Marketing ứng dụng kiến thức phong thủy. Tại sao không?
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Marketing ứng dụng kiến thức phong thủy. Tại sao không?
Nói về việc ứng dụng kiến thức phong thủy, người ta thường nghĩ ngay tới việc xây dựng nhà cửa, đặt tên con cái, tổ chức hôn sự, làm ăn, hay chôn cất mồ mả… Thế nhưng có một lĩnh vực mà rất nhiều người khi mới nghe đã cảm thấy rất ngạc nhiên bởi tính mới mẻ của nó, đó là ứng dụng kiến thức phong thủy trong marketing. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Hiện nay, nhiều chuyên gia về xây dựng thương hiệu đã nhận định rằng yếu tố phong thủy trong marketing thực sự cần được coi trọng một cách đúng mức. Việc ứng dụng kiến thức phong thủy trong marketing thương hiệu xứng đáng là một môn khoa học thực sự chứ không phải chỉ là một trò mê tín dị đoan như nhiều người vẫn nghĩ.
Có 4 khía cạnh của một hệ thống nhận diện thương hiệu mà yếu tố phong thủy có thể chạm tay tới. Đó là:
1.Hình dạng Logo
Nếu như trong xây dựng nhà cửa, vườn tược mọi thứ đều phải được nhào nặn sao cho phù hợp với tuổi hay mệnh của chủ nhà mới được coi là hợp phong thủy thì trong việc thiết kế logo lại khác. Một logo được coi là hợp phong thủy khi đáp ứng được hai yếu tố. Thứ nhất, logo đó phải lột tả được tính cách và sứ mệnh của doanh nghiệp. Thứ hai, logo đó phải “chạm” được đến trái tim khách hàng. Nghĩa là ngoài việc phải hướng tới bản thân doanh nghiệp thì việc hướng tới khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy được việc các doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự thay đổi logo như Vinaphone, ngân hàng Đông Á, Mobiphone…
Ví dụ như logo của ngân hàng Đông Á trước đây là một biểu tượng đầy góc nhọn, mà điều này vốn rất tối kỵ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ – vốn cần đem lại cảm giác yên tâm và an toàn cho người tiêu dùng. Vì thế mà sau này Đông Á đã thiết kế lại logo của mình bằng cách lồng 3 chữ “A” được cách điệu lại với nhau, tạo thành một biểu tượng mặt trời với những góc cạnh được bo tròn mềm mại hơn, tạo nên sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng.
2.Màu sắc logo
Trong phong thủy, khi sơn nhà, mua xe cộ hay các vật dụng khác, người ta rất chú ý tới yếu tố màu sắc sao cho hợp với mệnh của mình. Tuy nhiên, trong bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc của logo một lần nữa lại phải thoả mãn hai yếu tố đối nội và đối ngoại. Đối nội tức là thể hiện được tính cách của doanh nghiệp. Đối ngoại tức là phải truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Một cách đơn giản, có thể chia màu sắc ra thành hai gam màu chính: gam màu nóng gồm những màu như đỏ, cam, vàng, tía…; gam màu lạnh gồm những màu như đen,xanh, trắng…
Gam màu nóng truyền đi thông điệp của sự độc đáo, năng động và ấm áp cho người tiêu dùng. Gam màu lạnh lại chuyển tải được sự sang trọng, tin cậy, chuyên nghiệp cho khách hàng. Bởi thế mà với các cửa hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng như KFC hay Lotteria, gam màu chủ đạo của họ là gam màu nóng (KFC có màu chủ đạo là màu đỏ, Lotteria có màu chủ đạo là đỏ và vàng). Những gam màu nóng trong các cửa hiệu đồ ăn như thế này sẽ giúp khơi gợi sự ấm cúng và cảm giác ngon miệng hơn cho khách hàng. Ngoài ra, đối tượng khách hàng mà KFC hay Lotteria hướng tới là giới trẻ, những thanh niên với tính cách năng động, ưa thích sự sáng tạo và trẻ trung nên việc chọn những gam màu nóng là hoàn toàn hợp lý.
Một logo có màu sắc hợp phong thủy sẽ giúp tạo nên ấn tượng và khơi gợi trí nhớ của khách hàng đối với thương hiệu đó. Ngoài việc dựa vào tính cách của doanh nghiệp, đối tượng khách hàng mục tiêu thì việc thiết kế màu sắc của logo cũng thường quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Ví dụ Pepsi sau một thời gian lao đao khi không biết phải chọn tông màu nào làm chủ đạo giữa hai màu đỏ và xanh, họ đã quyết định chọn màu xanh làm chủ đạo so với màu đỏ của đối thủ truyền kiếp Coca Cola. Sự thay đổi về doanh số và thị phần đã được tạo ra ngay sau đó.
3.Vị trí hiện diện của thương hiệu
Tìm vị trí để đặt nơi hiện diện của thương hiệu cũng là một nghệ thuật và cần phải được tính toán khoa học dựa vào nhân khẩu học của từng đối tượng mục tiêu. Ví dụ với những nơi cung cấp dịch vụ cho người già thì không nên đặt ở những vị trí quá cao trong các tòa cao ốc; những quán ăn nhanh thì thường đặt ở gần các trường học, trung tâm tiếng Anh – nơi tập trung đông những khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên…
4.Slogan
Một slogan “hợp phong thủy” phải đảm bảo 3 yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ và gây ấn tượng. Trong tiếng Việt, một slogan được coi là ngắn gọn khi có độ dài không vượt quá 9 từ. Một slogan dễ nhớ, hợp tai thì thường là sự đan xen rất cân bằng của các thanh bằng và trắc, hoặc tận dụng tối đa các thanh bằng (thanh bằng gồm các từ không dấu và có dấu “huyền”). Việc sử dụng một slogan quá nhiều thanh trắc (các từ chứa dấu “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng”) sẽ gây ra cảm giác rất chối tai và khó nhớ cho khách hàng. Ví dụ “Giá trị tích lũy niềm tin” là một slogan có tỷ lệ bằng – trắc là 2:4, cảm nhận của bạn khi đọc câu slogan này là gì, liệu có xuôi tai hay không?
Lấy một ví dụ khác về slogan hợp phong thủy thông qua tên các bài hát. Sơn Tùng là một anh chàng ca sĩ đang được yêu thích trong giới trẻ ngày nay, tuy nhiên tên những bài hát của anh chàng này thì không chỉ dừng lại ở phạm vi người hâm mộ. Ngay cả những bậc phụ huynh đã khá lớn tuổi cũng rất thuộc tên những bài hát này (dù có thể không thuộc lời). Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng ở trong vấn đề mà chúng ta đang bàn thì có thể mổ xẻ như sau. Tên một số bài hát của anh chàng này có thể kể như “Không phải dạng vừa đâu” – 5 từ, tỷ lệ bằng trắc là 3:2, khá cân đối; “Nắng ấm xa dần” – 4 từ, tỷ lệ bằng trắc là 2:2, rất cân đối; “Em của ngày hôm qua” – 5 từ, tỷ lệ bằng trắc là 4:1, quá lý tưởng…
Để nói về tính ấn tượng, thông điệp mà doanh nghiệp đưa ra phải giống như một câu khẳng định, một lời hứa – tạo sự tin cậy cho khách hàng; hoặc mới lạ, độc đáo – tạo cảm giác mới mẻ, tò mò, hứng thú; hoặc thể hiện được cá tính, sự chuyên nghiệp của mình.
Như vậy là chúng ta vừa mổ xẻ một số vấn đề về việc ứng dụng kiến thức phong thủy trong việc marketing thương hiệu. Với những khám phá mới mẻ này, hi vọng các bạn sẽ cảm thấy thích thú với chúng và ứng dụng được vào trong công việc kinh doanh của mình. Một khởi đầu tốt sẽ biến doanh nghiệp của bạn thành một thương hiệu “không phải dạng vừa đâu”.
Xem thêm: http://ngoctyhuu.com/kien-thuc-phong-thuy-ve-chon-cay-xanh/
Ngọc Tỳ Hưu - địa chỉ bán tỳ hưu phong thủy chất lượng nhất Hà Nội
CỬA HÀNG NGỌC TỲ HƯU
Địa chỉ: 46 Thành Công – Ba Đình – HN
Liên hệ ngay: 0903274698
Website: http://ngoctyhuu.com/
Email: langnghehonda@gmail.com
Hiện nay, nhiều chuyên gia về xây dựng thương hiệu đã nhận định rằng yếu tố phong thủy trong marketing thực sự cần được coi trọng một cách đúng mức. Việc ứng dụng kiến thức phong thủy trong marketing thương hiệu xứng đáng là một môn khoa học thực sự chứ không phải chỉ là một trò mê tín dị đoan như nhiều người vẫn nghĩ.
Có 4 khía cạnh của một hệ thống nhận diện thương hiệu mà yếu tố phong thủy có thể chạm tay tới. Đó là:
1.Hình dạng Logo
Nếu như trong xây dựng nhà cửa, vườn tược mọi thứ đều phải được nhào nặn sao cho phù hợp với tuổi hay mệnh của chủ nhà mới được coi là hợp phong thủy thì trong việc thiết kế logo lại khác. Một logo được coi là hợp phong thủy khi đáp ứng được hai yếu tố. Thứ nhất, logo đó phải lột tả được tính cách và sứ mệnh của doanh nghiệp. Thứ hai, logo đó phải “chạm” được đến trái tim khách hàng. Nghĩa là ngoài việc phải hướng tới bản thân doanh nghiệp thì việc hướng tới khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy được việc các doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự thay đổi logo như Vinaphone, ngân hàng Đông Á, Mobiphone…
Ví dụ như logo của ngân hàng Đông Á trước đây là một biểu tượng đầy góc nhọn, mà điều này vốn rất tối kỵ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ – vốn cần đem lại cảm giác yên tâm và an toàn cho người tiêu dùng. Vì thế mà sau này Đông Á đã thiết kế lại logo của mình bằng cách lồng 3 chữ “A” được cách điệu lại với nhau, tạo thành một biểu tượng mặt trời với những góc cạnh được bo tròn mềm mại hơn, tạo nên sự an tâm và tin tưởng cho khách hàng.
2.Màu sắc logo
Trong phong thủy, khi sơn nhà, mua xe cộ hay các vật dụng khác, người ta rất chú ý tới yếu tố màu sắc sao cho hợp với mệnh của mình. Tuy nhiên, trong bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc của logo một lần nữa lại phải thoả mãn hai yếu tố đối nội và đối ngoại. Đối nội tức là thể hiện được tính cách của doanh nghiệp. Đối ngoại tức là phải truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Một cách đơn giản, có thể chia màu sắc ra thành hai gam màu chính: gam màu nóng gồm những màu như đỏ, cam, vàng, tía…; gam màu lạnh gồm những màu như đen,xanh, trắng…
Gam màu nóng truyền đi thông điệp của sự độc đáo, năng động và ấm áp cho người tiêu dùng. Gam màu lạnh lại chuyển tải được sự sang trọng, tin cậy, chuyên nghiệp cho khách hàng. Bởi thế mà với các cửa hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng như KFC hay Lotteria, gam màu chủ đạo của họ là gam màu nóng (KFC có màu chủ đạo là màu đỏ, Lotteria có màu chủ đạo là đỏ và vàng). Những gam màu nóng trong các cửa hiệu đồ ăn như thế này sẽ giúp khơi gợi sự ấm cúng và cảm giác ngon miệng hơn cho khách hàng. Ngoài ra, đối tượng khách hàng mà KFC hay Lotteria hướng tới là giới trẻ, những thanh niên với tính cách năng động, ưa thích sự sáng tạo và trẻ trung nên việc chọn những gam màu nóng là hoàn toàn hợp lý.
Một logo có màu sắc hợp phong thủy sẽ giúp tạo nên ấn tượng và khơi gợi trí nhớ của khách hàng đối với thương hiệu đó. Ngoài việc dựa vào tính cách của doanh nghiệp, đối tượng khách hàng mục tiêu thì việc thiết kế màu sắc của logo cũng thường quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Ví dụ Pepsi sau một thời gian lao đao khi không biết phải chọn tông màu nào làm chủ đạo giữa hai màu đỏ và xanh, họ đã quyết định chọn màu xanh làm chủ đạo so với màu đỏ của đối thủ truyền kiếp Coca Cola. Sự thay đổi về doanh số và thị phần đã được tạo ra ngay sau đó.
3.Vị trí hiện diện của thương hiệu
Tìm vị trí để đặt nơi hiện diện của thương hiệu cũng là một nghệ thuật và cần phải được tính toán khoa học dựa vào nhân khẩu học của từng đối tượng mục tiêu. Ví dụ với những nơi cung cấp dịch vụ cho người già thì không nên đặt ở những vị trí quá cao trong các tòa cao ốc; những quán ăn nhanh thì thường đặt ở gần các trường học, trung tâm tiếng Anh – nơi tập trung đông những khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên…
4.Slogan
Một slogan “hợp phong thủy” phải đảm bảo 3 yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ và gây ấn tượng. Trong tiếng Việt, một slogan được coi là ngắn gọn khi có độ dài không vượt quá 9 từ. Một slogan dễ nhớ, hợp tai thì thường là sự đan xen rất cân bằng của các thanh bằng và trắc, hoặc tận dụng tối đa các thanh bằng (thanh bằng gồm các từ không dấu và có dấu “huyền”). Việc sử dụng một slogan quá nhiều thanh trắc (các từ chứa dấu “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng”) sẽ gây ra cảm giác rất chối tai và khó nhớ cho khách hàng. Ví dụ “Giá trị tích lũy niềm tin” là một slogan có tỷ lệ bằng – trắc là 2:4, cảm nhận của bạn khi đọc câu slogan này là gì, liệu có xuôi tai hay không?
Lấy một ví dụ khác về slogan hợp phong thủy thông qua tên các bài hát. Sơn Tùng là một anh chàng ca sĩ đang được yêu thích trong giới trẻ ngày nay, tuy nhiên tên những bài hát của anh chàng này thì không chỉ dừng lại ở phạm vi người hâm mộ. Ngay cả những bậc phụ huynh đã khá lớn tuổi cũng rất thuộc tên những bài hát này (dù có thể không thuộc lời). Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng ở trong vấn đề mà chúng ta đang bàn thì có thể mổ xẻ như sau. Tên một số bài hát của anh chàng này có thể kể như “Không phải dạng vừa đâu” – 5 từ, tỷ lệ bằng trắc là 3:2, khá cân đối; “Nắng ấm xa dần” – 4 từ, tỷ lệ bằng trắc là 2:2, rất cân đối; “Em của ngày hôm qua” – 5 từ, tỷ lệ bằng trắc là 4:1, quá lý tưởng…
Để nói về tính ấn tượng, thông điệp mà doanh nghiệp đưa ra phải giống như một câu khẳng định, một lời hứa – tạo sự tin cậy cho khách hàng; hoặc mới lạ, độc đáo – tạo cảm giác mới mẻ, tò mò, hứng thú; hoặc thể hiện được cá tính, sự chuyên nghiệp của mình.
Như vậy là chúng ta vừa mổ xẻ một số vấn đề về việc ứng dụng kiến thức phong thủy trong việc marketing thương hiệu. Với những khám phá mới mẻ này, hi vọng các bạn sẽ cảm thấy thích thú với chúng và ứng dụng được vào trong công việc kinh doanh của mình. Một khởi đầu tốt sẽ biến doanh nghiệp của bạn thành một thương hiệu “không phải dạng vừa đâu”.
Xem thêm: http://ngoctyhuu.com/kien-thuc-phong-thuy-ve-chon-cay-xanh/
Ngọc Tỳ Hưu - địa chỉ bán tỳ hưu phong thủy chất lượng nhất Hà Nội
CỬA HÀNG NGỌC TỲ HƯU
Địa chỉ: 46 Thành Công – Ba Đình – HN
Liên hệ ngay: 0903274698
Website: http://ngoctyhuu.com/
Email: langnghehonda@gmail.com
thuongphan- Cấp 2
- Bài gửi : 96
Điểm : 3790
Like : 0
Tham gia : 17/04/2015
Similar topics
» Kiến thức phong thủy về chọn cây xanh
» Kiến thức phong thủy cơ bản về Ngũ hành, Âm dương
» Kiến thức phong thủy cơ bản: Ý nghĩa của việc đeo nhẫn
» Bietthunhadep.com website về các lĩnh vực kiến trúc, nội thất, phong thủy, xây dựng
» Chấm điểm sim phong thủy để xem bói số điện thoại bạn đang dùng có tốt hay không?
» Kiến thức phong thủy cơ bản về Ngũ hành, Âm dương
» Kiến thức phong thủy cơ bản: Ý nghĩa của việc đeo nhẫn
» Bietthunhadep.com website về các lĩnh vực kiến trúc, nội thất, phong thủy, xây dựng
» Chấm điểm sim phong thủy để xem bói số điện thoại bạn đang dùng có tốt hay không?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết