Phân Biệt vài loại lợn đặc sản rừng núi mà nó na ná nhau ạ
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Phân Biệt vài loại lợn đặc sản rừng núi mà nó na ná nhau ạ
Hiện nay do nhu cầu của dân sành ăn Hà Nội mà các loại lợn đặc sản rừng rú tràn xuống thành phố ngày càng nhiều, mỗi loại lại có một hương vị riêng , cách chế biến riêng, đến cả tên gọi nhiều khi cũng lầm loạn xị cả lên.Với kinh nghiệm lâu năm kinh doanh sản phẩm rừng rú mình xin trình chia sẻ một vài kinh nghiệm tích lũy được.Cũng mong giúp các anh chị lựa chọn được sản phẩm ưng ý.Mọi bài copy chia sẻ đều được chấp nhận tuy nhiên phải copy nguyên trạng không chỉnh sửa thêm bớt.
1.Lợn Rừng :
-Lợn rừng hay còn gọi là heo rừng có vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, răng nanh phát triển mạnh. Tính hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã..., thích sống thành bầy đàn nhỏ vài ba con, lợn đực thường thích sống một mình. Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ... lợn rừng hay hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ...
-Chung là giống lợn lông đen, mõm dài, khi trưởng thành trọng lượng khoảng 30 - 40 kg, thường nuôi thả rông. Khi lợn rừng sinh ra, đàn con lại tiếp tục đi rông theo mẹ, tự tìm kiếm thức ăn là chính. Lợn chịu sự đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại được đều chắc, khỏe, thit lợn rừng chắc, thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Rất tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
-Theo nghiên cứu thì lợn rừng có tới 36 giống và được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. Ngày nay, lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có các loại như heo rừng Thái Lan, heo rừng Việt Nam và con lai giữa heo rừng và lợn địa phương.
-Đặc điểm nhận dạng thịt lợn rừng:
- Da dày, màu vàng.
- Một lỗ chân lông có 3 lông cứng.
- Thịt nạc đỏ, ít mỡ.
Nguồn :http://cleverfood.com.vn/thit-lon-rung-6143016.html
2.[b]Lợn tên lửa
-Lợn tên lửa là loại lợn lông đen,dáng nhỏ được nuôi thả rông ở vùng núi phía bắc.
-Trong khi lợn cắp nách chỉ là lợn đen còn nhỏ, béo gầy gì thì vẫn được, còn lợn tên lửa thì nhất thiết phải đủ ba tiêu chí: thứ nhất là mõm dài nhọn, chứng tỏ nó đã trải qua cuộc sống hoang dã khá lâu; thứ hai, lông phải xù lên, dựng đứng, chứng tỏ từng sống lang thang, bữa đói, bữa no, phơi sương, tắm nắng; thứ ba nó phải có độ tuổi hơn một năm trở lên mà cân nặng chỉ khoảng 10 ký đổ lại.Đặc điểm của Lợn tên lửa là thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn…
-Lợn tên lửa có khả năng sinh sản kém mỗi lứa chỉ khoảng 5-6 con,tuy nhiên khả năng thích nghi,sức chịu đựng cao,ít dịch bệnh nên dễ nuôi.Hiện nay lợn tên lửa có giá trị kinh tế rất cao,được ưa chuộng,săn tìm.
-Đặc tính mõm dài của giống lợn này có lẽ cũng bắt nguồn từ tập tính chăn thả rông lợn trong rừng của người Mông để lợn có thể tự tìm thức ăn. Cũng phải chăng do thích nghi với điều kiện hoang dã từ sớm, ăn thức ăn trong tự nhiên lúc có lúc không, quanh năm phơi mình dưới thời tiết khắc nghiệt của miền núi đá mà “lợn tên lửa” mới có bộ lông xù lên và thịt thì đặc biệt thơm ngon xứng đáng được liệt vào hàng đặc sản.
Nguồn :http://cleverfood.com.vn/lon-ten-lua...h-6140713.html[b]
3. [b]Lợn Mán
-Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn có thân dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân bé, lông dài và cứng, được nuôi thả đồi chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt lợn mán rất chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.
-Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ thịt lợn mán để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.
-Vì sao gọi "lợn mán" là "lợn cắp nách" ?
Trước đây khi dân phố chưa chuộng thịt núi rừng,lợn mán được người dân tộc nuôi thả đồi tự do,đến ngày lễ,tết hiếu hỉ mới bắt về thịt.Do không được nuôi dưỡng đầy đủ nên lợn mán rất còi,để cả năm có khi cũng chỉ được 10kg.Sau này rộ lên trào lưu săn đặc sản núi rừng,bà con dân tộc thấy được nguồn lợi kinh tế cao bèn mang lợn mán nhà ra chợ thị xã bán,khổ nỗi đường xa ,núi cao,hẻm sâu,ô tô xe máy chịu chết không vào được.Bà con đành phải cắp nách lợn đi bộ,cưỡi ngựa vài ngày đường mới ra đến chợ.Tên lợn cắp nách cũng từ đó mà ra.Lợn cắp nách chuẩn là phải tận sâu trong rừng,đặt hàng cả tuần cũng chỉ đc 1,2 đợt hàng.
Nguồn:http://cleverfood.com.vn/thit-lon-man-6140658.html[b]
4.Ngoài lề một chút lợn cắp nách cũng được nhiều người sử dụng để gọi một số loại lợn vùng miếng núi phía Bắc khác,hẩu hết các loại lợn đó khi có cân nặng từ 10-20kg người ta đêu gắn cái tên lợn cắp nách cho chúng.
Thật ra tất cả loại lợn trên ăn đều rất ngon,có thể nói khác biệt hoàn toàn so với lợn quê mà mọi khi chúng ta vẫn thường ăn.Nếu có điều kiện[/b][/b][/b][/b]
tungcleverfood- Cấp 1
- Bài gửi : 12
Điểm : 3419
Like : 0
Tham gia : 13/08/2015
Similar topics
» Phân phối nhàu khô : nước cốt nhàu, rễ nhàu, viên nhàu,...
» Phương pháp phân loại và phân biệt các loại đá thạch anh
» Phân biệt sự khác nhau giữa Máy NC và máy CNC
» Mẹo giúp bạn phân biệt cocktail và mocktail khác nhau ra sao
» Phân biệt các loại máy hàn tig, mig, mag
» Phương pháp phân loại và phân biệt các loại đá thạch anh
» Phân biệt sự khác nhau giữa Máy NC và máy CNC
» Mẹo giúp bạn phân biệt cocktail và mocktail khác nhau ra sao
» Phân biệt các loại máy hàn tig, mig, mag
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết