Hàng loạt ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Hàng loạt ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính
Hàng loạt ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính
Diễn biến từ đại hội cổ đông thường niên gần đây cho thấy, hàng loạt ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính để chuyển hẳn hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng sang đây. Từ BIDV, ACB đến Sacombank đều đã lên kế hoạch.
Lớn nhỏ đều đua
Trước khi đại hội cổ đông diễn ra, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã công bố tài liệu trước đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. Theo đó, ngân hàng ACB sẽ trình cổ đông thông qua chủ trương thành lập Công ty Tài chính tổng hợp Ngân hàng Á Châu (Công ty Tài chính ACB).
Mô hình của công ty này là một công ty tài chính tổng hợp thực hiện các hoạt động bao gồm cả Tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán.
Sau khi Công ty tài chính ACB được cấp phép thành lập, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) sẽ đồng thời xin phép Ngân hàng Nhà nước sáp nhập vào đơn vị này.
Ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ACB, cho biết hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng đã được ngân hàng này triển khai nhiều năm qua nhưng chưa dám đi vào những lĩnh vực rủi ro cao. ACB sẽ chọn lọc khách hàng, tìm những phân khúc rủi ro thấp, trong đó ưu tiên các đối tượng làm công ăn lương vì thu nhập ổn định.
“Ngân hàng rất thận trọng khi xem xét cho vay vì hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng đang nằm trong NH nên kết quả kinh doanh sẽ phản ánh trực tiếp vào bản cân đối tài chính. Còn nếu thành lập CTTC, NH sẽ mở rộng đối tượng hơn vì toàn bộ hoạt động cho vay tiêu dùng, kể cả thẻ tín dụng, sẽ được chuyển hoàn toàn sang CTTC” - ông Toại chia sẻ trên TTO.
Trước đó, tại đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) diễn ra ngày 17.4 đã thông qua quyết định thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
Theo đó, có 3 phương án đề xuất hình thành công ty tài chính tiêu dùng, gồm:
1. Mua lại công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường, thực hiện tái cấu trúc để chuyển đổi thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV
2. Chuyển đổi hoạt động công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV
3. Thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
“Mục tiêu đưa BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, hàng đầu Việt Nam. Thời gian gần đây, BIDV chú trọng phát triển ngân hàng bán lẻ và đây là một trong những mục tiêu chiến lược để phát triển bền vững” - lãnh đạo BIDV giải thích với cổ đông.
Ngày 21.4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã thông qua phương án thành lập công ty tài chính Sacombank và công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ được khá nhiều người quan tâm.
Về công ty tài chính, theo lý giải của Sacombank, hiện nay đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, lĩnh vực bán lẻ được các ngân hàng chú trọng. Vì vậy, Sacombank muốn chuyên biệt hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, thúc đẩy mảng bán lẻ nên việc thành lập công ty tài chính là cần thiết.
Công ty hành chính dưới hình thức là Công ty TNHH một thành viên viên trực thuộc Sacombank với chức năng bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, thẻ tín dụng…
Lợi gì và lợi cho ai?
Theo một số chuyên gia tài chính, việc ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính và chuyển hoạt động cho vay tiêu dùng sang các công ty này thì cả khách hàng và ngân hàng sẽ cùng có lợi.
Về phía khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng với món nhỏ sẽ dễ dàng tiếp cận được vốn ngân hàng. Không những thế, thủ tục sẽ đơn giản hơn, thời gian xét duyệt nhanh chóng và không cần tài sản đảm bảo.
Còn về phía ngân hàng, họ sẽ gia tăng thị phần, mở rộng hoạt động bán lẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Không những vậy, ngân hàng sẽ tách riêng được phân khúc khách hàng rủi ro, giúp các nhà băng vừa có thể mạnh dạn phát triển bán lẻ mà không quá lo về gánh nặng nợ xấu.
Ngoài ra, đây là là cách để các ngân hàng tìm kiếm thêm lợi nhuận trong bối cảnh cho vay doanh nghiệp khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo lãi suất cho vay tại các công ty tài chính sẽ cao hơn so với vay tại ngân hàng bởi khả năng rủi ro cao.
“Tới đây khi hàng loạt công ty tài chính thuộc ngân hàng mở ra, điều kiện vay thông thoáng hơn nhưng khách hàng cũng cân nhắc kỹ khả năng trả nợ trước khi vay. Ngoài ra cũng cần đọc kỹ các điều kiện vì để tránh rủi ro cho mình, các công ty đều ràng buộc kỹ bằng các điều khoản trong hợp đồng. Tránh trường hợp nhắm mắt ký vay, sau đó ngã ngửa vì lãi suất” chuyên gia Huỳnh Trung Minh khuyến cáo trên TTO.
Diễn biến từ đại hội cổ đông thường niên gần đây cho thấy, hàng loạt ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính để chuyển hẳn hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng sang đây. Từ BIDV, ACB đến Sacombank đều đã lên kế hoạch.
Lớn nhỏ đều đua
Trước khi đại hội cổ đông diễn ra, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã công bố tài liệu trước đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. Theo đó, ngân hàng ACB sẽ trình cổ đông thông qua chủ trương thành lập Công ty Tài chính tổng hợp Ngân hàng Á Châu (Công ty Tài chính ACB).
Mô hình của công ty này là một công ty tài chính tổng hợp thực hiện các hoạt động bao gồm cả Tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán.
Sau khi Công ty tài chính ACB được cấp phép thành lập, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) sẽ đồng thời xin phép Ngân hàng Nhà nước sáp nhập vào đơn vị này.
Ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ACB, cho biết hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng đã được ngân hàng này triển khai nhiều năm qua nhưng chưa dám đi vào những lĩnh vực rủi ro cao. ACB sẽ chọn lọc khách hàng, tìm những phân khúc rủi ro thấp, trong đó ưu tiên các đối tượng làm công ăn lương vì thu nhập ổn định.
“Ngân hàng rất thận trọng khi xem xét cho vay vì hoạt động cho vay tín chấp, tiêu dùng đang nằm trong NH nên kết quả kinh doanh sẽ phản ánh trực tiếp vào bản cân đối tài chính. Còn nếu thành lập CTTC, NH sẽ mở rộng đối tượng hơn vì toàn bộ hoạt động cho vay tiêu dùng, kể cả thẻ tín dụng, sẽ được chuyển hoàn toàn sang CTTC” - ông Toại chia sẻ trên TTO.
Trước đó, tại đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) diễn ra ngày 17.4 đã thông qua quyết định thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
Theo đó, có 3 phương án đề xuất hình thành công ty tài chính tiêu dùng, gồm:
1. Mua lại công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường, thực hiện tái cấu trúc để chuyển đổi thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV
2. Chuyển đổi hoạt động công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV
3. Thành lập công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
“Mục tiêu đưa BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, hàng đầu Việt Nam. Thời gian gần đây, BIDV chú trọng phát triển ngân hàng bán lẻ và đây là một trong những mục tiêu chiến lược để phát triển bền vững” - lãnh đạo BIDV giải thích với cổ đông.
Ngày 21.4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã thông qua phương án thành lập công ty tài chính Sacombank và công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ được khá nhiều người quan tâm.
Về công ty tài chính, theo lý giải của Sacombank, hiện nay đời sống nhân dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, lĩnh vực bán lẻ được các ngân hàng chú trọng. Vì vậy, Sacombank muốn chuyên biệt hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, thúc đẩy mảng bán lẻ nên việc thành lập công ty tài chính là cần thiết.
Công ty hành chính dưới hình thức là Công ty TNHH một thành viên viên trực thuộc Sacombank với chức năng bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, thẻ tín dụng…
Lợi gì và lợi cho ai?
Theo một số chuyên gia tài chính, việc ngân hàng đua nhau lập công ty tài chính và chuyển hoạt động cho vay tiêu dùng sang các công ty này thì cả khách hàng và ngân hàng sẽ cùng có lợi.
Về phía khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng với món nhỏ sẽ dễ dàng tiếp cận được vốn ngân hàng. Không những thế, thủ tục sẽ đơn giản hơn, thời gian xét duyệt nhanh chóng và không cần tài sản đảm bảo.
Còn về phía ngân hàng, họ sẽ gia tăng thị phần, mở rộng hoạt động bán lẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Không những vậy, ngân hàng sẽ tách riêng được phân khúc khách hàng rủi ro, giúp các nhà băng vừa có thể mạnh dạn phát triển bán lẻ mà không quá lo về gánh nặng nợ xấu.
Ngoài ra, đây là là cách để các ngân hàng tìm kiếm thêm lợi nhuận trong bối cảnh cho vay doanh nghiệp khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo lãi suất cho vay tại các công ty tài chính sẽ cao hơn so với vay tại ngân hàng bởi khả năng rủi ro cao.
“Tới đây khi hàng loạt công ty tài chính thuộc ngân hàng mở ra, điều kiện vay thông thoáng hơn nhưng khách hàng cũng cân nhắc kỹ khả năng trả nợ trước khi vay. Ngoài ra cũng cần đọc kỹ các điều kiện vì để tránh rủi ro cho mình, các công ty đều ràng buộc kỹ bằng các điều khoản trong hợp đồng. Tránh trường hợp nhắm mắt ký vay, sau đó ngã ngửa vì lãi suất” chuyên gia Huỳnh Trung Minh khuyến cáo trên TTO.
Similar topics
» Vingroup chi hàng ngàn tỷ đồng thành lập một loạt công ty con
» [Dịch vụ] Chương trình cho vay Tín chấp từ Ngân hàng, công ty Tài chính, Lãi suất thấp,ko cần tài sản thế chấp: Mỹ Ngân 0903851006
» Ngân hàng Á Châu muốn thành lập công ty tài chính ACB
» Máy chấm công WSE 330 giá cạnh tranh,hàng chính hãng.Lh:0916986820-08.39848349 Kim Ngân
» Máy chấm công RJ F6 giá cạnh tranh,hàng chính hãng.Lh:0916986820-08.39848349 Kim Ngân
» [Dịch vụ] Chương trình cho vay Tín chấp từ Ngân hàng, công ty Tài chính, Lãi suất thấp,ko cần tài sản thế chấp: Mỹ Ngân 0903851006
» Ngân hàng Á Châu muốn thành lập công ty tài chính ACB
» Máy chấm công WSE 330 giá cạnh tranh,hàng chính hãng.Lh:0916986820-08.39848349 Kim Ngân
» Máy chấm công RJ F6 giá cạnh tranh,hàng chính hãng.Lh:0916986820-08.39848349 Kim Ngân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết