đông thì lạnh hơn, nhiệt độ dao động từ -6 độ C đến 1.5 độ C. Theo kinh nghiệm đi du lịch Đức của nhiều người thì mùa hè là mùa du lịch lý tưởng cho du khách Việt Nam.
+ Mùa xuân ở Đức có một chút nắng nhưng vẫn khá lạnh.
+ Mùa hạ thời tiết ấm áp, ánh nắng chan hòa, miền Nam có nhiệt độ dao động từ 23 độ C đến 27 độ C. Mùa hè ở Đức là mùa của các lễ hội.
+ Mùa thu ở Đức như một thế giới cổ tích với gam màu đỏ và vàng của những tán cây bao quanh những lâu đài và những ngôi nhà cổ. Nếu đến Đức vào mùa thu thì bạn nên đến thăm các cánh đồng nho và thử rượu. Tháng 10 sẽ có lễ hội bia.
+ Mùa đông thời tiết giá lạnh, bạn có thể đi trượt tuyết và mua sắm trong mùa Giáng sinh với mức giá thấp.
Múi giờ
+ Mùa hè chậm hơn so với Việt Nam 5 giờ
+ Mùa đông chậm hơn so với giờ Việt Nam 6 giờ
Giao thông
+ Hai cách tốt nhất để đi lại ở Đức là ô tô và tàu hỏa. Hệ thống giao thông công cộng ở Đức là tốt nhất Châu Âu.
+ Xe lửa ở Đức hết sức tuyệt vời, dịch vụ rất thoải mái, chỗ ngồi rộng có cửa để ngắm cảnh. Xe lửa có ở cả trong các thành phố và ngoại thành. Nếu ở lâu bạn có thể mua vé tháng.
+ Xe điện và xe bus cũng là hai loại phương tiện giao thông công công phỏ biến. Bạn có thể mua vé ngày, có cả những tuyến xe bus dọc theo những khu phố nổi tiếng hoạt động cả đêm. Tuy nhiên ở vùng nông thôn thì dịch vụ giao thông công cộng không được tốt.
+ Nếu bạn trên 25 tuổi, có bằng lái xe đủ tiêu chuẩn và có thẻ thanh toán quốc tế với số tiền lớn thì bạn có thể thuê xe ô tô tự lái nhưng nhớ là phải kiểm tra tình trạng xe và chụp ảnh lại trước khi bạn sử dụng để tránh những tranh cãi không cần thiết.
+ Không được đi bộ trên làn xe giành cho xe đạp nếu không bạn sẽ bị họ mắng nặng lời.
Chú ý: Không được đi nhờ xe, như vậy là cực kỳ không an toàn.
Tiền tệ
+ Đức sử dụng đồng tiền chung Châu Âu là Euro.
+ Đức không hạn chế việc chuyển đổi tiền tệ cũng như số lượng tiền mang vào/ mang ra khỏi lãnh thổ Đức.
+ Bạn có thể đổi ngoại tệ ở Việt Nam hoặc đổi tại các ngân hàng tại Đức, các văn phòng trao đổi ngoại tệ “Wechselstube/Geldwechsel”.
+ Hệ thống ATM ở Đức cũng hoạt động 24/7 và có ở khắp mọi nơi.
+ Các loại thẻ Visa Card, Master Card và American Express cũng được một số nơi chấp nhận thanh toán nhưng sẽ mất phí.
Điện thoại
+ Nếu bạn đi theo tour thì sau khi nhận phòng khách sạn, hướng dẫn viên sẽ giúp bạn trong việc mua thẻ điện thoại cũng như cách liên lạc về Việt Nam.
+ Du khách cũng có thể gọi điện thoại bàn thông thường tại các quán café, chi phí cuộc gọi đã được niêm yết giá. Gọi theo cách này rẻ hơn sử dụng di động rất nhiều lần.
+ Du khách cũng có thể tìm các quán café Internet với 1 Euro/ giờ, bạn có thể dùng skype, yahoo, facebook…để trò chuyện với bạn bè và người thân. Đây là cách liên lạc rẻ nhất.
Dịch vụ khách sạn
Giá phòng ở Đức có nhiều loại:
+ Thấp nhất là: 20 – 80 Euro
+ Trung bình là: 80 – 130 Euro
+ Cao: 130 – 200 Euro
+ Sang trọng: trên 200 Euro
+ Bạn cũng có thể tìm cho mình những nhà trọ có giá phải chăng và có thể được tự nấu ăn.
Bạn không nhất thiết phải tip cho nhân viên khách sạn hay phục vụ phòng như khi bạn đến Mỹ.
Ăn uống
+ Giá một bữa ăn ở Đức trung bình là 8 – 16 Euro, cao là 16 – 30 Euro. Nếu sang trọng thì phải trên 30 Euro và rẻ nhất cũng phải từ 4 – 8 Euro.
+ Giá mua ở của hàng: 1 cốc café có giá tầm 1.8 Euro, 1 chai nước nhỏ có giá 1 Euro, 1 chai bia nhỏ có giá 2.5 Euro.
+ Khi vào một nhà hàng, được phục vụ một bữa ăn với 3 món + rượu thì mất khoảng 40 Euro.
+ Đối với các quán rượu nhỏ hoặc các quán café thì giá sẽ rẻ hơn. Capuchino: < 3 Euro, bia: 3- 5 Euro, nước lọc: 2 Euro.
+ Việc ngồi chung bàn ăn với người lạ lúc đông khách trong nhà hàng Đức là chuyện rất bình thường, nhưng hãy hỏi xem chỗ đó còn trống không trước khi ngồi vào đó.
+ Bạn có thể chúc những người ngồi cùng bàn ăn ngon miệng và tạm biệt họ trước khi đứng dậy. Tuy nhiên người Đức thường không có thói quen trò chuyện trong khi dùng bữa.
+ Khi ăn trong nhà hàng, để dao và dĩa chéo nhau chứng tỏ bạn chưa ăn xong còn khi bạn để dao và dĩa song song bên phải đĩa thức ăn chứng tỏ bạn đã dùng xong bữa và bồi bàn sẽ đến dọn bàn ăn cho bạn.
+ Vẫn còn nhiều nhà hàng ở Đức không chấp nhận thẻ tín dụng vì vậy hãy rút khá khá tiền trước khi bước vào nhà hàng.
+ Bạn không nhất thiết phải để lại tiền tip nếu bạn không thích, còn nếu thực sự hài lòng với dịch vụ của họ bạn có thể để lại 5% – 10% hoặc chỉ cần làm tròn số tiền lẻ là được.
+ Ở Đức bia được ưa chuộng nhưng họ cũng không thích hình ảnh những kẻ xay xỉn vì theo họ sẽ làm mất mỹ quan thành phố.
Cách cư xử
+ Không được muộn giờ vì người Đức rất nguyên tắc.
+ Khi vào một văn phòng nào đó, bạn hãy gõ cửa trước và sau đó tự mở cửa vào.
+ Bắt tay khi bạn được giới thiệu với người khách, nếu không bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.
+ Hãy nói “Prost” trước khi uống bia.
+ Khi gọi điện cho người Đức hãy nói tên bạn trước rồi mới hỏi những thứ khác kể cả câu “ Can you speak English?”
+ Kể các trong các cuộc tán gẫu, người Đức vẫn thích nói về các vấn đề to tát liên quan đến triết học và nghệ thuật.
Mua sắm
+ Nhớ tính toán tỉ giá khi đi mua sắm.
+ Các cửa hàng, siêu thị mở cửa từ 9h đến 20 h từ thứ Hai tới thứ Sáu. Thứ Bảy mở cửa từ 9h đến 18h.
+ Các cừa hàng nhỏ chỉ mở cửa từ 9h đến 18h30. Thứ Bảy chỉ mở cửa từ 9h đến 12h.
+ Mua nước hoa, mỹ phẩm tại các cửa hàng Free Duty Shop ở sân bay Munich rất rẻ. Tuy nhiên không phải muốn mua gì cũng được mà phải tìm hiểu rõ hay cho người bán hàng xem thẻ lên máy bay của bạn để họ cho bạn biết bạn chỉ được mua những gì và mua bao nhiêu.
+ Tại Đức vào mùa Giáng Sinh cũng có những đợt giảm giá hàng loạt tuy không được Big Sales như ở Mỹ nhưng bạn cũng có thể mua được nhiều thứ giá rẻ mà chất lượng lại tốt. Nhưng hãy lưu ý đến khoản thuế mà bạn phải trả khi về Việt Nam.
Với một vài chia sẻ trên hi vọng các bạn có một chuyến đi vui vẻ. Tổng hợp http://quandpartirauvietnam.blogspot.com và http://circuitvietnamcambodge3semaines.blogspot.com
Visa
Liên hệ với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam để xin cấp Visa. Hiện nay có rất nhiều công ty du lịch nhận làm Visa du lịch Đức cho khách du lịch, để việc xin cấp Visa của bạn đơn giản và xuôn xẻ hơn bạn có thể liên hệ với các công ty lữ hành để nhận được sự trợ giúp nhiều nhất có thể. Nếu bạn đi du lịch theo tour của các công ty du lịch thì họ sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình xin cấp Visa.
Dưới đây là những giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin cấp Visa.
1) 01 đơn xin cấp Visa theo mẫu của đại sứ quán được điền đầy đủ thông tin có chữ ký và dán ảnh.
2) 01 bản chính và 01 bản sao hộ chiếu hợp lệ của của người xin cấp thị thực còn hạn 6 tháng.
3) 03 ảnh thẻ 4×6 mới chụp, đầu trần, nền trắng
4) 01 bản chính và 01 bản sao giấy bảo lãnh theo mẫu thống nhất toàn liên bang của Sở Ngoại Kiều. 01 bản sao công chứng hộ chiếu và giấy phép cư trú của người mời nếu người đó không có quốc tịch Đức.
5) Dịch sang tiếng Đức và công chứng quyết định nghỉ phép, giấy đăng ký kinh doanh, giấy cho nghỉ phép của nhà trường, các giấy tờ chứng minh nhân thân như giấy đăng kí kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con…
6) 01 bản gốc và 01 bản sao các giấy tờ chứng minh tài chính như sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe, số dư trong tài khoản ngân hàng, bảng lương…
7) Các giấy tờ khác như vé máy bay khứ hồi, lịch trình tour, booking khách sạn…
Bảo hiểm y té du lịch với mức chịu trách nhiệm > 30000 Euro và có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen.
Vé máy bay
Hãng Vietnam Airlines đã có chuyến bay trực tiếp sang Frankfurt của Đức từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hà Nội – Frankfurt: có 2 chuyến lúc 23h40 vào thứ Hai và thứ Năm hàng tuần.
+ TP. Hồ Chí Minh – Frankfurt: có một chuyến khởi hành lúc 23h40 thứ Bẩy hàng tuần.
Bạn cũng có thể mua vé giá rẻ của hãng Thais Airway với giá mùa thấp điểm là 855 $ (giá vé chưa bao gồm thuế và các chi phí phát sinh vào mùa thấp điểm. Transit tại Bangkok).
Khí hậu
+ Đức có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tháng ấm nhất là tháng 7 (nhiệt độ từ 18 độ C đến 20 độ C). Mùa đông thì lạnh hơn, nhiệt độ dao động từ -6 độ C đến 1.5 độ C. Theo kinh nghiệm đi du lịch Đức của nhiều người thì mùa hè là mùa du lịch lý tưởng cho du khách Việt Nam.
+ Mùa xuân ở Đức có một chút nắng nhưng vẫn khá lạnh.
+ Mùa hạ thời tiết ấm áp, ánh nắng chan hòa, miền Nam có nhiệt độ dao động từ 23 độ C đến 27 độ C. Mùa hè ở Đức là mùa của các lễ hội.
+ Mùa thu ở Đức như một thế giới cổ tích với gam màu đỏ và vàng của những tán cây bao quanh những lâu đài và những ngôi nhà cổ. Nếu đến Đức vào mùa thu thì bạn nên đến thăm các cánh đồng nho và thử rượu. Tháng 10 sẽ có lễ hội bia.
+ Mùa đông thời tiết giá lạnh, bạn có thể đi trượt tuyết và mua sắm trong mùa Giáng sinh với mức giá thấp.
Múi giờ
+ Mùa hè chậm hơn so với Việt Nam 5 giờ
+ Mùa đông chậm hơn so với giờ Việt Nam 6 giờ
Giao thông
+ Hai cách tốt nhất để đi lại ở Đức là ô tô và tàu hỏa. Hệ thống giao thông công cộng ở Đức là tốt nhất Châu Âu.
+ Xe lửa ở Đức hết sức tuyệt vời, dịch vụ rất thoải mái, chỗ ngồi rộng có cửa để ngắm cảnh. Xe lửa có ở cả trong các thành phố và ngoại thành. Nếu ở lâu bạn có thể mua vé tháng.
+ Xe điện và xe bus cũng là hai loại phương tiện giao thông công công phỏ biến. Bạn có thể mua vé ngày, có cả những tuyến xe bus dọc theo những khu phố nổi tiếng hoạt động cả đêm. Tuy nhiên ở vùng nông thôn thì dịch vụ giao thông công cộng không được tốt.
+ Nếu bạn trên 25 tuổi, có bằng lái xe đủ tiêu chuẩn và có thẻ thanh toán quốc tế với số tiền lớn thì bạn có thể thuê xe ô tô tự lái nhưng nhớ là phải kiểm tra tình trạng xe và chụp ảnh lại trước khi bạn sử dụng để tránh những tranh cãi không cần thiết.
+ Không được đi bộ trên làn xe giành cho xe đạp nếu không bạn sẽ bị họ mắng nặng lời.
Chú ý: Không được đi nhờ xe, như vậy là cực kỳ không an toàn.
Tiền tệ
+ Đức sử dụng đồng tiền chung Châu Âu là Euro.
+ Đức không hạn chế việc chuyển đổi tiền tệ cũng như số lượng tiền mang vào/ mang ra khỏi lãnh thổ Đức.
+ Bạn có thể đổi ngoại tệ ở Việt Nam hoặc đổi tại các ngân hàng tại Đức, các văn phòng trao đổi ngoại tệ “Wechselstube/Geldwechsel”.
+ Hệ thống ATM ở Đức cũng hoạt động 24/7 và có ở khắp mọi nơi.
+ Các loại thẻ Visa Card, Master Card và American Express cũng được một số nơi chấp nhận thanh toán nhưng sẽ mất phí.
Điện thoại
+ Nếu bạn đi theo tour thì sau khi nhận phòng khách sạn, hướng dẫn viên sẽ giúp bạn trong việc mua thẻ điện thoại cũng như cách liên lạc về Việt Nam.
+ Du khách cũng có thể gọi điện thoại bàn thông thường tại các quán café, chi phí cuộc gọi đã được niêm yết giá. Gọi theo cách này rẻ hơn sử dụng di động rất nhiều lần.
+ Du khách cũng có thể tìm các quán café Internet với 1 Euro/ giờ, bạn có thể dùng skype, yahoo, facebook…để trò chuyện với bạn bè và người thân. Đây là cách liên lạc rẻ nhất.
Dịch vụ khách sạn
Giá phòng ở Đức có nhiều loại:
+ Thấp nhất là: 20 – 80 Euro
+ Trung bình là: 80 – 130 Euro
+ Cao: 130 – 200 Euro
+ Sang trọng: trên 200 Euro
+ Bạn cũng có thể tìm cho mình những nhà trọ có giá phải chăng và có thể được tự nấu ăn.
Bạn không nhất thiết phải tip cho nhân viên khách sạn hay phục vụ phòng như khi bạn đến Mỹ.
Ăn uống
+ Giá một bữa ăn ở Đức trung bình là 8 – 16 Euro, cao là 16 – 30 Euro. Nếu sang trọng thì phải trên 30 Euro và rẻ nhất cũng phải từ 4 – 8 Euro.
+ Giá mua ở của hàng: 1 cốc café có giá tầm 1.8 Euro, 1 chai nước nhỏ có giá 1 Euro, 1 chai bia nhỏ có giá 2.5 Euro.
+ Khi vào một nhà hàng, được phục vụ một bữa ăn với 3 món + rượu thì mất khoảng 40 Euro.
+ Đối với các quán rượu nhỏ hoặc các quán café thì giá sẽ rẻ hơn. Capuchino: < 3 Euro, bia: 3- 5 Euro, nước lọc: 2 Euro.
+ Việc ngồi chung bàn ăn với người lạ lúc đông khách trong nhà hàng Đức là chuyện rất bình thường, nhưng hãy hỏi xem chỗ đó còn trống không trước khi ngồi vào đó.
+ Bạn có thể chúc những người ngồi cùng bàn ăn ngon miệng và tạm biệt họ trước khi đứng dậy. Tuy nhiên người Đức thường không có thói quen trò chuyện trong khi dùng bữa.
+ Khi ăn trong nhà hàng, để dao và dĩa chéo nhau chứng tỏ bạn chưa ăn xong còn khi bạn để dao và dĩa song song bên phải đĩa thức ăn chứng tỏ bạn đã dùng xong bữa và bồi bàn sẽ đến dọn bàn ăn cho bạn.
+ Vẫn còn nhiều nhà hàng ở Đức không chấp nhận thẻ tín dụng vì vậy hãy rút khá khá tiền trước khi bước vào nhà hàng.
+ Bạn không nhất thiết phải để lại tiền tip nếu bạn không thích, còn nếu thực sự hài lòng với dịch vụ của họ bạn có thể để lại 5% – 10% hoặc chỉ cần làm tròn số tiền lẻ là được.
+ Ở Đức bia được ưa chuộng nhưng họ cũng không thích hình ảnh những kẻ xay xỉn vì theo họ sẽ làm mất mỹ quan thành phố.
Cách cư xử
+ Không được muộn giờ vì người Đức rất nguyên tắc.
+ Khi vào một văn phòng nào đó, bạn hãy gõ cửa trước và sau đó tự mở cửa vào.
+ Bắt tay khi bạn được giới thiệu với người khách, nếu không bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.
+ Hãy nói “Prost” trước khi uống bia.
+ Khi gọi điện cho người Đức hãy nói tên bạn trước rồi mới hỏi những thứ khác kể cả câu “ Can you speak English?”
+ Kể các trong các cuộc tán gẫu, người Đức vẫn thích nói về các vấn đề to tát liên quan đến triết học và nghệ thuật.
Mua sắm
+ Nhớ tính toán tỉ giá khi đi mua sắm.
+ Các cửa hàng, siêu thị mở cửa từ 9h đến 20 h từ thứ Hai tới thứ Sáu. Thứ Bảy mở cửa từ 9h đến 18h.
+ Các cừa hàng nhỏ chỉ mở cửa từ 9h đến 18h30. Thứ Bảy chỉ mở cửa từ 9h đến 12h.
+ Mua nước hoa, mỹ phẩm tại các cửa hàng Free Duty Shop ở sân bay Munich rất rẻ. Tuy nhiên không phải muốn mua gì cũng được mà phải tìm hiểu rõ hay cho người bán hàng xem thẻ lên máy bay của bạn để họ cho bạn biết bạn chỉ được mua những gì và mua bao nhiêu.
+ Tại Đức vào mùa Giáng Sinh cũng có những đợt giảm giá hàng loạt tuy không được Big Sales như ở Mỹ nhưng bạn cũng có thể mua được nhiều thứ giá rẻ mà chất lượng lại tốt. Nhưng hãy lưu ý đến khoản thuế mà bạn phải trả khi về Việt Nam.
Với một vài chia sẻ trên hi vọng các bạn có một chuyến đi vui vẻ. Tổng hợp http://quandpartirauvietnam.blogspot.com và http://circuitvietnamcambodge3semaines.blogspot.com
Similar topics
» Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt
» Kinh nghiệm du lịch: Du lịch tiết kiệm với khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng
» Kinh nghiệm giữ gìn sắc đẹp khi du lịch
» Kinh nghiệm du lịch sapa tết dương lịch iOneTour
» Kinh nghiệm du lịch Yên Đài
» Kinh nghiệm du lịch: Du lịch tiết kiệm với khách sạn 4 sao tại Đà Nẵng
» Kinh nghiệm giữ gìn sắc đẹp khi du lịch
» Kinh nghiệm du lịch sapa tết dương lịch iOneTour
» Kinh nghiệm du lịch Yên Đài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết